Viettel tăng cường phủ sóng 4G khu vực biển đảo
Ngày 30/09/2020, Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, từ tháng 7/2020, Tổng công ty đã hoàn thành việc tăng cường vùng phủ sóng 4G khu vực biển đảo.
Một trạm BTS của Viettel tại nơi đất mũi Cà Mau
Theo đó, trong vùng 35km tính từ bờ biển, vùng phủ mạng 4G với chất lượng tương đương 2G đạt 95% diện tích. Vùng ngoài 35km, đặc biệt có những khu vực có thể lên tới 100km, mạng 4G vẫn có thể đảm bảo sử dụng được các dịch vụ truy nhập web, gọi điện/nhắn tin OTT một cách dễ dàng tại mọi thời điểm.
Việc tăng cường phủ sóng 4G biển đảo không chỉ giúp duy trì thông tin liên lạc với đất liền mà còn có ý nghĩa bức thiết trong việc đảm bảo an toàn cho ngư dân, cán bộ công tác xa bờ. Giờ đây, khoảng 2 triệu người khai thác, đánh bắt và làm các dịch vụ trên biển của Việt Nam, trong đó khoảng 70.000 ngư dân đánh bắt xa bờ có thể dễ dàng cập nhật thông tin dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn để chủ động đối phó thiên tai và những rủi ro khi đi ngư trường… nhờ có mạng di động 4G Viettel chất lượng cao.
Đồng thời với việc tăng cường hạ tầng, Viettel còn triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho người sử dụng dịch vụ 4G như các gói Combo trọn gói, miễn phí thoại thoải mái data với lưu lượng khủng từ 30GB đến 60GB/tháng giúp khách hàng duy trì kết nối liên tục.
Video đang HOT
“Mục tiêu của chúng tôi là ở đâu có dân, có cán bộ, chiến sỹ thì phải có sóng Viettel. Từ năm 2007, Viettel đã xây dựng hạ tầng viễn thông cho biển đảo và liên tục mở rộng, nâng cấp, củng cố, bảo dưỡng hàng năm. Ở Trương Sa, Nha gian cũng đều có sóng di động của Viettel. Ngoài ra, dọc bờ biển Việt Nam, Viettel có hơn 2.000 trạm phủ khu vực gần bờ với bán kính phủ sóng khoảng 30-50km, phục vụ ngư dân đánh bắt cá, du lịch biển, vận tải hàng hải, tuần tra, cứu hộ cứu nạn,…” ông Cao Anh Sơn chia sẻ.
Về công nghệ, ngoài giải pháp đặc thù cho các trạm 2G, hiện nay, các trạm 3G, 4G biển đảo của Viettel đều sử dụng công nghệ khuếch đại đa sóng mạng để đạt được công suất cao kết hợp với tính năng phủ xa và ưu thế về độ cao so với mực nước biển. Khi bật tính năng này, vùng phủ trạm 3G, 4G của Viettel có thể tăng từ 30km lên tối đa 180km.
Hiện nay, Viettel cũng đã triển khai được cáp quang tới nhiều huyện đảo lớn như Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc (Kiên Giang), Hòn Tre (Khánh Hòa),… Đối với những đảo xa không thể kéo cáp quang được, Viettel sử dụng Viba IP dung lượng cao băng rộng để đưa sóng di động và Internet phục vụ chính quyền và người dân ở đây. Những viba IP dung lượng cao này đang sử dụng công nghệ hiện đại trên thế giới như công suất cao, ghép kênh lọc thông dải hẹp để đáp ứng cho các dịch vụ 2G, 3G, 4G, truyền hình, Internet băng rộng với chất lượng tương đương trong đất liền, thậm chí sẵn sàng cho cả 5G.
Cơ hội nào cho doanh nghiệp "mạng di động ảo"?
Chỉ hơn một năm nhưng đã có tới hai doanh nghiệp ra mắt mạng di động ảo tại thị trường Việt Nam với tham vọng tạo sự khác biệt và có được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, cuộc chiến giành thị phần của các doanh nghiệp mới này trong bối cảnh thị trường viễn thông đang ở ngưỡng bão hòa quả là không dễ.
Cơ hội cho các doanh nghiệp mạng ảo rất ít khi các nhà mạng lớn như VNPT, Viettel hay MobiFone hiện chiếm khoảng 95% thị phần tại Việt Nam. Ảnh: Lê Tiên
Xu hướng "mạng ảo"
Thực ra mạng di động ảo đã nhen nhóm hình thành tại thị trường Việt Nam từ hơn 10 năm trước. Năm 2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho Công ty CP Viễn thông Đông Dương Telecom.
Sau 10 năm "biệt tích", cuối tháng 4/2019, Đông Dương Telecom mới chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động ra thị trường với đầu số 087 và cũng là "mạng di động ảo" đầu tiên trong "làng" viễn thông di động Việt Nam.
Sở dĩ gọi là mạng di động ảo (MVNO - Mobile Virtual Network Operator) vì những doanh nghiệp này không có băng tần, không có hạ tầng mạng mà phải đi thuê hạ tầng của các doanh nghiệp sở hữu hạ tầng mạng như Viettel, VNPT, MobiFone... để cung cấp dịch vụ viễn thông di động ra thị trường. Các doanh nghiệp viễn thông (ảo) chỉ triển khai các hoạt động kinh doanh, bán sản phẩm, dịch vụ viễn thông với đầu số thuê bao di động được cơ quan quản lý (Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp phát, còn lại toàn bộ hạ tầng mạng là đi thuê của doanh nghiệp khác (sở hữu hạ tầng).
Một số đại diện nhà mạng lớn cho rằng, mạng di động ảo ở Việt Nam mới hình thành và còn ở giai đoạn đầu, nhưng khá phát triển tại rất nhiều nước trên thế giới, nhiều nước có tới hàng chục mạng ảo. Theo quy định hiện nay, cơ quan quản lý chỉ giới hạn cấp phép cho nhà mạng có hạ tầng, còn với các nhà mạng di động không tần số cơ quan quản lý không giới hạn cấp phép, mà điều này phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của mỗi nhà mạng có hạ tầng.
Ngoài mạng di động ảo đầu tiên ITelecom của Đông Dương Telecom ra mắt tháng 4/2019 (thuê hạ tầng mạng của Tập đoàn VNPT), mới đây, ngày 3/6/2020, Công ty CP Mobicast cũng chính thức gia nhập thị trường viễn thông di động với thương hiệu Reddi, đầu số di động 055. Mạng di động ảo Reddi cũng sử dụng hạ tầng của VNPT để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Theo tìm hiểu, trong thời gian tới có thể sẽ có thêm những mạng ảo mới gia nhập thị trường.
Cơ hội nào cho doanh nghiệp "mạng ảo"?
Khi ra mắt, lãnh đạo mạng di động ảo ITelecom cho biết sẽ cung cấp ra thị trường sản phẩm, dịch vụ dành cho công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp ở 9 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Long An và Đồng Nai.
Tuy nhiên, đến nay, sau hơn một năm ra mắt, hình ảnh của mạng ảo ITelecom vẫn khá mờ nhạt, rất ít người biết đến. Con số thị phần cũng như số thuê bao đang hoạt động của ITelecom vẫn là "bí ẩn".
Đối với mạng Reddi, ông Trần Nam Trung, CEO của mạng di động ảo này cho biết, Reddi sẽ tận dụng các thành quả và đón đầu các xu hướng tương lai của ngành viễn thông và công nghệ như 5G, IOT, e-sim, mobile money..., định hướng tập trung phát triển và cung cấp các giải pháp viễn thông và dịch vụ số cho nhóm khách hàng trẻ, hiện đại, thông qua nền tảng ứng dụng di động (mobile app). Đồng thời xác định hệ sinh thái số là giá trị để Reddi cạnh tranh trên thị trường.
Phải chờ một thời gian nữa mới có thể khẳng định mô hình kinh doanh của mạng ảo Reddi có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, những điểm "được xem là khác biệt" của cả ITelecom và Reddi đều không mới . Các nhà mạng lớn với thương hiệu hàng chục năm trên thị trường như Viettel, VinaPhone, MobiFone đã và đang khai thác triệt để mô hình kinh doanh này.
Chưa kể, các mạng di động ảo này còn bất lợi khi chưa có kênh phân phối rộng khắp như các mạng lớn. Ngoài ra, để dịch vụ, sản phẩm đến được tay người dùng sẽ phải đầu tư chi phí lớn nhằm quảng bá, marketing và xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng...
Thị trường viễn thông di động với 125,7 triệu thuê bao (tính đến tháng 4/2020 theo số liệu của Cục Viễn thông) đang ở ngưỡng bão hòa, trong đó các nhà mạng lớn chiếm khoảng 95% thị phần. Việc giành thị phần đối với các nhà mạng ảo mới với nhiều yếu tố bất lợi như trên, sẽ là vô cùng khó khăn.
Digiworld (DGW): Cổ phiếu tăng cao gấp 3 lần kể từ tháng 4/2020, một quỹ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Hiện, đa số cổ phần tại Digiworld (DGW) thuộc về Tổng Giám đốc và những bên liên quan. Trong đó, công ty thuộc sở hữu của Tổng Giám đốc Đoàn Hồng Việt là Created Future đang là cổ đông lớn nhất với 34,46% vốn, ông Việt nắm 4,49% vốn, vợ là bà Tô Hồng Trang nắm 3,37% vốn, anh trai Đoàn Anh Quân...