Viglacera vượt kế hoạch lợi nhuận quý 1, cổ phiếu VGC không tăng trong 7 phiên
Lũy kế 2 tháng đầu năm, Viglacera đã vượt kế hoạch lợi nhuận của quý I/2021, song cổ phiếu VGC không tăng trong 7 phiên liên tục, tương ứng mức giảm 6,8%.
Kết phiên giao dịch chứng khoán ngày 8/3, giá cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera tạm dừng ở mức 34.900 đồng, giảm gần 3% so với phiên trước. Trong 7 phiên gần nhất – từ ngày 26/2 tới ngày 8/3 – giá cổ phiếu LDG giảm tới 6 phiên và chỉ đứng giá tham chiếu trong phiên giao dịch ngày 4/3. Giá cổ phiếu VGC chỉ tăng 2,35% sau một tháng.
Đà giảm dài của cổ phiếu VGC diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh của tập đoàn rất sáng sủa. Hôm 8/3, Tổng Công ty Viglacera thông báo rằng trong tháng 2/2021, lợi nhuận toàn tổng công ty đạt 227% kế hoạch tháng và tăng 83 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả lợi nhuận của công ty mẹ đạt 195% kế hoạch tháng, hiệu quả mang lại từ nhóm bất động sản và kính nổi VIFG.
Video đang HOT
Lũy kế 2 tháng đầu năm, Viglacera đã vượt kế hoạch lợi nhuận của quý I/2021.
Trong tháng 2, Viglacera đã nhận được các giấy phép đầu tư cho các khu công nghiệp (KCN) mở mới. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thuận Thành I của Viglacera đã được phê duyệt với tổng vốn đầu tư là 2.847 tỷ đồng.
Ngoài ra, Viglacera mới đây cũng đã công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Quách Hữu Thuận (sinh năm 1974) làm Phó Tổng Giám đốc Viglacera từ ngày 1/3/2021. Ông Quách Hữu Thuận sẽ phụ trách khối gạch ốp lát và kiêm nhiệm phụ trách mảng thương mại, truyền thông của tập đoàn.
Trước đó, ông Thuận là Giám đốc Ban Gạch ốp lát sứ vệ sinh, người đại diện phần vốn của tổng công ty kiêm Giám đốc CTCP Viglacera Tiên Sơn.
Đầu tháng 10/2020, Viglacera cũng có thêm hai phó tổng giám đốc. Một trong hai lãnh đạo mới là ông Nguyễn Minh Khoa, Giám đốc Công ty Kính nổi Viglacera. Người thứ hai là ông Lương Thanh Tùng, trước đó là Phó Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, mã: GEX).
GELEX chào mua thành công 94,61 triệu cổ phiếu VGC, tiến sát mục tiêu sở hữu chi phối Viglacera
Với giá chào mua công khai là 23.500 đồng/cp, tổng số tiền mà GELEX chi ra trong đợt chào mua này là hơn 2.223 tỷ đồng.
Ngày 2/10, Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam - GELEX (GEX) đã chính thức chào mua thành công 94.610.460 triệu cổ phiếu VGC, nâng tổng tỷ lệ sở hữu tại Tổng Công ty Viglacera (VGC) từ 24,96% lên 46,15%.
Để sở hữu chi phối 51% theo mục tiêu đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2020, GELEX cần phải mua thêm 4,85%, nhưng việc mua lại này không cần phải thực hiện chào mua công khai do tỷ lệ mua thêm dưới 5%, theo Luật Chứng khoán sửa đổi.
Cổ phiếu VGC đã tăng liên tục trong nửa năm qua.
Trong một diễn biến khác, GELEX đã tiến hành bổ nhiệm ông Lương Thanh Tùng, phó chủ tịch HĐQT Gelex, vào vị trí phó Tổng giám đốc của Viglacera kể từ ngày 1/10/2020.
Được biết, ông Tùng hiện đang giữ nhiều chức vụ cấp cao tại Gelex như Giám đốc kiêm thành viên hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (bố nhiệm năm 2019). Như vậy, cùng với việc chính thức bổ nhiệm nhân sự GELEX vào bộ máy lãnh đạo của VGC, càng khẳng định GELEX chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu sở hữu chi phối 51% cổ phần của VGC trong quý 4/2020 như kế hoạch đã đặt ra, hoàn thành mảnh ghép quan trọng trong định hướng chiến lược đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp.
Hiện nay, giá đất khu công nghiệp miền Bắc vẫn giữ đà tăng trong quý 3/2020 vì Việt Nam vẫn là điểm đến thuận lợi cho các nhà đầu tư. Theo báo cáo của JLL, giá đất khu công nghiệp miền Bắc đạt đỉnh mới với 102 USD/m2/chu kỳ thuê trong quý 3/2020, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn cũng tăng nhẹ, dao động từ 4,1-5,2 USD/m2/tháng trong quý 3/2020, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cầu chính cho đất công nghiệp vẫn là các nhà sản xuất muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất ra ngoài Trung Quốc - đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao.
Trong thời gian gần đây, Gelex và Viglacera đang triển khai các thủ tục pháp lý để mở rộng dự án 100ha tại Tây Ninh lên 600 ha, đã mua khu công nghiệp Long Sơn 800 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng với việc hiện riêng Viglacera đang sở hữu 12 khu công nghiệp ở miền Bắc với tổng quỹ đất hơn 5.000 ha, mục tiêu trở thành nhà phát triển Khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam của Viglacera và GELEX đang ngày càng được hiện thực hóa.
Với kịch bản hợp nhất thành công Viglacera từ quý 4/2020, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của GELEX đã đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2020 đạt 19.600 tỷ và lợi nhuận trước thuế đạt 975 tỷ đồng.
Thị trường tăng nóng, nhiều cổ phiếu vẫn bị dòng tiền thờ ơ Không ít cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp có "tên tuổi" cũng bị dòng tiền thờ ơ trong đợt tăng 18% của VN-Index 2 tháng qua, bứt phá lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2018. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? GEX: Lợi nhuận giảm dù vượt kế hoạch Năm 2020 đánh dấu bước chuyển lớn trong cơ cấu hoạt...