Viettel ra mắt 2 dòng máy Smartphone mới V8506 và V8602
Ngày 6/3, Tổng Công ty Viễn thông Viettel chính thức cung cấp 2 dòng điện thoại Smartphone mới. Theo đó 2 dòng máy Smartphone Viettel cung cấp lần này có tên gọi V8506 và V8602 với giá lần lượt là 2.300.000đ và 3.350.000đ kèm 01 SIM 10 số và nhiều ưu đãi về dịch vụ.
Smartphone V8506 trang bị 2 SIM 2 sóng, giao diện được thiết kế thân thiện. Cấu hình mạnh với Chip 1.3 GHz Dual core, bộ nhớ ROM 4GB, 512 MB RAM. Màn hình cảm ứng lớn 4,5 inches độ phân giải 480×854 pixels, 16 triệu màu cho hình ảnh sắc nét và tươi mới, mượt mà tới từng chi tiết. Máy được trang bị Camera chính 3Mpx, Camera trước 0.3 Mpx, kết nối 3G mạnh mẽ, cùng những ứng dụng và các trang mạng xã hội được tích hợp sẵn như: Imuzik, Keeng MobileTV, tinngan, Anybook… V8506 chắc chắn mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị về công nghệ. Bên cạnh đó, kiểu dáng cũng là một thế mạnh của V8506 với thiết kế thời trang và tinh tế cùng hai màu đen, trắng. V8506 là lựa chọn phù hợp nhất với người dùng muốn có một chiếc Smartphone hiện đại mà tiết kiệm.
Nếu V8506 nổi bật với thiết kế và màn hình sắc nét thì Smartphone V8602 sẽ làm người dùng sửng sốt vì sức mạnh phần cứng vượt xa sự mong đợi của những Smartphone có mức giá từ 3-4 triệu đồng.
V8602 nổi bật với màn hình cảm ứng rộng lên tới 5 inches, độ phân giải 540*960 pixels, 16 triệu màu. V8602 là Smartphone 2 SIM 2 sóng sử dụng hệ điều hành Android 4.2.2, bộ nhớ ROM 4GB, 1 GB RAM, thẻ nhớ hỗ trợ 32 GB. Đặc biệt V8602 là Smartphone hiếm hoi được trang bị vi xử lý 4 nhân với xung nhịp 1,2 GHz. Nhờ vậy chiếc Smartphone này đủ sức xử lý các game nặng ký, trình duyệt web, chạy ứng dụng, xem phim 720p tốc độ cao hay chạy đa nhiệm. Ngoài ra V8602 sở hữu dung lượng Pin 2500mAh khá dồi dào so với các dòng Smartphone cùng phân khúc. Thiết kế của V8602 rất cứng cáp với 02 màu đen và trắng, đầm tay. Giá bán của V8602 cũng rất hấp dẫn so với các dòng Smartphone cùng cấu hình.
Video đang HOT
Nhân dịp Quốc tế phụ nữ (8/3),Viettel triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt. Theo đó, khách hàng khi đến thực hiện bất kỳ giao dịch tại 1 trong số 67 cửa hàng, siêu thị của Viettel trên toàn quốc trong thời gian từ 8h – 11h ngày 8/3 (danh sách địa chỉ kèm theo) sẽ có cơ hội tham gia chương trình bốc thăm may mắn mua 02 dòng Smatphone (V8506 và V8602) với giá 0 đồng.
Theo HNMO
Doanh nghiệp công nghệ Việt vươn ra thế giới để khẳng định mình
Hai doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin lớn nhất nhì Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Tập đoàn FPT đang đẩy mạnh chiến lược "toàn cầu hóa" của mình.
Sản xuất thiết bị viễn thông tại nhà máy của Viettel. Nguồn: internet
Sẽ là 1 trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới
Những năm qua, trong khi VNPT vẫn loay hoay với bài toán tái cơ cấu và tìm đường ra nước ngoài, thì Viettel đã thành công trong việc đầu tư ra nước ngoài. Điều mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng làm được, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên toàn thế giới kéo dài suốt những năm qua.
Phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ Thông tin - Truyền thông, Phó Tổng giám đốc Viettel - Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng (nay là Tổng giám đốc) cho biết, doanh thu từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel trong năm 2013 đã đạt 1 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với năm 2012. Lợi nhuận từ việc đầu tư ra nước ngoài của Viettel đạt 150 triệu USD trong năm 2013. Như vậy, tính từ năm 2011 đến nay, Viettel đã chuyển khoảng 270 triệu USD lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài về nước. Ở thị trường nước ngoài, trong năm 2013, Viettel có thuê bao điện thoại lũy kế toàn mạng 14,75 triệu thuê bao.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, chiến lược của Viettel đang chuyển dịch từ công ty viễn thông trong nước sang công ty đa quốc gia. Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020, doanh thu từ thị trường nước ngoài sẽ lớn hơn trong nước và Viettel sẽ là một trong 10 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về đầu tư ra nước ngoài và là một trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới.
Thật ra, từ khá lâu và rất nhiều lần, lãnh đạo Viettel khẳng định: thị trường trong nước to, nhưng cũng giống như cái áo đã chật, "bắt buộc" doanh nghiệp phải ra nước ngoài nếu muốn tiếp tục phát triển.
Hướng tới một tập đoàn công nghệ quy mô toàn cầu
Với FPT, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình đã khẳng định, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam bắt đầu trở nên nhỏ bé với FPT. Đã đến lúc FPT cần có những thách thức, sân chơi lớn hơn nữa để tiếp tục phát triển và tăng trưởng mạnh như trong quá khứ. Toàn cầu hóa là con đường duy nhất để FPT tiếp tục phát triển, trở thành một tập đoàn công nghệ quy mô toàn cầu. Lãnh đạo FPT cũng cho biết, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Myanmar và khối các nước đang phát triển sẽ là thị trường trọng tâm của FPT trong chiến lược toàn cầu hóa. Bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ ủy thác phát triển phần mềm tại các thị trường truyền thống, FPT cũng sẽ tiên phong cung cấp giải pháp ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ mới Social, Mobility, Bigdata/Analytics, Cloud (SMAC) cho thị trường Mỹ, Nhật Bản, Singapore.
Sau 25 năm phát triển, hiện nay FPT đã có văn phòng đại diện ở 16 quốc gia: Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Lào, Campuchia, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Australia, Kuwait, Bangladesh và Indonesia. Trong số các lĩnh vực hoạt động ở nước ngoài, lĩnh vực phát triển dịch vụ phần mềm của FPT đã được khẳng định ở tầm thế giới. Mới đây, FPT Software là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được vinh danh trong tốp 100 nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing) toàn cầu. Năm 2014, FPT Software dự kiến tuyển dụng 2.500 nhân viên mới và tăng trưởng doanh thu khoảng 30% so với năm 2013, hướng tới mục tiêu doanh thu 200 triệu USD và 10.000 nhân viên vào năm 2016. Năm 2013, doanh thu toàn cầu hóa của FPT đạt 2.607 tỷ đồng (khoảng 130 triệu USD, chiếm gần 10% tổng doanh thu của FPT), tăng trưởng 30% so với năm 2012. FPT đang hướng tới mục tiêu đạt 350 - 400 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài vào năm 2016 và trở thành nhà tích hợp hệ thống hàng đầu khu vực ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ tin học và ứng dụng chuyên ngành.
Mới đây, Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc cho biết FPT đã chuẩn bị khoảng 50 triệu USD để tiến hành các thương vụ mua bán - sát nhập (M&A) với những công ty về công nghệ, thị trường hoặc dịch vụ để tăng trưởng nhanh trong hành trình toàn cầu hóa của mình ngay trong năm 2014 này. Theo đó, chiến lược M&A của FPT sẽ hướng tới những công ty nước ngoài hoặc trong nước đang có thế mạnh về công nghệ, thị trường mà FPT chưa có hoặc có nhưng chưa đủ mạnh. "Mỗi thị trường có một nét văn hóa kinh doanh riêng. Nếu có được người bản địa thì cũng là lợi thế cạnh tranh cho FPT trên hành trình toàn cầu hóa.
Theo sggp.org.vn
Tuyến cáp quang AAG đang bảo trì quan trọng ra sao với VN? Những sự cố đứt cáp và bảo trì Internet gần đây đều liên quan đến tuyến AAG đều gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới hàng triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Vậy mọi việc đang diễn ra như thế nào và tính chất sự việc ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tuyến cáp quang biển quốc...