Vinaconex 3 (VC3) phát hành 32,6 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ thêm 115%
Trong đó Vinaconex 3 chào bán hơn 28 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp.
CTCP Xây dựng số 3 (Vinaconex 3 – mã chứng khoán VC3) vừa thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Theo đó Vinaconex 3 dự kiến phát hành hơn 32,63 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ thêm 115% so với vốn điều lệ hiện tại, trong đó phát hành 4,25 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2017 và chào bán 28,38 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Giá chào bán cho cổ đông hiện hữu là 10.000 đồng/cổ phiếu, trong khi hiện trên thị trường cổ phiếu VC3 đang giao dịch quanh mức 24.200 đồng/cổ phiếu.
Nếu tính từ đầu năm 2019 đến nay cổ phiếu VC3 đã có khá nhiều biến động, giảm thấp nhất xuống 22.500 đồng/cổ phiếu và lên cao nhất đến 24.600 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu VC3 trong 1 năm gần đây.
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán dành để đầu tư cho dự án Khu biệt thự nhà vườn Vinaconex 6 – Đại Lải, và bổ sung vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của công ty.
Video đang HOT
Dự án Vinacones 6 Đại Lải có tổng diện tích đất sử dụng 121.624m2, trong đó 63% đất là đất biệt thự, nhà vườn, 6,3% đất công trình công cộng, 28,3% đất giao thông còn lại là công viên cây xanh. Dự án được nhận chuyển nhượng từ CTCP Xây dựng và đầu tư Visicons (trước đây là Vinaconex 6) với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 242,37 tỷ đồng.
Thời gian đăng ký mua từ 15/11 đến 20/12/2019. Dự kiến sau phát hành Vinaconex 3 sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 283 tỷ đồng hiẹn nay lên trên 610 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh của Vinaconex 3 đã giảm mạnh những năm vừa qua. Doanh thu năm 2017 đạt hơn 542 tỷ đồng, giảm xuống còn 290 tỷ đồng năm 2018 và tăng lên thành 242 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2019. Trong đó chủ yếu do mảng kinh doanh bất động sản giảm mạnh. Năm 2017 mảng kinh doanh BĐS đóng góp hơn 77% tổng doanh thu, thì đến 6 tháng đầu năm 2019 chỉ còn xấp xỉ 20%.
Lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 43,6 tỷ đồng, và giảm hơn một nửa, còn 21,3 tỷ đồng trong năm 2018, trong khi đó nhờ kết quả kinh doanh khả quan quý 3, mà LNST 9 tháng đầu năm 2019 đã đạt hơn 30 tỷ đồng.
Thanh Mai
Theo Trí thức trẻ
Thiếu gia, ái nữ dấn thân, dấu ấn ngàn tỷ, thương vụ triệu USD
Gần đây, nhiều cậu ấm cô chiêu con nhà những doanh nhân lớn xuất hiện với những thương vụ lên tới hàng triệu đô khiến thị trường bất ngờ.
Lê Thu Thủy, con gái bà Nguyễn Thị Nga BRG, đã tiếp quản ghế Tổng giám đốc SeABank kiêm Phó chủ tịch HĐQT. Thông báo mới nhất từ Seabank cho biết, trong tháng 9/2019, ngân hàng này đã hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 7.688 tỷ đồng lên 9.369 tỷ đồng.
Với vốn điều lệ mới, SeABank nằm trong nhóm 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, SeABank đạt nhuận trước thuế đạt 409 tỷ đồng, tăng 57,4% so với cùng kỳ năm trước, Đáng chú ý, nguồn thu từ dịch vụ tăng trưởng 247% so với cùng kỳ năm trước.
SeABank cũng vừa công bố tờ trình xin ý kiến cổ đông về việc phát hành tối đa 400 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế và kế hoạch sử dụng vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu.
Con gái kế nghiệp nhà đại gia.
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của bà My hiện nâng lên hơn 98,39 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 16,17%. Với vùng giá trên dưới 18.000 đồng/CP, bà Đặng Huỳnh Ức My đã phải chi khoảng 540 tỷ đồng cho việc nâng sở hữu tại Thành Thành Công - Biên Hòa. Bà My là cổ đông cá nhân lớn nhất tại SBT, đứng sau Đầu tư Thành Thành Công (28,99%) và Global Mind VN (18,1%).Cũng kế nghiệp gia đình như bà Thuỷ, Đặng Huỳnh Ức My, con gái của vợ chồng doanh nhân Đặng Văn Thành và Huỳnh Bích Ngọc, đã thực hiện xong việc mua vào 30 triệu cổ phiếu SBT. Giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian 27/9 đến 9/10 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Trước đó, hai con gái của ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Minh Phú - và bà Chu Thị Bình là Lê Thị Minh Quý và Lê Thị Minh Ngọc cùng đăng ký mua hơn 4,61 triệu cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư tài chính. Giao dịch này đồng loạt được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận vào ngày 11/9 với giá 37.650 đồng một cổ phiếu. Ước tính mỗi cá nhân chi khoảng 174 tỷ đồng để sở hữu khối cổ phiếu tương ứng 3,33% vốn công ty.
Cùng thời điểm này, một ái nữ khác của ông Lê Văn Quang là bà Lê Thị Dịu Minh (sinh năm 1986, Phó tổng giám đốc Minh Phú) cũng đăng ký mua một triệu cổ phiếu nhưng chỉ giao dịch thành công 104.800 đơn vị. Nguyên nhân không thực hiện hết được đưa ra là thanh khoản thấp và mức giá không đáp ứng kỳ vọng. Sau giao dịch, tỷ lệ nắm giữ của bà Minh tại công ty là 4,59%, tương ứng 6,49 triệu cổ phiếu.
Còn về phía các cậu ấm, họ cũng đang nhanh chóng bắt kịp với việc khởi nghiệp, kinh doanh. Tommy Nguyễn, con trai chủ tịch VietjetAir Nguyễn Thị Phương Thảo, đã ra mắt startup công nghệ cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng không siêu tốc. Mặc dù không công bố số vốn đầu tư vào dự án này, song theo đánh giá của giới chuyên môn, khoản tiền là không hề nhỏ.
Kể về câu chuyện khởi nghiệp với ngành chuyển phát nhanh hàng không, con trai bà Thảo cho hay đã gặp sự cố khi nhà trường yêu cầu bổ sung một số giấy tờ để hoàn thiện visa du học. Thời gian rất gấp và anh tìm đỏ mắt không ra một đơn vị chuyển phát nhanh nào có thể vận chuyển giấy tờ từ Việt Nam sang Anh đảm bảo trong thời gian sớm nhất. Cuối cùng, Tommy phải nhờ một người quen bay chuyến bay gần nhất sang Anh cầm hộ giấy tờ.
Trải nghiệm "nhớ đời" đã khiến cậu học sinh còn đang ngồi ghế nhà trường muốn "làm một điều gì đó" khác biệt về phương thức vận chuyển tại thị trường Việt Nam.
Con trai nữ tỷ phú triệu đô Nguyễn Thị Phương Thảo
Trong lĩnh vực kinh doanh và chứng khoán, con trai ông Lê Thanh Thuấn, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là Lê Tuấn Anh CTCP Tập đoàn Sao Mai, mới đây đã đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu ASM, dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian từ 11/10 đến 8/11 thông qua phương thức khớp lệnh và thoả thuận.
Hiện ông Lê Tuấn Anh cũng là cổ đông lớn của Tập đoàn Sao Mai với khối lượng nắm giữ đạt 24,17 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 9,34%.
Trước đó, vào hồi tháng 9 vừa rồi, nhân khi cổ phiếu ASM đang giảm mạnh, ông Tuấn Anh cũng đã tranh thủ mua vào 5 triệu cổ phiếu ASM để nâng sở hữu từ hơn 19,1 triệu cổ phiếu tương ứng 7,4% vốn điều lệ Tập đoàn Sao Mai lên mức hiện tại.
Hay như ông Đặng Quốc Minh, con ông Đặng Quốc Dũng - Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong - đã mua vào 910.000 cổ phiếu NTP. Với mức giá cổ phiếu NTP trong thời gian giao dịch khoảng 38.300 đồng/cp, ước tính con trai chủ tịch Nhựa Tiền Phong chi ra gần 35 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
Trước đó, ông Minh chưa sở hữu cổ phần tại Nhựa Tiền Phong, sau khi giao dịch thành công ông Minh sở hữu 910.000 cổ phiếu NTP, tương ứng tỷ lệ sở hữu 1,02%.
Gần đây nhất, ông Nguyễn Trần Trung Sơn, con Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đăng ký mua 1,15 triệu cổ phiếu. Trước khi giao dịch được thực hiện, ông Trung Sơn không nắm giữ cổ phiếu NVB nào, trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT NCB và bà Trần Hải Anh - Ủy viên HĐQT NCB - lần lượt nắm giữ 6,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 1,6%) và hơn 20,19 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,96%).
Theo Bảo Anh/Vietnamnet
Đề nghị bỏ chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khỏi Dự án luật Chứng khoán sửa đổi vì an toàn của thị trường Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Chứng khoán (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ các điều khoản liên quan đến chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vì nhiều lý do, trong đó có an toàn thị trường. Cho ý kiến về việc chào bán...