Viettel đẩy nhanh thoái vốn ngoài ngành
Sau khi thoái vốn thành công tại Vinaconex, Viettel tiếp tục đẩy nhanh lộ trình thoái vốn nhằm hoàn thành tái cơ cấu đúng kế hoạch. Đáng chú ý, Viettel không thuộc diện phải thực hiện sắp xếp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020.
Về kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết theo phương án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, đến hết năm 2020 hoặc có thể sớm hơn, Viettel sẽ thoái toàn bộ vốn tại Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn và Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả, sau khi thoái thành công vốn đầu tư tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Trước đó, vào cuối tháng 11/2018, Viettel đã đấu giá thành công trọn lô 94 triệu cổ phần Vinaconex, tương đương 21,28% vốn, thu về hơn 2.000 tỷ đồng và ghi nhận lãi trước thuế 712 tỷ đồng.
Nếu tính thêm các khoản cổ tức được nhận khi đầu tư vào Vinaconex từ tháng 2/2009 là 424,8 tỷ đồng, thì tổng giá trị Viettel thu về là hơn 2.427 tỷ đồng, gấp gần 2 lần vốn đầu tư ban đầu và đạt thặng dư 1.137 tỷ đồng.
Trên cơ sở thành công đó, Viettel kỳ vọng sẽ thuận lợi và thu về lợi nhuận tốt từ hai khoản thoái vốn còn lại.
Đối với Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn, đại diện Viettel cho biết hiện nay, cơ cấu cổ đông của công ty này đã được kiện toàn, bao gồm Viettel và nhóm cổ đông thuộc Sovico Group. Viettel đang tích cực làm việc với tập đoàn này để đẩy nhanh triển khai các dự án kinh doanh.
“Bộ Quốc phòng đã có văn bản chấp thuận phương án thoái vốn thông qua đấu giá công khai trọn lô tại Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn vào tháng 4/2019. Chúng tôi hiện đang phối hợp với các tổ chức tư vấn và Sở Giao dịch chứng khoán đánh giá thị trường, xác định thời điểm phù hợp để thực hiện đấu giá, dự kiến sẽ diễn ra trong quý IV này”, ông Dũng thông tin.
Đối với Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả, ông Dũng chia sẻ, Viettel đang thực hiện quy hoạch lại tài chính công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh, đồng thời tích cực làm việc với các đơn vị tư vấn để tìm cơ hội chuyển nhượng cổ phần tại đây.
Theo đánh giá của giới đầu tư, nếu tái cơ cấu thuận lợi thì Xi măng Cẩm Phả cũng sẽ là thương vụ thoái vốn thu hút được nhà đầu tư và mang về kết quả tích cực cho Viettel.
Video đang HOT
Tính đến cuối tháng 6/2013, Xi măng Cẩm Phả kinh doanh bết bát với khoản lỗ lũy kế 1.600 tỷ đồng, nợ 5.700 tỷ đồng, nhưng kể từ sau tháng 10/2013 – thời điểm Viettel nhận chuyển nhượng 70% cổ phần từ Vinaconex, công ty này bắt đầu kinh doanh có lãi.
Kết quả sản xuất – kinh doanh năm 2014 ghi nhận lãi gần 100 tỷ đồng, năm 2016 lãi 211 tỷ đồng. Kết thúc năm 2018, công ty đạt doanh thu 2.600 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt 78,1 tỷ đồng.
Ông Trần Quang Hưng, Tổng giám đốc Xi măng Cẩm Phả, cho biết năm 2019, trên cơ sở dự báo thuận lợi cho sản xuất tiêu thụ ngành xi măng, công ty đặt mục tiêu sản xuất 1,95 triệu tấn, đạt 103,2% công suất thiết kế; tiêu thụ 2,47 triệu tấn, tổng doanh thu 2.737 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 136,7 tỷ đồng. Kết thúc quý đầu năm nay, kết quả kinh doanh của Xi măng Cẩm Phả vượt mục tiêu đề ra, dòng tiền ổn định.
Bên cạnh việc thoái vốn ngoài ngành, Viettel còn đặt mục tiêu giảm bớt vốn tại một số công ty con về mức trên 50% vốn điều lệ, bao gồm Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel – Viettel Post (hiện đang nắm giữ 68,08% vốn), Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (73,2%), Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Viettel (68%).
Hiện nay, các doanh nghiệp này đều đang giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán ( sàn UPCoM), tạo tiền đề cho Viettel mở rộng cơ hội thoái vốn trong thời gian tới.
Hiếu Minh
Theo ĐTCK
Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) làm 2 đồng, thu 1 đồng lãi
Nhờ cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, Viwasupco thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm với biên lãi gộp cao trên 50%.
Ảnh minh họa.
Thu hàng trăm tỷ mỗi năm nhờ bán nước
CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco - mã VCW) hiện là đơn vị cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực phía Tây Nam Hà Nội, bao gồm các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và một số quận nội thành.
Nhờ đó, công ty tạo ra hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm với biên lãi gộp cao "ngất ngưởng" trung bình trên 50% trong 3 năm trở lại đây.
Năm 2018, Viwasupco ghi nhận mức doanh thu kỷ lục với 468,6 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về 218,6 tỷ đồng, cao hơn 29% so với kết quả đạt được năm trước.
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, công ty đã ghi nhận 263,6 tỷ đồng doanh thu và 126,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 22,4% và 31% so với nửa đầu năm ngoái. Biên lãi gộp tiếp tục được duy trì ở mức cao với 57%.
Cổ phần chủ yếu nằm trong tay Gelex và REE
Viwasupco tiền thân là đơn vị thực hiện dự án Nhà máy nước sạch Sông Đà trực thuộc Tổng CTCP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) được thành lập vào tháng 3/2009 với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng trong đó Vinaconex nắm quyền chi phối với 51% cổ phần.
Đến tháng 11/2016, Viwasupco chính thức đưa 50 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UpCOM với mã chứng khoán VCW. Cuối năm 2017 tức là gần một năm sau khi lên sàn, Vinaconex hoàn tất thoái vốn tại Viwasupco.
Sau khi Vinaconex thoái vốn, cơ cấu cổ đông của Viwasupco liên tục có những biến động.
Cụ thể, CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) đã mua vào hơn 17 triệu cổ phiếu qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 34,68%. Trong khi đó, sau nhiều lần mua vào cổ phiếu với số lượng lớn, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Viwasupco từ tháng 3/2018 với 47,1% cổ phần.
Cuối tháng 6/2019, Viwasupco thực hiện thưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 qua đó nâng vốn điều lệ lên mức 750 tỷ đồng như hiện nay. Năng lượng Gelex vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 60,46% cổ phần trong khi REE là cổ đông lớn còn lại sở hữu 35,95% vốn.
Có thể thấy cơ cấu cổ đông của Viwasupco tương đối cô đặc với lượng cổ phiếu lưu hành tự do chỉ chiếm chưa đến 4%.
"Vận đen" đeo bám nhiều năm
Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao vụ việc nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Viwasupco cung cấp có mùi khét, nhờn nhớt.
Đại diện công ty sau đó đã có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nguồn nước sạch sông Đà cung cấp cho khu vực phía Tây TP Hà Nội bị nhiễm dầu. Hiện công ty vẫn đang trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý, làm sạch nguồn nước đồng thời có những biện pháp tạm thời nhằm duy trì cung cấp nước sạch của người dân.
Đây không phải là lần đầu Viwasupco vướng phải những "lùm xùm" gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều hộ dân trên địa bàn Hà Nội.
Trước đó, từ năm 2012 - 2016, Viwasupco cũng "vật vã" khi đường ống dẫn nước sông Đà vỡ 21 lần, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm nghìn hộ dân trên địa bàn thành phố. Sự việc này gây nhức nhối trong dư luận trong suốt thời gian dài và khiến ban lãnh đạo của công ty bị truy tố.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Điểm mặt những doanh nghiệp lỗ nặng nhất quý III/2019 Có 20 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 3/2019 là một số âm tính tới thời điểm hiện nay. Có thể con số này sẽ ngày càng tăng khi các doanh nghiệp công bố hết báo cáo tài chính. CTCP Thép Việt Ý (VIS) là doanh nghiệp lỗ nặng nhất trong quý 3/2019 tính đến thời điểm hiện nay. Theo...