Viettel: Khi chiếc vé có giá
Có một thời, các đội bóng không quan tâm mấy đến việc phát hành vé xem trận đấu. Các đội bóng sống bằng tiền của ông bầu chứ không phải doanh thu từ bán vé hay khai thác tài trợ. Nhưng giờ thì khác…
Viettel đã chính thức bán vé sau nhiều năm mở cửa sân tự do. Viettel hay nhiều đội bóng có cái lý riêng của mình. Họ miễn phí vé nhằm thu hút khán giả đến sân và qua đó, làm hài lòng các nhà tài trợ. Cách làm của Viettel bắt nguồn từ B.BD, đội bóng hướng đến bán biển quảng cáo trên sân chứ không phải bán vé. Càng có nhiều khán giả đến sân thì đội bóng càng có điều kiện để đàm phán với các nhà tài trợ.
Nhưng, bóng đá chuyên nghiệp phải bán vé. Hay nói cách khác, dần dần, nguồn thu từ bán vé phải có ý nghĩa quyết định với hoạt động của một đội bóng. Tất nhiên, đó là một lộ trình dài và như đã diễn giải ở trên, mỗi đội bóng có một cách làm nhằm gia tăng nguồn thu.
Tuy nhiên, một khi bạn đã coi trận đấu như một món hàng dịch vụ cần bán thì sẽ phải đối diện với áp lực gia tăng chất lượng, khả năng phục vụ. Trận đấu phải hấp dẫn hơn. Cầu thủ phải biết giữ gìn hình ảnh. Hay đơn giản như người ta phải nghĩ đến việc cải thiện khán đài, khu chức năng, phát hành vé, hoặc thậm chí là quan tâm đến cái nhà vệ sinh để phục vụ khán giả.
Video đang HOT
Dần dần người ta thấy tấm vé đến sân có giá hơn. Nhiều đội bóng có nguồn thu lớn từ phát hành vé. Nói đâu xa, cơn sốt vé tại Hải Phòng, Gia Lai, Bình Định và đặc biệt là Nam Định khiến các nhà tài trợ, các nhà quản lý có cơ sở để hành động.
Họ tin vào quyết định đầu tư cho bóng đá của mình là đúng. Họ muốn tăng cường chất lượng dịch vụ để có thêm nguồn thu. Và điều đó có ý nghĩa sống còn với từng CLB và cả hệ thống bóng đá. Chắc chắn một điều, từ nay, các đội bóng sẽ phải đối diện với áp lực kiếm tiền ngày một lớn.
Nguồn tài chính từ các ông bầu không phải là vô tận. Sự hào phóng đang có chỉ là nhất thời. Một đội bóng muốn sống tốt, sống bền vững thì phải biết tự đi trên đôi chân của mình. Và khi chiếc vé bóng đá có giá thì đồng nghĩa với việc, người làm bóng đá tự xây cho mình tương lai bền vững.
Thắp lại giấc mơ Thể Công
Chức vô địch mùa giải 2020 cho thấy vị thế đặc biệt của bóng đá quân đội.
Thời thế có thể xoay vần, nhưng lò đào tạo Viettel mà tiền thân là Thể Công vẫn cho thấy giá trị của mình. Và cũng vì điều này mà nhiều người yêu mến đội bóng lại được sống trong hy vọng về một ngày Thể Công sẽ trở lại.
Cái tên mất đi nhưng giá trị vẫn còn
Không phải ngẫu nhiên mà Thể Công được gọi là tượng đài bóng đá số 1 Việt Nam. Không tính quãng thời gian trước năm 1975 vốn mặc định Thể Công là đại diện ưu tú nhất thì kể từ năm 1980, Thể Công hay CLB Quân đội luôn là đội bóng dẫn đầu các cuộc đua. Tính đến năm 1998, đội bóng này đã có 5 chức VĐQG. Đáng nói, năm 1980, khi giải VĐQG lần đầu tiên được tổ chức thì Thể Công không tham dự do đội 1 trải qua giai đoạn chỉnh huấn tại trường Sỹ quan Lục quân 1. Và một thập kỷ qua, Viettel vốn chỉ chuyên tâm làm bóng đá trẻ nhưng ngay sau khi trở lại, Viettel đã có chức vô địch V.League.
Dẫu dòng chảy phát triển của Thể Công hay Viettel đã có những đứt gẫy từ năm 2009 nhưng về cơ bản, hồn cốt, hệ thống của đội bóng này vẫn còn. Từ năm 2005, Thể Công được chuyển từ Cục Quân huấn sang Viettel để phù hợp với xu thế bóng đá chuyên nghiệp. Từ năm 2005, cho dù Thể Công mang tên Thể Công Viettel, hay Viettel thì mô hình hoạt động vẫn không hề thay đổi. Đến năm 2009, sau những ồn ào của giai đoạn cuối mùa giải, Thể Công được đổi tên thành CLB Viettel. Phiên hiệu Thể Công được chuyển về Trung tâm tâm Thể thao Quân đội quản lý và có phân bổ biên chế phụ trách để chờ ngày trở lại. Viettel sau đó chuyển suất chơi chuyên nghiệp cho Thanh Hóa nhưng CLB thì vẫncòn và từ thời điểm đó, họ chỉ chuyên tâm vào đào tạo trẻ chuyên sâu và chỉ trở lại bóng đá đỉnh cao khi có những con người mới chất lượng cao.
Thầy trò HLV Trương Việt Hoàng đã vô địch V.League ngay trước mắt kình địch Hà Nội Ảnh: Quốc An
Sống lại giấc mơ
Cách đây vài năm, khi Viettel trở lại với giải hạng Nhất, một số cựu cầu thủ và những người yêu mến Thể Công đã phát động cuộc vận động lấy lại tên Thể Công. Đặc biệt, trước mùa giải 2019, đã có những cuộc hội thảo được tổ chức nhằm dọn đường cho việc lấy lại phiên hiệu Thể Công. Tuy nhiên, sau rất nhiều cân nhắc, đội bóng tiếp tục sử dụng tên gọi Viettel tham dự V.League. Một thông điệp được phát đi, thương hiệu Thể Công sẽ trở lại khi Viettel thực sử trở thành một thế lực hùng mạnh ở V.League. Các nhà quản lý muốn huyền hoại Thể Công một khi tái xuất phải thực sự hùng mạnh, lôi cuốn và có chỗ đứng vững chắc trên bản đồ bóng đá.
Chức vô địch V.League 2020 của Viettel được giới chuyên môn và NHM đánh giá rất cao. Nó cho thấy bản lĩnh, khát vọng, sự hiệu quả và những giá trị đặc biệt mà Viettel sở hữu. Đó là sự bài bản trong đào tạo, chất thép trong thi đấu và sự hùng mạnh về tài chính. Đó cũng chính là những nền tảng để biến Viettel thành một trung tâm quyền lực của bóng đá nước nhà. Và cũng từ đây, nhưng người yêu mến đội bóng lại được sống lại giấc mơ tái hồi phiên hiệu Thể Công vốn đã trở thành niềm tự hào của bóng đá Quân đội.
Thể Công trở lại không phải giấc mơ xa vời. Nhưng, với những người am hiểu tình hình, giấc mơ ấy đòi hỏi phải có thời gian mới có thể thực hiện. Hay nói cách khác, Viettel cần có thêm nhiều chức vô địch. Họ phải thực sự xứng đáng là những người kế tục xuất sắc truyền thống Cơn lốc đỏ vốn đã đi vào huyền thoại. Một thế đứng vững chắc, một lối chơi có bản sắc và sự chuyên nghiệp ở mức độ cao chính là những lý do quyết định cho phiên hiệu Thể Công trở lại.
V.League phải hoãn, BTC giải đề xuất phương án giúp CĐV Việt Nam không "đói" bóng đá Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã đề xuất với LĐBĐ Việt Nam phương án để bóng đá tiếp tục lăn trong thời gian tới. Theo đó, các giải bóng đá vẫn tạm dừng, riêng Cúp quốc gia sẽ được đẩy lên đá sớm hơn lịch ban đầu. VPF đề xuất vòng tứ kết Cúp quốc gia sẽ...