Viettel hỗ trợ y tế An Giang ứng dụng công nghệ chữa bệnh tim
Gần 30 cơ sở y tế được trang bị ống nghe tim, máy đo bão hòa oxy, phần mềm quản lý từ gói hỗ trợ 1,6 tỷ của Viettel.
Ngày 18/9, tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang diễn ra lễ công bố khởi động dự án “Phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh” tại địa phương này. Theo đó, dự án sẽ đầu tư trang thiết bị cho 29 cơ sở y tế trên địa bàn với tổng kinh phí gần 1,6 tỷ đồng, do tập đoàn Viettel tài trợ. Các thiết bị gồm máy đo độ bão hòa oxy cầm tay cho trẻ sơ sinh (Nellcor PM10N của hãng Medtronic) và ống nghe điện tử Littmann Model 3200 cùng với hệ thống phần mềm quản lý.
Các đại biểu cắt băng khởi động dự án. Ảnh: Cửu Long.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hệ thống thiết bị này sẽ ghi lại tiếng tim trẻ sơ sinh, thông qua phần mềm truyền đến Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Tim mạch An Giang để các chuyên gia nghe lại, phân tích, phát hiện bệnh tim bẩm sinh kịp thời và có phác đồ điều trị sớm cho các trẻ mắc bệnh này.
Dự án sẽ sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh tim bẩm sinh cho khoảng 30.000 trẻ sơ sinh trong một năm tại các cơ sở y tế ở An Giang, có đỡ đẻ, mổ đẻ trên địa bàn, sau đó tiến hành thống kê và đánh giá hiệu quả. Đối với các trẻ phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh, nếu gia đình khó khăn sẽ được chương trình “Trái tim cho em” tài trợ kinh phí phẫu thuật, can thiệp miễn phí.
Video đang HOT
“Tôi hy vọng dự án nhân đạo nhưng đồng thời cũng là dự án khoa học này sẽ là hình mẫu ứng dụng công nghệ vào chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em An Giang nói riêng và người dân cả nước nói chung”, Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh thường gặp, có thể phát hiện điều trị sớm nếu có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Vì thế Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phối hợp với Viettel ứng dụng công nghệ hiện đại vào chăm sóc sức khỏe tại An Giang. Cụ thể chiếc ống nghe được tài trợ khá đặc biệt, có khả năng khuếch đại âm thanh, sau đó qua Internet truyền tín hiệu tiếng tim về hệ thống. Khi đó hệ thống phần mềm quản lý sẽ tiếp nhận dữ liệu, lưu giữ, phân tích tiếng tim từ các cơ sở y tế gửi về. Nếu có vấn đề, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo, giúp bác sĩ chẩn đoán và có chỉ định điều trị kịp thời cho gia đình người bệnh.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng – Giám đốc Viettel An Giang đánh giá cao việc dự án sẽ góp phần phát hiện kịp thời cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội giúp nhiều bệnh nhi bị bệnh tim bẩm sinh được phát hiện và cứu chữa kịp thời, góp phần mang lại cuộc sống tươi đẹp hơn cho trẻ em trên địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Bệnh viện Sản Nhi An Giang có 15.000 trẻ sơ sinh mỗi năm. Ảnh: Cửu Long.
Bác sĩ Từ Quốc Tuấn – Giám đốc Sở Y tế An Giang cho biết mỗi năm địa phương có khoảng 40.000 trẻ sơ sinh, trong số này có khoảng 400 trường hợp bị tim bẩm sinh. Đây là bệnh hiểm nghèo cho trẻ em, càng khó khăn hơn với các gia đình nghèo khó vì chi phí chữa trị hơn 40 triệu đồng.
“Việc ra đời dự án là hành động kịp thời, cần thiết, nhân đạo, có ý nghĩa rất lớn đối với người dân địa phương”, người đứng đầu ngành Y tế An Giang chia sẻ.
Theo các chuyên gia, mỗi năm Việt Nam có khoảng 12.000 trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh. Trong đó, có 25% là những trường hợp bệnh tim bẩm sinh nặng cần phải mổ can thiệp ngay trong năm đầu để đảm bảo sự sống và tránh những biến chứng nặng. Một số trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể không có triệu chứng hoặc có những biểu hiện rất nhẹ dễ bỏ sót.
Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí mà hiện nay nhiều cơ sở sản khoa trên cả nước chưa có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, việc thăm khám và phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh gặp nhiều khó khăn.
Cửu Long
Theo Vnexpress
Khởi động dự án phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Chiêu 18/9, tai An Giang, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức lễ khởi động dự án "Phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh trên địa bàn tỉnh An Giang".
Cắt băng khởi động dự án tại An Giang
Dự án này do chương trình "Trái tim cho em" và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Sản Nhi An Giang, Bệnh viện Tim mạch An Giang thực hiện.
Dự án "Phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh trên địa bàn tỉnh An Giang" sẽ được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy đo độ bão hòa oxy cầm tay cho trẻ sơ sinh (Nellcor PM10N của hãng Medtronic) và 1 ống nghe điện tử Littmann Model 3200, cùng với hệ thống phần mềm quản lý sẽ giúp các cơ sở sản khoa trên địa bàn tỉnh có thể hội chẩn nhanh chóng với các bác sỹ tim mạch của Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội qua đó phát hiện bệnh tim bẩm sinh kịp thời và có phác đồ điều trị sớm cho các trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Dự kiến có 30.000 trẻ ra đời trong năm 2018 - 2019 tại An Giang được tầm soát bệnh tim bẩm sinh từ khi trào đời.
Dự án sẽ tiến hành sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh tim bâm sinh cho trẻ sơ sinh trong 1 năm tại các cơ sở y tế có đỡ đẻ/ mổ đẻ của tỉnh An Giang (dự tính sẽ sàng lọc chẩn đoán sớm cho hơn 30.000 trẻ) sau đó sẽ thực hiện thống kê và đánh giá hiệu quả của dự án.
Đối với các trẻ được phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh nếu gia đình khó khăn sẽ được chương trình "Trái tim cho em" tài trợ kinh phí phẫu thuật/can thiệp miễn phí...
Theo Đại đoàn kết
Quảng Nam: Hơn 2.000 trẻ em được khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí "Mỗi lần xem ti vi, tôi chỉ ước ngày nào đó cháu mình được tài trợ để mổ tim. Thế rồi hôm nay, tôi không ngờ gia đình mình được đón nhận niềm vui ấy. Tôi chỉ biết cảm ơn trời phật", trên đây là tâm sự của bà Hồ Thị Mười, bà nội cháu Bùi Thảo Nguyên (4 tháng rưỡi), ở thôn...