Vietranstimex: Chốt danh sách một đằng, lấy ý kiến một nẻo
Cổ đông của Vietranstimex vừa gửi văn bản chất vấn về kết quả kinh doanh yếu kém và việc chốt danh sách và lấy ý kiến cổ đông không đúng quy định.
Ảnh Internet
Ngày 18/12/2019, CTCP Vận tải đa phương thức Vietranstimex (mã VTX) công bố ngày 20/12/2019 là ngày giao dịch không hưởng quyền chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản.
Theo đó, Công ty lấy ý kiến cổ đông về việc thay đổi logo, bộ nhận diện thương hiệu và sửa đổi mục “Biểu tượng” quy định tại khoản 1, điều 2 – Điều lệ Công ty ban hành lần thứ 5.
Dự kiến, ngày 5/1/2020, Công ty thực hiện việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
Tuy nhiên, đến ngày 20/12 – ngày giao dịch không hưởng quyền, Công ty lại công bố thêm một nội dung quan trọng nữa lấy ý kiến bằng văn bản là: Thông qua việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH MTV Sotrans Hà Tĩnh.
Việc này khiến các cổ đông phản ứng. Một cổ đông đã có văn bản chất vấn, yêu cầu Công ty xác định việc lấy ý kiến như vậy liệu có đúng pháp luật?
Theo cổ đông, Luật Doanh nghiệp quy định, doanh nghiệp phải công bố việc chốt danh sách để lấy ý kiển cổ đông bằng văn bản trước khi chốt 15 ngày.
Trong khi ngày 18/12/2019, Vietranstimex mới công bố rằng ngày 20/12 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền (chốt danh sách ngày 23/12), tức là từ khi Công ty công bố chốt danh sách, chỉ còn 1 ngày giao dịch được hưởng quyền là ngày 19/12/2019.
Đồng thời, trong công bố trước không có nội dung xin ý kiến về việc “Thông qua việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH MTV Sotrans Hà Tĩnh”, nhưng đến ngày giao dịch không hưởng quyền, Công ty công bố thêm nội dung này.
Như vậy là nội dung xin ý kiến được công bố trước ngày chốt danh sách khác với nội dung công bố sau khi chốt danh sách. Cổ đông cho rằng, việc chốt danh sách và lấy ý kiến cổ đông như vậy không tuân thủ Luật Doanh nghiệp.
Theo tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán, Công ty dự kiến thực hiện lấy ý kiến cổ đông vào ngày 5/1/2020, nhưng đến nay (13/1) vẫn chưa thực hiện.
Ngoài ra, văn bản chất vấn của cổ đông còn đề cập vấn đề kinh doanh yếu kém. Cổ đông từng 3 lần gửi văn bản chất vấn, nhưng đều không được Công ty trả lời.
Video đang HOT
Được biết, Vietranstimex cổ phần hóa năm 2010. Năm 2014, cổ phiếu của Công ty được đăng ký giao dịch trên UPCoM. Năm 2016, SCIC tiến hành thoái vốn nhà nước tại Vietranstimex. Công ty có vốn điều lệ 209 tỷ đồng, cổ đông chi phối nắm giữ 84% vốn điều lệ là Sotrans (công ty con của GELEX).
Trước khi Nhà nước thoái vốn, Vietranstimex là thương hiệu lớn nhất Đông Nam Á về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng với những trang thiết bị đặc chủng và những dịch vụ đặc thù mà hiếm doanh nghiệp nào ở Việt Nam có được.
Năm 2015, Công ty đứng thứ 38/50 trong bảng xếp hạng thường niên 50 công ty vận tải thiết bị siêu trường siêu trọng hàng đầu thế giới (IC Transport 50) và là công ty duy nhất Đông Nam Á được vào bảng xếp hạng này.
Sau khi Nhà nước thoái vốn, kết quả kinh doanh của Vietranstimex sụt giảm mạnh. Giai đoạn 2017 – 2018, Công ty không đạt kế hoạch đề ra.
Nếu so với năm 2016 là năm Nhà nước chưa thoái vốn thì lợi nhuận 2018 đã giảm trên 85%.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2016 đạt 48,8 tỷ đồng; năm 2017 là 17,6 tỷ đồng và năm 2018, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 6 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, Vietranstimex đạt doanh thu 187 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 779 triệu đồng.
Giải trình về biến động lợi nhuận, Vietranstimex cho biết năm 2091, Công ty chuyển đổi văn phòng và đang trong quá trình tái cơ cấu nên có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất – kinh doanh.
Một số dự án, công trình giãn tiến độ chuyển qua năm 2020 mới thực hiện.
Cuối năm 2017, Vietranstimex từng mua trái phiếu CTCK IB với mệnh giá gốc là 1 tỷ đồng/trái phiếu, giá giao dịch 1,0285 tỷ/trái phiếu, tổng giá trị hợp đồng 41,14 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Vietranstimex còn nổi tiếng có hệ thống kho bãi ở nhiều vị trí đắc địa. Tại Đà Nẵng, Công ty có lô đất tại 80-82 Bạch Đằng, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu; Lô B3-1, B3-2, B3-3 Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản, quận Sơn Trà. Tại Hà Nội, Công ty có lô đất tại số 100 đường Đại Cồ Việt;
Số 881 Bạch Đằng đều thuộc quận Hai Bà Trưng. Tại TP.HCM, Công ty có nhà đất tại 40 Lê Văn Linh, phường 12; 209/41 Tôn Thất Thuyết; 48 Hoàng Diệu đều thuộc quận 4. Công ty còn có đất tại Hải Phòng, Quảng Bình, Cần Thơ…
Theo báo cáo thường niên 2014, Công ty công bố, hệ thống kho bãi của Vietranstimex trải dài trên cả nước: Hà Nội có 15.146 m2, Đà Nẵng 14.830 m2, Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu) 8.419 m2, Dung Quất (Quảng Ngãi) 54.029m2…
Năm 2018, Công ty đã chuyển trụ sở chính từ Đà Nẵng về TP.HCM và chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại 126 Lê Thành Đồng, TP. Đồng Hới, Quảng Bình.
Công ty đã bán một số khu đất như số 934 đường Nguyễn Thị Định, Khu công nghiệp Cát Lái, phường Thạch Mỹ Lợi (quận 2, TP.HCM) có diện tích 15.028 m2, thời hạn sử dụng là 50 năm, hết hạn vào tháng 2/2054, nguồn gốc đất là đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng; K16/14 Hùng Vương, Đà Nẵng.
Năm 2014, Vietranstimex cũng đã thanh lý quyền sử dụng đất tại kho bãi Cát Lái, quận 2, TP.HCM thu về 75 tỷ đồng và thanh lý quyền sử dụng đất tại 134 Núi Thành, Đà Nẵng thu về 9,7 tỷ đồng…
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường vốn 2020: Cần cải thiện sức hấp dẫn
Nhiều tổ chức kinh tế lớn dự báo, thị trường vốn năm 2020 sẽ có những thay đổi tích cực khi dòng tiền từ khối ngoại chảy mạnh hơn vào thị trường, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để biến kỳ vọng thành sự thật, cần nhiều nỗ lực để tháo gỡ các điểm nghẽn.
Thanh khoản là yếu tố quan trọng nhất
Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cuối năm 2019, chỉ số VN-Index đạt 960,99 điểm, tăng 7,7% so với cuối năm 2018.
Quy mô thị trường cổ phiếu giữ vững đà tăng trưởng. Với tổng số 1.622 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch trên 2 sở giao dịch chứng khoán, quy mô của thị trường tính theo mệnh giá đạt gần 1,402 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2018.
Quy mô vốn hóa của thị trường đạt 4,384 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018, tương đương 79,2% GDP năm 2018 và 72,6% GDP năm 2019.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giữ vai trò xúc tác quan trọng, góp phần cho tăng trưởng của thị trường. Năm 2019, khối ngoại mua ròng gần 7.516 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và mua ròng hơn 13.738 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng giá trị danh mục của khối nhà đầu tư này lên 36,4 tỷ USD, tăng 11,6% so với cuối năm 2018.
ó là một số kết quả tích cực trong bối cảnh thị trường chịu nhiều tác động từ các bất ổn địa chính trị trên toàn cầu.
Tuy nhiên, chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên (VBF) ngày 10/1/2019, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital cho biết, VN-Index tăng 7,7% trong năm 2019, thua xa mức tăng của chỉ số các thị trường cận biên ( 14%), nhóm các thị trường mới nổi ( 15%) và các thị trường phát triển ( 25%).
Về giá trị vốn hóa, sau khi điều chỉnh tăng giá trị GDP theo cách tính mới, tỷ lệ giá trị vốn hóa trị trường chứng khoán Việt Nam so với GDP giảm xuống, thấp hơn mức mục tiêu phấn đấu.
áng chú ý, vốn ngoại được thu hút thông qua thị trường chứng khoán giảm từ khoảng 1,8 tỷ USD năm 2018 xuống chỉ còn 280 triệu USD năm 2019.
Như một số thành viên thị trường đã dự báo cách đây 1 năm, Việt Nam một lần nữa chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi và mới đây, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's đã thông báo việc xem lại xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam theo hướng tiêu cực.
ây là các yếu tố bất lợi trong việc thu hút thêm dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.
Một vấn đề nan giải khác của thị trường là thanh khoản.
Năm 2019 được kỳ vọng thanh khoản sẽ tăng mạnh nhờ thu hút dòng vốn ngoại khi thị trường chứng khoán kỳ vọng được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, nhưng thực tế điều này không xảy ra.
Dù VN-Index tăng điểm, nhưng thanh khoản trên thị trường cổ phiếu lại giảm 29% so với bình quân năm 2018.
Trong bối cảnh này, ông Terence F.Mahony, Phó chủ tịch VinaCapital, đồng Trưởng nhóm Thị trường vốn VBF nhận định, đảm bảo thanh khoản cho thị trường vốn là yếu tố quan trọng nhất, bởi đây là chìa khóa tiên quyết tạo thành công cho thị trường chứng khoán.
Kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc
ể thị trường chứng khoán Việt Nam có bước tăng trưởng nhanh và bền vững, ông Dominic kiến nghị.
Thứ nhất, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trao đổi cởi mở và chi tiết với các thành viên thị trường về việc soạn thảo các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán mới.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện gặp gỡ các thành viên thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản trong việc phát triển nhà đầu tư có tổ chức trong nước.
Thứ ba, kiến nghị Bộ Kế hoạch và ầu tư trong việc sửa Luật ầu tư và Luật Doanh nghiệp năm nay, tạo mọi điều kiện để Việt Nam nhanh chóng triển khai sản phẩm chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NDRV), nhằm tháo gỡ vướng mắc về giới hạn đầu tư vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, để nhanh đưa ngành chứng khoán vào kỷ nguyên 4.0, kiến nghị Chính phủ ủng hộ ngành chứng khoán chấp nhận chữ ký số, hồ sơ điện tử, ví điện tử giao dịch thanh toán tức thời và giá chứng khoán theo thời gian thực.
Trong khi đó, ông Tsuyoshi Imai, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Nhật Bản chia sẻ với phóng viên Báo ầu tư Chứng khoán, vào tháng 11/2019, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã giới thiệu 3 chỉ số mới với mục tiêu gia tăng thanh khoản, kỳ vọng dòng vốn nước ngoài sẽ chảy mạnh hơn thông qua các quỹ ETF vào thời gian tới.
Nếu nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng trở lại, VN-Index được kỳ vọng tăng lên 1.100 điểm. Tuy nhiên, việc nới lỏng các chính sách liên quan tới nhà đầu tư ngoại chính là chìa khoá cho câu chuyện này.
Về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch cho biết, Ủy ban dự kiến xây dựng 4 nghị định và khoảng 10 thông tư hướng dẫn thi hành Luật mới; sẽ đề nghị đại diện của Nhóm công tác thị trường vốn VBF tham gia vào tổ soạn thảo 4 nghị định.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thời điểm khó khăn nhất của thị trường chứng khoán đã qua? Năm 2020 liệu có mở ra một "chân trời mới" cho thị trường chứng khoán Việt Nam? Ảnh: stockmarket. Theo nhận định của Công ty chứng khoán VNDirect, có hai áp lực chính lên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2019 bao gồm tăng trưởng lợi nhuận chậm lại của các doanh nghiệp niêm yết và việc thắt chặt tín dụng...