Viettel bán đấu giá 7,75 triệu cổ phiếu CTR giá khởi điểm 46.600 đồng/cổ phiếu
Mức giá 46.600 đồng/ cổ phiếu cao hơn khá nhiều so với mức giá mà trước đó Tổ chức thẩm định đưa ra (43.100 đồng/cổ phiếu) và thấp hơn thị giá CTR phiên gần đây.
Theo tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) sẽ tổ chức bán đấu giá gần 7,75 triệu cổ phiếu Tổng CTCP Công trình Viettel (Viettel Construction, mã CTR) vào ngày 7/12/2020 với giá khởi điểm 46.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị khởi điểm 361 tỷ đồng.
Mức giá này cao hơn khá nhiều so với giá Tổ chức thẩm định đưa ra trước đó là 43.100 đồng/cổ phiếu. Chênh lệch lên đến 3.500 đồng/cổ phiếu là do giá thẩm định ban đầu thấp hơn giá tham chiếu bình quân 30 ngày giao dịch liên tiếp của CTR trên sàn chứng khoán.
Hiện tại, Viettel đang nắm giữ 51,55 triệu cổ phiếu CTR, tương ứng tỷ lệ sở hữu 73,22%. Nếu phiên đấu giá thành công, Viettel sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 43,8 triệu cổ phiếu CTR, tương ứng tỷ lệ 62,2%.
Kết thúc phiên giao dịch 11/10, thị giá CTR đạt 51.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 10,3% so với giá khởi điểm Viettel đưa ra.
Trước đó, tình huống tương tự cũng từng diễn ra với cổ phiếu “họ” Viettel là Viettel Post (mã VTP), khi giá khởi điểm dự kiến trong phiên đấu giá ngày 11/11 là 104.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, mức giá được công bố chính thức sau đó đã tăng lên 105.500 đồng/cổ phiếu do quy định giá bình quân 30 phiên.
Viettel Post sau đó đã thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư với tổng lượng đăng ký mua đấu giá lên tới 7,49 triệu cổ phiếu, gấp 1,5 lần lượng Viettel chào bán.
Viettel Construction (CTR) là đơn vị phụ trách toàn bộ việc xây lắp hạ tầng cơ sở mạng viễn thông trong nước và quốc tế của Viettel. Đến nay, Viettel Construction đã có 25 năm xây dựng và phát triển, trở thành Công ty số 1 Việt Nam trong lĩnh vực xây lắp và vận hành khai thác hạ tầng viễn thông với lực lượng lao động lên tới 10.000 người.
Những năm gần đây, Viettel Construction không chỉ tập trung vào lĩnh vực xây lắp hạ tầng viễn thông mà đã mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh mới với 4 trụ, bao gồm Vận hành khai thác (VHKT), Hạ tầng cho thuê (TowerCo), Giải pháp tích hợp và Xây lắp.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 nhưng kết quả kinh doanh của Viettel Construction vẫn tiếp tục tăng trưởng tích cực với doanh thu 4.235 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận sau thuế 168,3 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
Mục tiêu đến năm 2025, Viettel Construction trở thành công ty đầu tư và cho thuê hạ tầng (TowerCo) hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty cũng mở rộng cung cấp dịch vụ xây dựng, VHKT ra ngoài Viettel và thị trường nước ngoài; Phát triển các giải pháp năng lượng sạch, cơ điện thông minh.
Theo kế hoạch đến năm 2025, doanh thu CTR đạt 11.500 tỷ đồng và lợi nhuận 518 tỷ đồng, duy trì ROE cao và ổn định với mức trung bình 16%; ROA từ 4-5% trong giai đoạn 2021 – 2025.
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất tại cuộc hội thảo diễn ra vào ngày 3/11, lãnh đạo Viettel Construction tin rằng công ty sẽ hoàn thành vượt xa kế hoạch trên, doanh thu năm 2025 có thể lên đến 1 tỷ USD (khoảng 23.500 tỷ đồng), tỷ trọng doanh thu ngoài tập đoàn lên tới 50%.
NAV của Quỹ đầu tư cổ phiếu Techcom (TCFF) giảm mạnh gần 18% sau 6 tháng
Thị trường chứng khoán vẫn còn chịu những tác động tiêu cực do dịch Covid-19, đã khiến cho hoạt động của Quỹ đầu tư cổ phiếu Techcom (TCEF), do Công ty Quản lý quỹ Kỹ thương quản lý gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ suy giảm sâu ở nhiều thời điểm.
Video đang HOT
Theo cập nhật mới nhất của Công ty Quản lý quỹ Kỹ thương, tại kỳ giao dịch ngày 8/5, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ TCEF giảm còn 67,2 tỷ đồng, tương đương hơn 11.280 đồng/chứng chỉ quỹ, so với cách đây 3 tháng và 6 tháng lần lượt giảm sâu tới hơn 13,2% và gần 18%. So với cách đây 2 năm, NAV của TCEF còn suy giảm trầm trọng hơn, tới gần 24%.
Biểu đồ tăng trưởng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ)
Trong kỳ, các khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của quỹ là ngành ngân hàng với 20%, tiếp đến là ngành công nghệ thông tin 19%, tiền 18%, ngành khác 16%...
Danh mục cổ phiếu mà TCEF đầu tư lớn nhất trong kỳ vẫn không có sự thay đổi so với các kỳ báo cáo gần đây, khi tiếp tục tập trung đầu tư lớn vào cổ phiếu FPT với tỷ trọng lên tới 18,8% tổng tài sản của quỹ, tiếp đến là VCB 10,4%, PPC 6,5%, PNJ 4,3%...
TCEF là quỹ đầu tư dạng quỹ mở, với chiến lược tập trung đầu tư vào cổ phiếu của nhóm các công ty đầu ngành, vốn hóa lớn, thanh khoản tốt, đồng thời có mức định giá hấp dẫn. Khi thị trường diễn biến bất lợi, Quỹ có thể phân bổ một phần tài sản vào trái phiếu hoặc các tài sản khác để đảm bảo an toàn vốn cho nhà đầu tư.
Các khoản đầu tư có tỷ trọng lớn của quỹ
Mã
Ngành
Tỷ trọng
Cổ phiếu
FPT
Công nghệ thông tin
18.8%
VCB
Ngân hàng
10.4%
PPC
Điện, nước và xăng dầu khí đốt
6.5%
PNJ
Hàng cá nhân và Gia dụng
4.3%
ACB
Ngân hàng
4.2%
MWG
Bán lẻ
4.0%
MBB
Ngân hàng
3.3%
AST
Hàng và Dịch vụ Công nghiệp
3.3%
Trái phiếu doanh nghiệp
VPL11810
Bất động sản
3.8%
NPM11804
Tài nguyên Cơ bản
3.8%
Big-Trends: Cơ hội giải ngân mới đang xuất hiện Tuân giao dịch bùng nô với đỉnh điêm là phiên tăng điêm mạnh cuôi tuân qua đã phá vỡ mọi nghi ngại vê cú điêm chỉnh lớn của thị trường. Chỉ sô chứng khoán VN-Index bât ngờ tăng mạnh vượt môc 800 điêm, chạm vùng kháng cự mạnh 820 điêm. Thị trường chứng khoán đã tăng trong nghi ngờ và tăng mạnh vượt...