Viettel Global trước thềm niêm yết Upcom: Những thông tin đáng chú ý
Hoạt động nhận lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cho thấy ngày cổ phiếu của Viettel Global được giao dịch trên thị trường chứng khoán đang tới gần.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa có thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 78/2018/GCNCP-VSD ngày 13/09/2018 và cấp mã chứng khoán cho Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global – Mã CK: VGI).
Theo đó, Viettel Global đăng ký giao dịch cổ phiếu VGI trên thị trường Upcom tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và việc giao dịch cổ phiếu được thực hiện theo Quyết định của HNX.
Với số vốn điều lệ là 22.438 tỷ đồng, Viettel Global sẽ trở thành ứng cử viên phá vỡ “kỷ lục” về quy mô vốn của Công ty cổ phần Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) – vốn điều lệ là 21.771 tỷ đồng, đã thiết lập trên sàn Upcom trước đó.
VSD cũng cho biết, bắt đầu từ ngày 14/09/2018, đơn vị này sẽ nhận lưu ký số cổ phiếu đăng ký trên.
Ngoài ra, với việc dự kiến phát hành riêng lẻ lô cổ phiếu có giá trị tới 8.000 tỷ đồng cho nhà đầu tư chiến lược là công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), “kỷ lục” này sẽ tiếp tục được Viettel Global phá sâu.
Đáng chú ý, quy mô vốn của Viettel Global liên tục được gia tăng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng là nhằm thực hiện một mục tiêu cũng tham vọng không kém của công ty này.
Trở thành “thương hiệu quốc tế” với quy mô 350 triệu dân
Được biết, Viettel Global được thành lập vào tháng 10/2006 phụ trách hoạt động mở rộng kinh doanh ra nước ngoài với mục tiêu tìm kiếm thị trường tiềm năng của công ty mẹ Viettel.
Với khoản đầu tư đầu tiên vào Campuchia cùng năm, Viettel Global đã thực hiện những bước đi đầu tiên để trở thành một “thương hiệu quốc tế”. Tới năm 2009, Viettel Global đã chính thức khai trương công ty mạng viễn thông tại Campuchia và thành lập một công ty trong lĩnh vực viễn thông khác tại Lào.
Kết quả kinh doanh khả quan ghi nhận tại các nhà mạng viễn thông do Viettel Global thành lập nên tại các nước láng giềng đã góp phần tạo động lực để công ty này tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư.
Video đang HOT
Mạng lưới các công ty con và công ty liên kết của Viettel Global tại thị trường quốc tế (Nguồn: Viettel Global)
Ngày 23/4/2015, Viettel Global đã đánh dấu bước ngoặt cho tham vọng phát triển khi Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ TN) đặt mục tiêu quy mô thị trường trong vòng 3 năm (2016 – 2018) đạt tới 350 triệu dân, tăng quy mô thị trường thêm 226 triệu dân so với năm 2014.
Để thực hiện tham vọng này, Viettel Global cần nhu cầu vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Và công ty này đã thực hiện nhờ phát hành riêng lẻ cho công ty mẹ Viettel.
ĐHĐCĐ TN của Viettel Global năm 2015 đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho công ty mẹ Viettel với tổng giá trị là 10.000 tỷ đồng, dự kiến nâng vốn điều lệ từ 12.438 tỷ đồng lên mức 22.438 tỷ đồng.
Đợt chào bán này kết thúc ngày 31/3/2016, kết quả phát hành riêng lẻ không đạt như kế hoạch khi phần vốn tăng thêm thực tế chỉ đạt 2.000 tỷ đồng. Sau đó không lâu, ngày 26/4/2016, Viettel Global tiếp tục trình kế hoạch tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng nhờ phát hành riêng lẻ cho công ty mẹ Viettel.
Hoạt động tăng vốn vẫn chưa dừng lại ở đó, tới kỳ họp thường niên năm 2018, ĐHĐCĐ Viettel Global tiếp tục thông qua tờ trình phát hành riêng lẻ cổ phiếu cho công ty mẹ Viettel, tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng, vốn điều lệ dự kiến sau phát hành 30.438 tỷ đồng.
Đáng chú ý, số cổ phần phát hành thêm này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Trong quá trình tăng vốn liên tục, Viettel Global cũng đã tích cực triển khai mở rộng thị trường nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tính tới ngày 31/3/2018, hệ thống mạng lưới của Viettel Global bao gồm 10 công ty con (tại nhiều quốc gia như: Haiti, Đông Timor, Campuchia, Mozambique, Cameroon, Burundi, Tanzania, Tanzania; và 3 công ty liên kết tại Lào, Campuchia, Myanmar.
Quy mô tổng tài sản, tính tới hết Quý I/2018 đạt 51.687 tỷ đồng, giảm nhẹ 279 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Biến động tỷ giá “ăn mòn” lợi nhuận
Hoạt động mở rộng thị trường cũng khiến Viettel Global gặp nhiều thách thức hơn, trong đó có biến động tỷ giá khiến cho công ty này dù có doanh thu tốt vẫn chưa thể có lãi.
Kết quả kinh doanh của Viettel Global giảm sút rõ rệt kể từ năm 2015, trước ghi khi nhận khoản lỗ lên tới 3.427 tỷ đồng năm 2016.
Nguyên nhân về khoản lỗ “khủng” trong năm 2016 của tập đoàn này, phần lớn xuất phát từ việc Viettel Global tiến hành đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (tại các công ty con có dự án đầu tư nước ngoài) phát sinh trong năm 2016 là 3.065 tỷ đồng, trong đó, đã phân bổ vào chi phí tài chính tới 2.627 tỷ đồng.
Bước sang năm 2017, dù doanh thu tiếp tục có sự tăng trưởng tốt (đạt 19.023 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2016) nhưng các khoản trích lập chi phí liên quan tới biến động tỷ giá (được phân bổ trong chi phí tài chính là 1.997 tỷ đồng) tiếp tục khiến Viettel Global ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 481 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm 2018 của Viettel Global bắt đầu cho thấy tín hiệu khởi sắc khi công ty ghi nhận lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 13,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ (Quý I/2017) âm tới 139 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, công ty ghi nhận khoản lỗ 107 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trên một số thông tin trên truyền thông, ban lãnh đạo của Viettel Global tỏ ra tự tin với chiến lược kinh doanh đã đề ra khi cho biết các thị trường được đầu tư gần đây có quy mô lớn nhưng phải khoảng 3 năm sau khi đi vào hoạt động mới có lãi và tác động tích cực tới kết quả kinh doanh chung của Viettel Global./.
Theo Trí thức trẻ
Căn hộ Sài Gòn 10.000 USD/m2: Hồng Kông, Singapore cũng ngả mũ
Rót hàng nghìn tỷ đồng nhưng cho tới nay, hình hài căn hộ siêu sang, dát vàng chưa thấy đâu còn chủ đầu tư thì ôm cục nợ, nếu tiếp tục dự án thì gặp khó khăn mà bỏ cũng không xong.
Nhiều dự án siêu sang chết yểu
Số phận lận đận
Cuối năm 2009, thị trường bất động sản Hà Nội xôn xao khi một chủ đầu tư công bố mở bán căn hộ siêu sang với mức giá trên 100 triệu đồng/m2. Ở thời điểm đó, thị trường chung cư đang chững lại, chủ đầu tư này được đánh giá là "chơi trội" bởi một căn hộ lúc đó có giá từ 13-27 tỷ đồng (1,3 triệu đôla). Khách mua các căn penthouse tại đây thậm chí phải trả khoảng 100 tỷ đồng.
Thực tế, khi mở bán, dự án này đã có gần 60 khách hàng. Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư đã trả lại tiền cho các khách hàng vì nhiều lý do khác nhau. Nhiều lần tuyên bố thời gian hoàn thành nhưng dự án đều không về đích đúng hạn.
Cho tới nay, gần 10 năm, dự án vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trên thị trường xuất hiện nhiều thông tin đồn đoán, một đơn vị khác sẽ tiếp quản dự án. Câu hỏi bao giờ dự án đi vào hoạt động vẫn là câu hỏi khó mà ngay chủ đầu tư vẫn chưa trả lời được.
Cũng rầm rộ không kém dự án trên nhưng nhận cái kết bi thảm là siêu dự án Habico Tower. Tại thời điểm chào bán, mức gia tư 4.000 USD/m2 san chung cư của dự án này thực sự gây sốc cho giơi bất động sản ca nươc. Khi đó, căn hộ rẻ nhất của tòa tháp có giá 21 tỷ đồng và căn hộ đắt nhất lên tới 85 tỷ đồng.
Không những vậy, dự án còn hướng đến một kỷ lục trong xây dựng bằng việc hoàn thành một tầng nhà chỉ trong vòng 7 ngày. Tốc độ xây dựng được đẩy nhanh nhưng chất lượng luôn phải là tốt nhất và sẽ hoàn thành trong năm 2011. Sau đó, Habico Tower ngừng thi công và đang "chết lâm sàng" dù đã hoàn tất một phần cấu trúc chính của tòa nhà.
Tại TP.HCM, cao ốc Saigon One Tower cũng là dự án dang dở. Là dự án tạo tiếng vang và được chờ đợi ở khu trung tâm thành phố, sau 2 năm khởi công, Saigon One Tower rơi vào bế tắc. Tính đến thời điểm ngưng thi công cuối năm 2011, ước 80% khối lượng công việc đã hoàn thành.
Cuộc chơi mới
Với mức giá cao ngất ngưởng tương đương với một căn biệt thự, phân khúc căn hộ siêu sang gặp không ít khó khăn. Song, nhiều chủ đầu tư vẫn tự tin rằng, những chiếc siêu xe không còn là những món đồ trang sức đỉnh cao nữa, mà một căn hộ triệu đô mới chính là điều làm cho họ tự hào. Chính vì vậy, dù thị trường bất động sản có những lúc thăng trầm thì phân khúc cao cấp vẫn có một lượng khách hàng riêng biệt.
Thời gian gần đây giới kinh doanh bất động sản tại TP.HCM xôn xao trước thông tin chào bán căn hộ tại 1 dự án ở quận 1 với giá bán cao nhất lên đến khoảng 10.000 USD/m2 (khoảng hơn 220 triệu đồng/m2).
Đây được xem là dự án căn hộ có mức giá cao kỷ lục hiện nay tại TP.HCM. Với mức giá trên, căn hộ thấp nhất ở đây đã 11 tỷ đồng, căn hộ cao nhất có giá lên đến 44 tỷ đồng.
Nhiều chủ đầu tư vẫn tịn tin ở phân khúc này
Hay như cũng tại quận 1, một dư án trên phố Thi Sách có mức giá khoảng 4.500 USD/m2. Trong khi đó, Còn 45 căn biệt thự trên không đang chào bán ở quận 3, với giá khoảng 120 triệu đồng/m2.
Trong khi nhiều ý kiến cho rằng việc phát triển các dự án cao cấp với giá bán từ khoảng 5.000 USD/m2 đến 10.000 USD/m2 của một số dự án đang và sắp ra mắt không phù hợp với số đông thì chúng ta vẫn có một góc nhìn khác để tiếp cận thực tế này.
Yêu cầu của những khách hàng cao cấp không dừng ở việc tìm kiếm các dự án cao cấp bậc nhất trên thị trường mà còn phụ thuộc vào những yếu tố tiên quyết như vị trí và uy tín chủ đầu tư, phong cách thiết kế và bố trí mặt bằng của căn hộ, phù hợp với cho mục tiêu để ở hoặc đầu tư sau này.
Đối với những phân khúc khách hàng này, ngân sách sẽ không còn đóng vai trò tiên quyết nữa, mà sự thuyết phục khách hàng đầu tư cho không gian sống độc đáo, tiện nghi sẽ là yếu tố quyết định.
Ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc Kinh doanh Nhà ở, Savills TP.HCM, nhận định, riêng tại TP.HCM, một căn hộ sang trọng tọa lạc tại trung tâm thành phố có giá khoảng 115,3 triệu/m2 (xấp xỉ 5.000 USD) nhưng ở Hong Kong, người mua phải bỏ ra số tiền gấp 4 lần.
Nhu cầu trong nước chiếm đa số thị phần nhưng đối với những người mua kén chọn đến từ Đài Loan, Hong Kong, và Hàn Quốc thì Việt Nam là một điểm đến lý tưởng hơn đất nước của họ. Một lý do nữa để các nhà đầu tư quốc tế tìm đến Việt Nam chính là mức ROI (tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư) khá hấp dẫn, tùy theo từng dự án. Do nguồn cung căn hộ cao cấp không mấy dồi dào nên phân khúc này có tính thanh khoản cao hơn và đang tăng với tốc độ 2 con số hàng năm.
Đối tượng người nước ngoài đang dành sự quan tâm lớn đến phân khúc này tại Tp.HCM khi giá căn hộ cao cấp tại đây đang được nhận định là rất hấp dẫn so với khu vực như Hong Kong, Singapore, Kuala Lumpur trong khi mức lợi tức cho thuê lại dẫn đầu.
Mặc dù được đánh giá là nhiều tiềm năng nhưng con đường dẫn tới thành công không trải hoa hồng với tất cả các chủ đầu tư. Bài học về những dự án như Saigon One hay Habico Tower sẽ là điều mà các chủ đầu tư cần cân nhắc.
Theo Trí thức trẻ
Đà Nẵng: Thêm dự án gần 15 triệu USD đầu tư vào Khu công nghệ cao Ban quản lý Khu công nghệ cao (KCNC) Đà Nẵng vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Khu nhà xưởng xây sẵn công nghệ cao, do Công ty CP Đầu tư và dịch vụ Hi-Tech làm chủ đầu tư với tổng vốn 339 tỷ đồng (tương đương 14,9 triệu USD). Theo đó, Dự án có thời gian hoạt động 50...