Viktor Shaburov – “Cha đẻ” của trào lưu biến đổi khuôn mặt trên điện thoại
Ít ai biết rằng, “cha đẻ” của bộ lọc thay đổi khuôn mặt mà người dùng ưa thích trên các ứng dụng Snapchat hay Instagram là một người Nga.
Ý tưởng của doanh nhân người Nga
Mỗi ngày có khoảng 170 triệu người trên thế giới trải nghiệm ứng dụng và chia sẻ những bức ảnh và video mà họ đang tái hiện lại hình ảnh các nhân vật trong phim như: Đeo tai mèo, phun cầu vồng từ miệng hay một vài hiệu ứng đặc biệt khác.
Nền tảng ứng dụng thú vị này là công nghệ của một công ty startup đến từ Nga, do doanh nhân Viktor Shaburov sáng lập và phát triển. Bộ lọc hiệu ứng và những chiếc mặt nạ ảo trên ứng dụng không chỉ giúp ông Shaburov trở thành cổ đông, người đứng đầu của Snapchat, mà còn đem lại cho ông nguồn lợi nhuận khổng lồ lên tới hàng trăm triệu USD.
Cộng đồng người dùng Instagram rất ưa chuộng việc đăng ảnh những chú chó của họ hóa thân thành nhân vật hoạt hình trong Disney. Việc biến hóa này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết bằng cách sử dụng bộ lọc “khuôn mặt hoạt hình” trong trình duyệt tin nhắn của Snapchat. Bộ lọc đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng mạng và dần đi đầu xu hướng của giới trẻ, nhờ vào những đóng góp không nhỏ của doanh nhân người Nga – ông Viktor Shaburov.
Ông Viktor Shaburov sinh ra và lớn lên ở Sverdlovsk (tên cũ của tỉnh Yekaterinburg thuộc Liên bang Nga), cha ông là luật sư, còn mẹ là kế toán. Từ nhỏ ông đã có niềm đam mê với bộ môn toán học, nhiều năm liền đạt giải trong các kì thi Olympic Toán của trường và theo học tại những ngôi trường danh tiếng khác ở các hệ kế tiếp.
Cảm thấy việc học quá dễ dàng, ông thuyết phục cha mẹ dự thi vào Đại học tổng hợp St.Petersburg đình đám. Ông chia sẻ rằng, một trong những lý do muốn chuyển đến thành phố St.Petersburg là vì muốn trau dồi vốn tiếng Anh bằng cách giao tiếp với khách du lịch đến tham quan nơi đây.
Quãng thời gian theo học tại ngôi trường nổi tiếng này trở nên đáng giá hơn khi ông có cơ hội tiếp cận với những sinh viên lập trình. Đó cũng chính là cơ duyên thôi thúc ông Shaburov bắt đầu khởi nghiệp từ năm thứ tư đại học, mặc dù thời điểm đó kĩ năng lập trình của ông còn khá kém.
Trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, cùng với kinh nghiệm dày dặn tích lũy trong quá trình hợp tác với các công ty, tập đoàn lớn như: CNTT SAP, Opera – Shaburov và các cộng sự đã thành lập ra công ty SPB Software House vào năm 1999 và nổi trội nhất với sản phẩm SPB Shell 3D – một giả lập cho phép người dùng sử dụng giao diện smartphone ở dạng ba chiều.
Video đang HOT
Sản phẩm này trở thành một trong những phần mềm được cài đặt nhiều nhất trên điện thoại Windows Mobile. Ngoài SPB Software, ông Shaburov còn kết nối 6.000 nhà phát triển khác với nền tảng của mình.
Viktor Shaburov.
Năm 2014, trong một lần thảo luận với cộng sự, ông Shaburov đã nảy ra ý tưởng tạo ra một công nghệ dựa trên việc mô phỏng lại các khuôn mặt. Trao đổi với báo chí, ông cho biết, động lực ra đời tính năng mô phỏng vẻ bề ngoài bắt nguồn từ sự tiện dụng của camera trước trên smartphone, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc thay đổi hình dạng khuôn mặt, loại bỏ mụn, đổi màu mắt, trang điểm hay biến hóa thành con vật v.v…
Ngay sau khi ý tưởng hình thành, ông Shaburov đã đăng ký thành lập công ty mang tên Lookery. Một năm sau, ứng dụng chỉnh sửa khuôn mặt của công ty được phát hành trên App Store mặc dù sản phẩm vẫn chưa chính thức hoàn thiện.
Khoảng sáu tháng sau, khi công nghệ đã sẵn sàng, ông bán nó cho các công ty mỹ phẩm, các trung tâm lớn với giá bản quyền là 500.000 USD. Công ty thu về 1 triệu USD mỗi tháng, 20% trong số đó được trả cho chi phí hoạt động.
Thay đổi khuôn mặt trở thành xu hướng của giới trẻ trên các ứng dụng điện thoại.
Song song đó, công ty tung ra ứng dụng này trên cả hai nền tảng lớn là App Store và Google Play: đạt hơn 3 triệu lượt tải xuống. Sức hút của ứng dụng lan truyền tới cả những ngôi sao nổi tiếng như Justin Bieber, Kim Kardashian, Jared Leto, Rihanna ,..v..v..
Họ dùng ứng dụng một cách thích thú với mật độ thường xuyên. Độ phủ sóng mang tính toàn cầu khi ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mexico, Cộng hòa Séc và Slovakia, đồng thời lọt vào top 10 ứng dụng phổ biến nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên chỉ bốn tháng sau khi ra mắt, Shaburov quyết định bán tính năng này cho công ty của Mỹ – Snap Inc., sở hữu ứng dụng đình đám Snapchat – với giá 150 triệu USD. Sau giao dịch này, doanh nhân người Nga trở thành cổ đông chính của Snapchat.
Ứng dụng Lookery bị xóa khỏi tất cả các cửa hàng ứng dụng và tích hợp tất cả các tính năng vào Snapchat. Họ ước tính rằng có tới 70% người dùng (khoảng 170 triệu người), sử dụng “ống kính” Snapchat mỗi ngày.
Vào năm 2018, ban lãnh đạo Snapchat bị thuyết phục bởi dự án tạo video có thể sử dụng khuôn mặt những người thân hoặc bạn bè của người dùng. Chính vì vậy, họ cho phép ông Shaburov thành lập công ty startup mới, mang tên AI Factory – cho phép người dùng bổ sung hoạt ảnh khuôn mặt người vào các bức ảnh và video bằng trí tuệ nhân tạo.
Mục tiêu của ông và những người đồng sáng lập ứng dụng hướng tới không chỉ là tạo ra một tính năng quan trọng cho Snapchat, mà còn là nền tảng công nghệ có thể bán cho “những người khổng lồ” như Facebook, TikTok, v.v..
Khó khăn lớn nhất mà công nghệ Al Factory gặp phải trong quá trình xây dựng, đấy chính là tối ưu hóa các thuật toán để hoạt động trơn tru trong những thị trường đa dạng các loại smartphone ở Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc.
Từ những phát minh cho ứng dụng trên điện thoại, doanh nhân người Nga Viktor Shaburov đã đóng góp một phần không nhỏ tạo nên kỷ nguyên công nghệ giải trí ngày nay.
Chúng ta đã bắt đầu thói quen nói 'alô' khi nghe điện thoại từ khi nào?
Mỗi quốc gia khác nhau thường sử dụng một cách chào trên điện thoại khác nhau, tuy nhiên chúng đều hao hao "Alô".
Mỗi khi nhấc điện thoại lên, từ đầu tiên mà hầu hết chúng ta sử dụng sẽ là "Alô", vậy đã bao giờ bạn thắc mắc lý do đằng sau thói quen tưởng như là... vô thức này chưa?
Thực tế, mỗi quốc gia khác nhau thường sử dụng một cách chào trên điện thoại khác nhau, tuy nhiên chúng đều hao hao "Alô" và thực tế chúng đều được cho là biến thể của từ Hello. Và trong trường hợp bạn chưa biết, Alexander Gramham Bell, người được coi là cha đẻ của điện thoại, khi nhấc máy lại sử dụng từ "Ahoy".
Alexander Gramham Bell. Ảnh: Biography
Theo trang RD, từ "ahoy" thực tế có trước từ "hello" cỡ khoảng 100 năm. Nó bắt nguồn từ một từ gốc Hà Lan là "hoi" và cũng có nghĩa là một lời chào. Dẫn nguồn thông tin trang NPR, Gramham Bell đã chắc chắn từ "ahoy" sẽ trở thành một cách để bắt đầu một cuộc nói chuyện trên điện thoại tới mức ông giữ thói quen này trong suốt phần đời còn lại của mình.
Thú vị hơn, Thomas Edison chính là người đã đề xuất sử dụng từ Hello thay cho từ Ahoy trong những cuộc nói chuyện điện thoại. Thời điểm đó, đường dây điện thoại luôn được để ở trạng thái mở để các công ty, doanh nghiệp tương tác với nhau bất kì khi nào họ muốn. Vấn đề nằm ở đây là làm cách nào để thông báo với đầu dây bên kia khi đầu dây còn lại muốn nói chuyện.
Trong một lá thư gửi người đừng đầu Central District và Printting Telegraph Company ở Pittsburgh, Edison đã đề xuất sử dụng từ Hello bởi đây là cách tốt nhất thu hút sự chú ý của mọi người.
Từ Hello sau đó được mặc định là cách chào hỏi chính thức trong rất nhiều cuốn danh bạ điện thoại đầu tiên. Các sách hướng dẫn trao đổi điện thoại đầu tiên cũng nhắc đến điều này.
Biến mèo thành điện thoại, sự thật khó tin nhưng có thật trong lịch sử Năm 1929, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, Mỹ đã tiến hành thực nghiệm biến đổi mèo thành điện thoại gây sửng sốt. Giáo sư Ernest Glen Wever và trợ lý nghiên cứu Charles William Bray Giáo sư Ernest Glen Wever và trợ lý nghiên cứu Charles William Bray bắt tay thực hiện thí nghiệm có một không hai vào mùa...