VinaCapital đã bán gần 1 triệu cổ phiếu của ‘trùm BOT’ Tasco
Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth và Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital đã bán ra 950.000 cổ phiếu Công ty Cổ phần Tasco (HNX: HUT).
Một trạm thu phí của Tasco
Cụ thể, Hưng Thịnh VinaWealth đã bán ra 450.000 cổ phiếu HUT, đồng thời VinaCapital bán 500.000 cổ phiếu HUT.
Trước đó, vào tháng 6/2018, VinaCapital đã bán ra 500.000 cổ phiếu HUT, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn hơn 6,7 triệu đơn vị (2,68%).
Sau giao dịch, 2 quỹ này còn sở hữu 5,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,23% vốn HUT. Trong đó, Hưng Thịnh VinaWealth chiếm 3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,2%.
Ngoài 2 quỹ trên, nhóm VinaCapital còn Windstar Resources Limited sở hữu 23,4 triệu cổ phiếu và VOF Investment Limited nắm 3,5 triệu cổ phiếu HUT. Như vậy, cả nhóm quỹ này hiện chỉ còn nắm giữ 32,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 12,94% vốn.
Hồi cuối tháng 6, Tasco cũng đã phải nhượng 70% vốn điều lệ công ty con duy nhất thuộc ngành điện cho đối tác ngoại. Tasco bán 70% cổ phần tại Công ty Cổ phần Tasco Năng lượng (vốn 420 tỷ đồng) cho đối tác ngoại là Công ty Risen Energy (Hongkong) Co., Limited.
Video đang HOT
Tasco được biết đến như “ông trùm” trong lĩnh vực các dự án BOT, chuyên xây dựng các tuyến đường giao thông, sau đó thu phí. Tasco sở hữu hàng loạt dự án BOT, BT như dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 đoạn qua thành phố Hài Phòng; dự án xây dựng cải tạo nâng cấp quốc lộ 1; Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 đoạn qua tỉnh Thái Bình; dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ mới đoạn Phủ Lý – Mỹ Lộc…
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh và hướng đi của Tasco đã có nhiều thay đổi. Gần đây, HUT đã chuyển hướng sang kinh doanh bất động sản, nhưng hoạt động kinh doanh không mấy thuận lợi.
Kết thúc nửa đầu năm 2018, doanh thu Tasco đạt gần 595 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 41,2 tỷ đồng, giảm hơn 77%.
Hoàng Lan
Theo vietnamfinance.vn
Dòng tiền đang đổ mạnh vào nhà đất các tỉnh thành lân cận Sài Gòn
Giao dịch và sức mua ghi nhận tăng ở cả đất nền và căn hộ khu vực tỉnh thành lân cận Tp.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An...
Doanh nghiệp "tấn công" mạnh thị trường vùng ven
Trước bối cảnh quỹ đất Tp.HCM khan hiếm, mặt bằng giá lên cao nhiều doanh nghiệp địa ốc đã tìm về thị phần vùng ven các tỉnh lân cận. Ghi nhận thời gian qua khá nhiều doanh nghiệp triển khai dự án tại Long An, Bình Dương, Đồng Nai hoặc đã chuẩn bị được quỹ đất để làm dự án trong thời gian tới.
Phải kể đến một số đơn vị BĐS vốn quen thuộc với thị trường Tp.HCM như Hưng Thịnh, Nam Long, Phú Đông Group, Đất Xanh...thời gian qua đã tìm về khu lân cận triển khai hàng loạt dự án mới.
Hầu hết các dự án các doanh nghiệp chào bán sức mua khá tốt, khả năng tiêu thụ thành công đạt từ 60-90%. Ngoài các dự án đất nền thì căn hộ có mức giá trên dưới 1.5 tỉ đồng/căn ghi nhận thanh khoản khá tốt.
Theo các chuyên gia, xu hướng tìm về vùng ven phát triển các dự án giá mềm sẽ tiếp tục bùng nổ trong các năm tới. Các đơn vị như Trần Anh Group, Nam Long, Đại Phúc, Him Lam đã săn được khá nhiều quỹ đất tại Long An, Bình Dương và chuẩn bị cho kế hoạch triển khai dự án mới trong thời gian tới.
Lí do đất tỉnh thành lân cận hấp dẫn các doanh nghiệp địa ốc là bởi quỹ đất tại đây còn khá phong phú, giá chi phí đầu vào thấp hơn đất khu vực Tp.HCM, trong khi sức mua đang có xu hướng gia tăng khi lượng dân tỉnh lẻ đổ về các khu vực này tăng lên những năm gần đây.
Theo anh Võ Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Yeshouse, hiện loại hình BĐS các tỉnh lân cận Tp.HCM khá đa dạng. Không chỉ phân khúc đất nền dự án mà đất lẻ thổ cư hay dự án căn hộ cũng hút người mua. Trong đó, đất lẻ phân lô có pháp lý hoàn chỉnh được người mua thực chọn khá nhiều. Đa số dòng sản phẩm này dao động từ 700-1 tỉ đồng/nền.
Mặt bằng giá đã tăng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái
Theo ghi nhận, mặc dù mặt bằng giá thấp hơn các khu vực ven Sài Gòn nhưng đất nền và căn hộ tại tỉnh thành lân cận Tp.HCM cũng đã tăng giá khá cao những năm gần đây. So với cùng kỳ năm trước, giá hiện tại đã tăng trung bình từ 20-30%.
Khảo sát cho thấy, tại Long An, giá đất nền dự án thời điểm đầu năm 2017 rơi vào mức 6-6.5 triệu đồng/m2, hiện đã tăng lên 8-9 triệu đồng/m2. Tại Đồng Nai, đất dự án hiện đạt mức 10-12 triệu đồng/m2, trong khi cùng kỳ năm ngoái giá chỉ khoảng 6-7 triệu đồng/m2.
Đất nền khu vực Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên (Bình Dương) cũng ghi nhận mức tăng từ 30-40% so với cùng kỳ năm trước. Ghi nhận tại thị xã Dĩ An, đất thổ cư tăng từ 21 triệu đồng/m2 (tháng 4/2017) lên 28 - 30 triệu đồng/m2, thậm chí có một số tuyến đường đông đúc giá ghi nhận tăng gấp đôi so với năm ngoái. Trong khi đó, tại Tân Uyên, Bàu Bàng - các khu vực xa xôi giá đất nền dự án và lẻ phân lô cũng tăng giá ít nhất 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Được biết, mức tăng giá đất lẻ phân lô nhanh hơn đất dự án do nhu cầu ở thực và đầu tư phát sinh mạnh ở loại hình này. Đặc biệt nhu cầu dân tỉnh lẻ, công nhân có gia đình, nhân viên công ty... tập trung hầu hết ở các dự án phân lô lẻ, xây dựng tự do.
Trong khi loại hình căn hộ tại khu vực tỉnh thành lân cận Tp.HCM có sự xê dịch giá bán từ 7-10% (tùy dự án) so với cách đây một năm. Cá biệt có một số dự án căn hộ đã hoàn thiện tại Bình Dương, Đồng Nai ghi nhận mức tăng giá vào khoảng 15-18%/năm.
So với thị trường Tp.HCM, loại hình căn hộ tỉnh lân cận nguồn cung ít hơn, sức mua cũng chỉ tập trung vào phân khúc này vài năm trở lại đây. Do đó, mức tăng giá ghi nhận không cao bằng đất nền. Tuy nhiên, loại hình căn hộ lại có lợi thế là giá mềm hơn hẳn các khu vực giáp ranh Sài Gòn nên khả năng tiêu thụ khá tốt cho cả nhu cầu đầu tư mua đi bán lại và cho thuê.
Ngoài ra, giao thông thuận tiện cũng là lợi thế khiến sức mua đầu tư nhà đất gia tăng tại các tỉnh vệ tinh. Theo các doanh nghiệp, trung bình mỗi dự án chào bán có khoảng 30-40% là các NĐT Tp.HCM "bỏ tiền" vào. Giá trị sinh lời còn khả năng tăng cao chính là lý do thời gian qua, đông đảo các NĐT tìm về khu ven TP.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group cho rằng, rõ ràng lợi thế về giá và quỹ đất là 2 yếu tố khiến NĐT dịch chuyển về khu ven. Trong đó, những dự án có mức giá trên dưới 2 tỉ đồng tiêu thụ khá tốt ở cả nhu cầu đầu tư và ở thực.
Tuy nhiên, theo ông Phúc, hiện quỹ đất giá mềm tại khu ven cũng đã khan hiếm, thậm chí giá đất lên cao thời gian qua khiến việc thương lượng quỹ đất của doanh nghiệp gặp khó khăn. Hầu hết các dự án doanh nghiệp đang chào bán đã được chuẩn bị từ 2-3 năm trước.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Cuộc chiến bất động sản cao cấp Nam Sài Gòn tăng nhiệt Với nhiều dự án bất động sản (BĐS) đi tiên phong theo mô hình đô thị kiểu mẫu của các quốc gia phát triển trong khu vực, quận 7 được gọi là "tiểu Singapore" với sự góp mặt của nhiều ông lớn danh tiếng, cùng tân binh tiềm năng trong phân khúc cao cấp. Phân khúc này ở Nam Sài Gòn càng nóng...