Viettel chuẩn bị thoái bớt vốn tại 3 công ty con trên sàn
Trong thời gian qua, mặc dù đại dịch Covid -19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nhưng các công ty thành viên của Viettel vẫn có kết quả kinh doanh khả quan. Vì vậy, hoạt động thoái vốn của Tập đoàn này được giới đầu tư rất chờ đợi với kỳ vọng “vợt” được những món hàng tốt.
Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Viễn Thông Quân đội (Viettel), trong tháng 10 và tháng 11/2020, Tập đoàn này sẽ tiến hành thoái vốn tại 3 đơn vị: Tổng CTCP Bưu chính Viettel ( Viettel Post), Tổng công ty công trình Viettel và Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Viettel.
Cụ thể, thông qua hình thức đấu giá công khai, Viettel sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại 3 công ty Viettel Post, Công trình Viettel và Tư vấn Thiết kế Viettel còn khoảng trên 50%.
Vậy 3 doanh nghiệp “gà đẻ trứng vàng” của Viettel lần này có gì?
Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Viettel
Công ty giao dịch trên UPCom với mã chứng khoán VTK, thị giá khoảng 24.000 đồng/cp. Tư vấn thiết kế Viettel là một doanh nghiệp với giá trị thị trường gần 100 tỷ đồng đang có các chuyển dịch chiến lược cùng với Tập đoàn mẹ (Viettel) trong việc mở rộng ra những ngành nghề kinh doanh mới.
Đây chính là đơn vị đã thiết kế 5 đường trục cáp quang Bắc-Nam, tổng chiều dài trên 8.500 km, gần 190.000 km cáp quang rẽ nhánh và Thiết kế trên 45.000 trạm BTS, trên 10.000 tuyến Viba… tạo nên sức mạnh cho Viettel và giữ vị thế là Công ty tư vấn thiết kế hạ tầng viễn thông số 1 tại Việt Nam.
Một trong những thế mạnh của VTK là công ty con thuộc hệ sinh thái của Viettel nên có thể tận dụng mạng lưới của Tập đoàn để mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đến hết năm 2019, Công ty đã cung cấp dịch vụ tại 6 thị trường nước ngoài là Lào, Campuchia, Mozambique, Cameroon, Haiti, Peru.
Mục tiêu phát triển của VTK là đến năm 2025, doanh thu đạt 200-350 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 30-40 tỷ đồng.
Đáng chú ý, VTK dự kiến duy trì tỷ lệ chia cổ tức ổn định 10-20%/năm giai đoan 2020 – 2025. Trong đó năm 2020, dự kiến kế hoạch doanh thu là 136 tỷ, lợi nhuận hơn 16 tỷ và cổ tức từ 15-20%.
Tổng công ty công trình Viettel
Video đang HOT
Trên sàn Upcom, mã cổ phiếu CTR của Tổng công ty công trình Viettel có thị giá đạt hơn 41.000 đồng, tương ứng giá trị doanh nghiệp gần 3.000 tỷ đồng.
Đây là đơn vị vận hành khai thác mạng lưới hạ tầng lớn nhất Việt Nam khi trực tiếp vận hà nh hạ tầng viễn thông của Tập đoàn mẹ (Viettel) cả ở trong nướcs và nước ngoài.
Trong năm 2019, trong khi các đơn vị cùng ngành có kết quả kinh doanh sụt giảm thì Công trình Viettel tăng trưởng mạnh nhờ đẩy mạnh các hoạt động xây lắp và VHKT ngoài Tập đoàn Viettel.
Theo đó, tổng doanh thu và LNST hợp nhất đạt lần lượt 5.053 và 181 tỷ đồng, tăng trưởng hai con số lần lượt 18% và 23% so với cùng kỳ
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Công trình Viettel vẫn tiếp tục tăng trưởng. Doanh thu 6 tháng đạt 2.686 tăng trưởng 11% so với cùng kỳ,
Lợi nhuận sau thuế đạt 98,4 tỷ tăng trưởng 28% so với cùng kỳ, trong khi một số đơn vị khác ghi nhận LNST giảm.
Đơn vị này định hướng đến năm 2025 trở thành công ty đầu tư và cho thuê hạ tầng hàng đầu Việt Nam, mở rộng hơn việc cung cấp dịch vụ vận hành khai thác chuyên nghiệp ở các thị trường nước ngoài, phát triển các giải pháp về nguồn, năng lượng thông minh cho ngành viễn thông cũng như các ngành nghề khác. Khi đó, doanh thu dự kiến của CTR đạt từ 10.000 – 11.400 tỷ đồng vào năm 2025, lợi nhuận trước thuế đạt 300-500 tỷ đồng
Tổng Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel (Viettel Post)
Viettel Post đã đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán UPCoM với mã VTP. Giá cổ phiếu đạt hơn 104.000 đồng, tương đương với giá trị vốn hóa doanh nghiệp đạt khoảng 8.700 tỷ đồng.
Tập trung vào 3 mảng kinh doanh chính là Dịch vụ chuyển phát (trong và ngoài nước), Dịch vụ Kho vận, Thương mại và dịch vụ, Viettel Post ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh cả về doanh thu lẫn thị phần trong những năm qua và đang nắm 21% thị phần trên thị trường chuyển phát. Đơn vị này sở hữu mạng lưới chuyển phát rộng khắp cả nước với 2.200 bưu cục, 827 cửa hàng và 469 điểm cung ứng dịch vụ bưu chính.
Theo số liệu báo cáo tài chính, trong 5 năm gần đây, doanh thu Viettel Post duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 40%/năm. Năm 2019, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 7.812 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 58,7%. Con số này này cao hơn mức tăng trưởng chung của các doanh nghiệp ngành chuyển phát nhanh (49,4%) và bỏ xa con số tăng trưởng 8,7% của ngành vận tải, kho bãi.
Tương tự, trong giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trung bình đạt mức 59% một năm. LNST năm 2019 đạt hơn 380 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng trưởng 36,2% so với năm 2018. Mức tăng trưởng này cao hơn so với ngành chuyển phát nhanh nói chung (33,4%) và cao hơn nhiều lần so với con số của ngành vận tải, kho bãi (7,6%).
Trong 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Viettel Post vẫn ghi nhận những kết quả rất khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần của Viettel Post đạt gần 6.799 tỷ đồng, tăng trưởng lên tới 125,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 21,2%, đạt mức gần 200 tỷ đồng.
Định hướng phát triển của Viettel Post là đến năm 2025, trở thành Công ty chuyển phát số 1 tại Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ cao với doanh thu đạt từ 18.000 -23.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt từ 1.200-1.400 tỷ đồng.
Nhóm doanh nghiệp "họ" Viettel hoạt động ra sao giữa đại dịch Covid-19?
Trên thị trường, các cổ phiếu "họ" Viettel đều đang giao dịch trên sàn UpCOM và gần như đã phục hồi về vùng giá trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Ảnh minh họa.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp "họ" Viettel chịu ít nhiều ảnh hưởng tuy nhiên về cơ bản hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn duy trì sự ổn định trong 6 tháng đầu năm 2020.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II, Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - mã VGI) ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 6% lên 4.309 tỷ đồng. Với giá vốn được tối ưu, lãi gộp tăng trưởng tới 15%, đạt 1.658 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp ở mức 38,5%.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tích cực nhưng do lỗ chênh lệch tỷ giá nên lợi nhuận trước thuế quý 2 chỉ đạt 15 tỷ đồng, giảm 98,5% so với quý II/2019. Lỗ ròng sau thuế hơn 123 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 682 tỷ đồng trong đó lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ hơn 200 tỷ đồng.
Dù vậy, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ lũy kế 6 tháng đầu năm của Viettel Global vẫn tăng gần 6% so với cùng kỳ, đạt 763 tỷ đồng nhờ báo lãi đột biến trong quý đầu tiên của năm. Doanh thu nửa đầu năm cũng tăng gần 19% so với cùng kỳ, đạt 8.613 tỷ đồng.
Với thị trường Global của Viettel tại châu Phi, Mỹ Latin và Đông Nam Á đều tăng trưởng dương, trong đó châu Phi tăng trưởng 2 chữ số. Khu vực Đông Nam Á vẫn đóng vai trò chủ đạo với hơn 4.400 tỷ doanh thu và 1.085 tỷ đồng lợi nhuận.
Các công ty liên kết, đặc biệt là Viettel Myanmar - đơn vị vận hành mạng Mytel - tiếp tục đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Viettel Global. Sau khi tăng trưởng gấp đôi trong quý 1, tổng doanh thu các công ty liên kết của Viettel Global (gồm Viettel Myanmar, Star Telecom và Metcom) tiếp tục tăng 50% trong quý II. Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu của các công ty này tăng 76%, từ 5.300 tỷ lên 9.322 tỷ đồng.
Trong khi đó, Tổng CTCP Công trình Viettel (mã CTR) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 với doanh thu thuần 1.305 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng tới 47% lên đạt 83,6 tỷ đồng tương ứng biên lãi gộp 6,4%, cải thiện đáng kể so với mức 4,7% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 21% so với cùng kỳ, đạt 47,6 tỷ đồng.
Nguồn thu chủ lực của CTR hiện vẫn là mảng Vận hành khai thác nhà trạm và ứng cứu thông tin khi đem về doanh thu 802 tỷ đồng. Mảng Giải pháp tích hợp và bán hàng thương mại cũng tăng trưởng tốt với doanh thu 255 tỷ đồng. Mảng BĐS đầu tư (hạ tầng cho thuê) đem về hơn 11 tỷ đồng doanh thu, con số lớn nhất từ trước tới nay. Ở chiều ngược lại, mảng xây lắp có sự sụt giảm trong quý 2 khi chỉ đem về 237 tỷ đồng doanh thu, thấp hơn 33% so với quý trước và thấp hơn 34% so với cùng kỳ năm 2019.
Sau 6 tháng đầu năm, CTR ghi nhận 2.686 tỷ đồng doanh thu và 98,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 11% và 28% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành xấp xỉ 50% chỉ tiêu đề ra. Trước đó tại ĐHĐCĐ diễn ra vào tháng 6, ban lãnh đạo CTR cho biết công ty không chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tự tin hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Tương tự, Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettle Post - mã VTP) ghi nhận doanh thu quý II/2020 tăng tới 158% so với cùng kỳ lên 4.337 tỷ đồng. Giá vốn cũng tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp chỉ còn tăng 7,6% lên hơn 183 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp vỏn vẹn 4,2%. Sau khi trừ các chi phí phát sinh trong kỳ đồng thời ghi nhận khoản lợi nhuận khác, Viettel Post báo lãi sau thuế 103 tỷ đồng, tăng 16,7% so với quý II/2019.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Viettel Post đạt 6.797 tỷ đồng doanh thu và 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 125% và 21% so với nửa đầu năm 2019. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện được 40% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
CỔ PHIẾU PHỤC HỒI VỀ VÙNG GIÁ TRƯỚC DỊCH
Trên thị trường, các cổ phiếu "họ" Viettel đều đang giao dịch trên sàn UpCOM và gần như đã phục hồi về vùng giá trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Hiện VGI đang dừng ở mức 26.900 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa 81.879 tỷ đồng và là một trong những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn UpCOM, thập chí lớn hơn rất nhiều Bluechips trên sàn HoSE.
Trong khi đó, cổ phiếu CTR hiện đang loanh quanh vùng đỉnh với 41.300 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh). Ngày 4/8 vừa qua, CTR đã chốt quyền nhận cổ tức với tổng tỷ lệ 26% bao gồm 10% bằng tiền và 16% bằng cổ phiếu. Cổ tức bằng tiền sẽ được chi trả cho cổ đông vào ngày 18/8 tới đây.
Tương tự như CTR, Viettel Post cũng vừa chốt ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền (tỷ lệ 15%) và cổ phiếu (tỷ lệ 39,3%) là ngày 26/8 tới đây. Cổ tức bằng tiền dự kiến được chi trả vào ngày 15/9/2020. Ngoài ra, công ty sẽ phát hành thêm 23,43 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông. Hiện VTP là cổ phiếu có thị giá cao nhất trong nhóm Viettel với 132.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa xấp xỉ 7.900 tỷ đồng.
Về vấn đề thoái vốn, Công trình Viettel và Viettel Post đều nằm trong kế hoạch giảm vốn, thoái vốn của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Trong đó Viettel Post giảm từ 68,08% đến>50%, Công trình Viettel giảm từ 73,2% xuống>50%. Viettel đã thuê đơn vị thẩm định để định giá giá trị cổ phần và dự kiến hoàn thành các thủ tục giảm tỷ lệ sở hữu đảm bảo theo phương án cơ cấu lại và theo quy định pháp luật trong năm 2020.
Viettel Post tiếp tục báo lãi ròng 21% trong 6 tháng đầu 2020 Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) công bố kết quả 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2019 lên 6.797 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 21% lên 200 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Viettel Post vẫn đạt doanh...