Vinaconex chính thức rút khỏi dự án khu đô thị tỷ USD
Chưa đầy một tháng sau quyết định tái cấu trúc phần vốn góp tại dự án khu đô thị Splendora, Vinaconex đã thoái toàn bộ vốn tại dự án tỷ USD này.
Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex (VCG) vừa công bố thông tin hoàn tất giao dịch chuyển nhượng vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh ( An Khánh JVC) – chủ đầu tư dự án Splendora (Hoài Đức, Hà Nội).
Theo đó, An Khánh JVC hiện không còn là công ty liên kết của Vinaconex. Giá trị thương vụ không được tiết lộ. Số tiền này sẽ được Vinaconex ghi nhận như một khoản lợi nhuận bất thường trong quý III/2020.
Việc tái cấu trúc vốn góp tại An Khánh JVC đã được Vinaconex công bố thông tin từ ngày 14/8. Đến ngày 9/9, tổng công ty đã hoàn tất giao dịch chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp khỏi pháp nhân này.
Trước đó, hồi năm 2017, cổ đông sáng lập của An Khánh JVC – Posco E&C (Hàn Quốc) đã chuyển nhượng 50% phần vốn góp với giá 683 tỷ đồng cho Công ty CP Địa ốc Phú Long.
Kế hoạch rút khỏi dự án khu đô thị tỷ USD Splendora được Vinaconex đưa ra lần đầu trong tài liệu cổ đông thường niên 2020.
Dự án Splendora Bắc An Khánh được đánh giá là một trong những khu đô thị có quỹ đất sạch lớn nhất Hà Nội hiện nay. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong đó, lãnh đạo Vinaconex cho biết với diện tích đất lên tới 264 ha, Splendora là dự án khu đô thị rất tiềm năng khi toàn bộ quỹ đất dự án đều là “đất sạch” đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng, hoàn thành điều chỉnh quy hoạch 1/500, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Tuy nhiên, dự án này mới triển khai được gần 51/264 ha đất. Nguyên nhân chính là do cơ cấu vốn góp 50/50 của 2 thành viên sở hữu, bất lợi về mặt thời gian trong việc triển khai dự án khi các vấn đề trọng yếu đều phải đạt được sự đồng thuận của 2 bên.
Video đang HOT
Trong khi đó, khoản nợ vay tài chính của An Khánh JVC đến nay đã là 3.406 tỷ đồng, làm phát sinh chi phí tài chính hàng năm rất lớn, tăng áp lực tài chính và tăng số lỗ lũy kế của công ty.
Vì vậy, Vinaconex đề xuất 2 phương án. Một là tổng công ty sẽ bán toàn bộ vốn sở hữu tại An Khánh JVC cho thành viên còn lại (Địa ốc Phú Long) hoặc nhà đầu tư khác để thu hồi vốn. Hai là Vinaconex sẽ mua lại toàn bộ vốn góp của Địa ốc Phú Long để một mình triển khai.
Sau gần một tháng đưa ra kế hoạch, Vinaconex đã chọn phương án thoái toàn bộ vốn.
Nhà đầu tư đứng ra mua lại vốn của Vinaconex tại dự án khu đô thị tỷ USD này được xác định là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Pacific Star. Pháp nhân này mới được thành lập từ tháng 7 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại tòa nhà Republic Plaza, 18E Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM.
Cơ cấu cổ đông của Pacific Star gồm bà Nguyễn Hữu Kim Vy góp 65,9% cổ phần; bà Mai Thị Huyền nắm 34% và ông Nguyễn Hoài Bảo giữ 0,1% vốn.
Mới đây, ông Nguyễn Quang Trung và Thân Thế Hà cũng có đơn từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022 vì công việc cá nhân. Hai vị lãnh đạo này từng gắn bó nhiều năm tại Vinaconex, trong đó ông Trung chính là Tổng giám đốc của An Khánh JVC.
Giữa tháng 8 trước đó, hai cổ đông Star Invest và Bất động sản Cường Vũ (có liên quan tới Địa ốc Phú Long) đã bán ra toàn bộ gần 29% cổ phần tại Vinaconex.
Vinaconex muốn thoái toàn bộ vốn tại dự án Splendora
Ngay sau khi Vinaconex ra quyết định thoái vốn tại An Khánh JVC - chủ đầu tư dự án khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora), cổ phiếu VCG chứng kiến giao dịch thỏa thuận đột biến.
Một góc của dự án Splendora. Ảnh: Trần Kháng/Zing.vn
Ngày 13/8, hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) đã quyết định thoái toàn bộ phần góp vốn điều lệ tại Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC).
Theo tìm hiểu, An Khánh JVC là chủ đầu tư dự án khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora), là công ty liên doanh được thành lập từ năm 2006 giữa Vinaconex và Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long, mỗi bên giữ 50% vốn.
Dự án Splendora được phê duyệt chứng nhận đầu tư từ năm 2006, với tổng quy mô công bố là 2,57 tỷ USD, với trên diện tích 264 ha.
Trong đó giai đoạn 1 đã thực hiện gần 47 ha với với 317 căn biệt thự, 236 căn liên kề và 496 căn hộ chung cư.
Giai đoạn 2, công ty sẽ triển khai phần diện tích còn lại với hạ tầng gồm biệt thự, nhà liền kề, chung cư, hỗn hợp nhà cao tầng, trường học và công cộng.
Mặc dù đã qua 14 năm thực hiện, đến nay dự án còn hơn 200 ha bị ách lại, chưa thể triển khai.
Trong cuộc họp ĐHĐCĐ hồi tháng 6/2020, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch hội đồng quản trị Vinaconex đánh giá, cơ cấu vốn góp 50% - 50% của Vinaconex và Địa ốc Phú Long tại dự án Splendora Bắc An Khánh gây ra bất lợi trong quá trình triển khai và là nguyên nhân của sự đình trệ, do mỗi quyết định cần phải đạt được sự đồng thuận của cả hai bên cổ đông.
Vì vậy, ban lãnh đạo Vinaconex đề nghị chuyển nhượng dự án cho Công ty Cổ phần Sovico Holdings, công ty mẹ của Địa ốc Phú Long, hoặc đối tác khác có quan tâm.
Mặt khác, hội đồng quản trị cũng tính đến việc đàm phán để mua toàn bộ vốn của Phú Long tại An Khánh JVC. Tuy nhiên phương án này khó khả thi, khi Địa ốc Phú Long không có nhu cầu bán vốn.
Giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VCG sáng 14/8
Ngay sau khi tin tức Vinaconex ra quyết định thoái vốn tại An Khánh JVC, cổ phiếu VCG chứng kiến giao dịch thỏa thuận đột biến.
Trong phiên giao dịch ngày 13/8, thị trường chứng khoán chứng kiến giao dịch thỏa thuận lên đến gần 22 triệu cổ phiếu VCG của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) với giá sàn 23.800 đồng/cp.
Cũng tại mức giá này, trong phiên giao dịch sáng 14/8, tiếp tục xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 105,5 triệu cổ phiếu VCG.
Tổng giá trị của 2 giao dịch kể trên đạt hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó chỉ tính riêng phiên sáng 14/8 đã là 2.500 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/8, cổ phiếu VCG tăng trần lên 29.000 đồng/cp.
Tính tại thời điểm 30/6/2020, Vinaconex có tổng tài sản hơn 18.644 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả lên đến 10.644 tỷ đồng.
Lũy kế nửa đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinaconex đạt 2.590 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp giảm từ 12,7% còn 11,2%.
Tuy nhiên, nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, nên lãi sau thuế của Vinaconex vẫn ghi nhận tăng trưởng 23,4% so với cùng kỳ, đạt 385 tỷ đồng.
Được biết, năm 2020 Vinaconex đặt kế hoạch doanh thu mục tiêu là 9.530 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 820 tỷ đồng. Như vậy qua 6 tháng hoạt động, Vinaconex chỉ đạt 27% kế hoạch doanh thu và 47% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm.
Cơ cấu cổ đông của Vinaconex khá cô đặc với 3 nhà đầu tư lớn sở hữu 86,56% vốn. Trong đó, Công ty TNHH An Quý Hưng nắm giữ 254,9 triệu cổ phiếu (57,71% vốn); Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ nắm 94 triệu cổ phiếu (21,28%) và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest sở hữu 33,4 triệu cổ phiếu (7,57%). Các cổ đông còn lại chỉ sở hữu khoảng 59 triệu cổ phiếu.
Vinaconex quyết định thoái toàn bộ vốn tại An Khánh JVC, cổ phiếu VCG xuất hiện thỏa thuận khối lượng lớn Cổ phiếu VCG trên thị trường liên tục được giao dịch thỏa thuận khối lượng đột biến lên đến 127,4 triệu đơn vị trong 2 phiên 13-14/8 với tổng giá trị lên đến 2.984 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) vừa công bố thông tin bất thường về việc sẽ...