VinaCapital mua hơn 5 triệu cổ phiếu Kido (KDC) trong tháng 6
Đà bứt phá của KDC diễn ra từ đầu tháng 4. Từ vùng giá 14.000 đồng/cp, KDC đã bứt phá mạnh và có thời điểm lên gần 35.000 đồng/cp vào đầu tháng 6.
Theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), Allright Assets Limited do VinaCapital quản lý vừa mua vào 1,2 triệu cổ phiếu Kido (KDC) trong ngày 25/6. Sau giao dịch này, nhóm quỹ VinaCapital nắm giữ tổng cộng gần 17,5 triệu cổ phiếu KDC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 8,5%.
Trước đó vào đầu tháng 6, nhóm quỹ VinaCapital mới chỉ nắm giữ 12,15 triệu cổ phiếu KDC. Như vậy tính riêng trong tháng vừa qua VinaCapital đã mua vào hơn 5 triệu cổ phiếu KDC.
Đà bứt phá của KDC diễn ra từ đầu tháng 4. Từ vùng giá 14.000 đồng/cp, KDC đã bứt phá mạnh và có thời điểm lên gần 35.000 đồng/cp vào đầu tháng 6. Những thông tin về việc sáp nhập Kido Foods, Dầu thực vật Tường An hay hợp tác với Vinamilk được cho là yếu tố giúp cổ phiếu KDC tăng mạnh trong thời gian qua.
Diễn biến cổ phiếu KDC thời gian gần đây
Video đang HOT
Tại ĐHCĐ mới diễn ra, Kido cho biết sẽ trở lại phát triển sẽ bắt tay với Vinamilk để tiến sâu hơn vào ngành tiêu dùng, mở rộng sang ngành nước giải khát (không gas), sữa…với thương hiệu Vibev. Kido lên chiến lược quay về mảng truyền thống bánh kẹo ngay trong quý 3/2020 – đặc biệt cũng là thềm Tết Trung thu, mục tiêu lấy lại vị thứ 2 trong thời gian không xa, song song mở rộng hơn nữa ra ngành hàng Snacking.
Về kế hoạch kinh doanh, Kido đặt chỉ tiêu doanh thu thuần 8.234 tỷ đồng – tăng 14% và lợi nhuận trước thuế 330 tỷ đồng – tăng 17% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức ở mức 16%.
Vốn ngoại bắt đầu quay lại Việt Nam
Theo VinaCapital, các nước phát triển đang bơm khoảng 6.000 tỷ USD nhằm phục hồi kinh tế và dòng vốn này sẽ hỗ trợ TTCK toàn cầu. Tại Việt Nam, tốc độ bán ròng của khối ngoại đã chậm lại và có tín hiệu dòng tiền mới được rót vào chứng khoán.
Ảnh Shutterstock.
Vốn ngoại gia tăng đầu tư
Theo Bloomberg, các nhà quản lý quỹ trên toàn cầu đã bắt đầu quay trở lại TTCK Việt Nam. Trong đó, các quỹ đầu tư bao gồm Ashmore Group Plc, Coeli Asset Management SA đã gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu Việt Nam kể từ tháng 3, trong khi nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại mua ròng kể từ đầu tháng 6, lần đầu tiên tính từ tháng 1/2020 cho tới nay.
Cụ thể, Coeli Asset - Quỹ đầu tư có trụ sở tại Thụy iển đã đưa tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục đầu tư từ mức 18,6% vào đầu năm 2020 lên khoảng 25%, bắt đầu mua vào cổ phiếu kể từ đợt bán tháo hồi tháng 3. Giá trị danh mục đầu tư tại thị trường cận biên của Quỹ vào khoảng 350 triệu USD.
"Chỉ số P/B (Giá thị trường/giá trị sổ sách) của cổ phiếu tại Việt Nam đã xuống mức rất thấp trong 18 tháng qua và không phản ánh chính xác tiềm năng trong dài hạn", James Bannan, nhà quản lý quỹ đầu tư Coeli Asset nhận định.
Một số quỹ ngoại khác gắn bó với thị trường Việt Nam cũng gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu. Chẳng hạn, Quỹ PYN Elite quản lý khối tài sản 389 triệu euro (tính tới cuối tháng 5/2020), trong đó 94% rót vào cổ phiếu và tiền mặt ở mức 6%. Trước đó, vào cuối tháng 3, PYN Elite nắm giữ 9% tiền mặt.
Cùng với dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư nội, dòng tiền khối ngoại đã tạo động lực để chỉ số VN-Index tăng 28% kể từ đầu tháng 4 tới nay, trở thành thị trường tăng trưởng tích cực thứ hai trên toàn cầu, ngay cả khi đã điều chỉnh giảm 6% trong một số phiên gần đây.
Sức hấp dẫn của Việt Nam
Một trong những yếu tố giúp gia tăng tính hấp dẫn của thị trường là việc đồng tiền nội địa duy trì sức mạnh, trong khi xung đột giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đẩy sự chú ý của các doanh nghiệp/nhà đầu tư toàn cầu sang Việt Nam, coi đây là địa điểm để thiết lập chuỗi cung ứng thay thế Trung Quốc.
Trong đó, Apple Inc là một trong những tên tuổi nổi bật nhất, muốn chuyển một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam.
"ồng VND giữ vững sự ổn định kể từ đầu năm tới nay, chủ yếu nhờ thặng dư thương mại lớn, nguồn dự trữ ngoại tệ ổn định", Ruchir Desai, nhà quản lý quỹ tại Asia Frontier Capital Ltd chia sẻ. VND là đồng tiền châu Á có diễn biến tốt nhất trong gần 6 tháng qua, khi chỉ giảm 0,2% so với USD.
Tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể hưởng lãi từ chia cổ tức ở mức 3 - 4%, lãi suất trái phiếu 3 - 4% và tiền gửi có kỳ hạn hưởng lãi 6 - 7%.
Ông Andy Ho, Trưởng bộ phận đầu tư của VinaCapital chia sẻ, nhà đầu tư nước ngoài bị hấp dẫn bởi nhiều yếu tố tại thị trường Việt Nam, nhất là khi đối tượng này đang được tiếp cận với dòng vốn mới, quy mô 6.000 tỷ USD mà chính phủ các nước phát triển bơm vào nền kinh tế nhằm hỗ trợ thời đại dịch.
"Chúng tôi tin rằng, những nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận với nguồn vốn được bơm vào các nền kinh tế đang chú ý nhiều hơn tới thị trường Việt Nam. Lý do là Việt Nam mang lại lợi nhuận lớn hơn so với các lựa chọn đầu tư tại quốc gia của họ, nơi mà trái phiếu được giao dịch ở mức lãi suất âm, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cũng ở mức dưới 0, lãi từ chia cổ tức chỉ 1 - 2%. Trong khi đó, tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể hưởng lãi từ chia cổ tức ở mức 3 - 4%, lãi suất trái phiếu 3 - 4% và tiền gửi có kỳ hạn hưởng lãi 6 - 7%", ông Andy Ho cho biết.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị và môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang rất ổn định. Khi nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Việt Nam, họ có thể thấy tài sản khấu hao và đồng tiền duy trì ổn định, khó bị mất lợi nhuận do đồng tiền mất giá. Sức mua của thị trường hơn 90 triệu dân tạo lực hút với nhiều doanh nghiệp, cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo VinaCapital, các nước phát triển đang bơm khoảng 6.000 tỷ USD nhằm phục hồi kinh tế và dòng vốn này sẽ hỗ trợ TTCK toàn cầu. Việt Nam từng trải nghiệm sức mạnh từ dòng vốn mới, chẳng hạn việc chỉ số VN-Index tăng gần 50% trong năm 2017 khi Ngân hàng Trung ương châu Âu phát hành 1.000 tỷ USD tiền mới.
Trở lại mảng bánh kẹo và sáp nhập vào KDC, cổ đông KDF sẽ được gì? Tập đoàn hợp nhất sẽ được củng cố về quản trị, logistics, thanh khoản cổ phiếu, quy mô vốn, hệ thống phân phối cũng được mở rộng hơn. Vì sao phải sáp nhập vào KDC? Trong năm 2019, CTCP Thực phẩm Kido (Kido Foods, HoSE: KDF) thực hiện được 1.383 tỷ doanh thu và 142,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Nhờ tái...