Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways mở lại các đường bay đi/đến Đà Nẵng
Ngay sau có chỉ đạo từ Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn, về việc đồng ý khôi phục lại các loại hình vận tải đi/đến Đà Nẵng.
Tối ngày 6/9, hai hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietjet công bố mở lại đường bay tới thành phố này.
Cụ thể với Vietnam Airlines, sẽ khôi phục các chuyến bay ngay từ ngày 7/9 – 10/9/2020, mỗi ngày 1 chuyến khứ hồi giữa Hà Nội – Đà Nẵng, khởi hành từ Hà Nội lúc 16h05 và từ Đà Nẵng lúc 18h05; 1 chuyến khứ hồi giữa TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng, khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh lúc 16h05 và từ Đà Nẵng lúc 18h20.
Lịch khai thác chuyến bay đến, đi từ Đà Nẵng sau ngày 11/9/2020 sẽ được Hãng cập nhật thường xuyên theo tình hình thực tế dịch bệnh và yêu cầu của nhà chức trách.
Còn với Vietjet sẽ khai thác chậm hơn Vietnam Airlines 1 ngày, tức là từ 8/9/2020, Vietjet mới khai thác trở lại các đường bay Đà Nẵng – Hà Nội và Đà Nẵng – TP.HCM với tần suất 1 chuyến khứ hồi/chặng/ngày.
Video đang HOT
Đến 11h ngày 6/9, phía Bamboo Airways cũng công bố bay trở lại Đà Nẵng từ ngày 8/9/2020 với các đường bay Đà Nẵng – Hà Nội và Đà Nẵng – TP.HCM với tần suất 1 chuyến khứ hồi/chặng/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như góp phần hồi phục kinh tế tại Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung.
Hành khách trên những chuyến bay đến và đi từ Đà Nẵng sẽ được giãn cách chỗ ngồi và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn phòng chống dịch như: Đeo khẩu trang tại sân bay và trên tàu bay; Khai báo y tế bắt buộc; Cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh (nếu có)…
Lịch khai thác bay được Vietnam Airlines và Vietjet điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong trường hợp lịch bay thay đổi, hành khách sẽ được thông báo trước và hỗ trợ theo quy định hiện hành của các Hãng.
Chi Lan
Các hãng có thể bay Côn Đảo mà không cần kéo dài đường băng?
Báo cáo rà soát năng lực khai thác của sân bay Côn Đảo cho thấy đường băng 1.830 m có thể tiếp nhận hầu hết dòng máy bay thân hẹp của Airbus vốn thông dụng tại Việt Nam.
Cục Hàng không Việt Nam vừa gửi Bộ GTVT báo cáo về năng lực khai thác các dòng máy bay tại sân bay Côn Đảo sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu của Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Công ty tư vấn ADCC.
Báo cáo cho thấy trong điều kiện có dịch vụ cung cấp xăng dầu đầy đủ, đường băng sân bay Côn Đảo với chiều dài 1.830 m có thể tiếp nhận dòng máy bay Airbus A319 mà không bị hạn chế về tải trọng.
Máy bay ATR-72 của Vietnam Airlines
Ngoài ra, sân bay này cũng có thể cất hạ cánh các dòng A320neo, A321neo và A321ceo trong trường hợp các chuyến bay giảm bớt tải trọng và tỷ lệ lấp đầy ghế.
Cụ thể, máy bay A320neo có thể hạ cánh tại Côn Đảo với hiệu suất tải trọng 63,5% và sử dụng 74,27% số ghế. Khi cất cánh, hiệu suất tải trọng có thể tăng lên 86,5% và tỷ lệ lấp đầy ghế lên tới 100%.
Với A321ceo, hiệu suất tải trong khi hạ cánh là 68,6% và hiệu suất sử dụng ghế là 78,3%. Khi cất cánh, hiệu suất tải trọng tăng lên 88,6% với 100% ghế có thể lấp đầy.
Với dòng thân hẹp tân tiến nhất tại Việt Nam là A321neo, hiệu suất tải trọng khi hạ cánh là 57,3% và khi cất cánh là 87,3%.
Kết luận trên đã phủ nhận quan niệm cho rằng sân bay Côn Đảo chỉ có thể tiếp nhận dòng máy bay nhỏ ATR-72 hoặc tương đương.
Vietnam Airlines và Vasco vì sở hữu dòng ATR-72 nên luôn được coi là 2 hãng độc chiếm sân bay Côn Đảo. Cũng vì ít hãng có khả năng khai thác nên giá vé máy bay đi Côn Đảo luôn khan hiếm và đắt hơn các chặng băng khác cùng cự ly.
Nếu Côn Đảo có thể đón nhiều dòng máy bay phản lực thuộc gia đình A320 như A319, A320, A321... các hãng hàng không khác như VietJet, Bamboo, Pacific Airlines có thể khai thác ngay đường bay đến Côn Đảo mà không cần phải nâng cấp đường băng. Dĩ nhiên, các hãng phải tính toán yêu cầu hạ tải của từng dòng máy bay để đảm bảo không bị lỗ.
Báo cáo kết luận của Cục Hàng không mới chỉ là căn cứ kỹ thuật để các hãng tham khảo. Sân bay Côn Đảo còn phải hoàn thiện nhiều hạng mục để có thể phục vụ nhiều chủng loại máy bay hơn. Hiện, khu bay của Côn Đảo mới chỉ có 4 sân đậu máy bay; nhà ga diện tích 3.792 m2 phục vụ được tối đa 200 hành khách. Hệ thống chiếu sáng của sân bay cũng chưa đủ để phục vụ các chuyến bay đêm.
Sân bay Côn Đảo nằm trên địa thế đặc biệt với 2 đầu đường băng giáp bờ biển, 2 mặt còn lại có núi cao. Để khai thác được các dòng máy bay phản lực cỡ lớn tại Côn Đảo, giải pháp lâu dài vẫn là nâng cấp, mở rộng chiều dài đường băng bằng cách lấn biển.
Theo Quy hoạch phát triển GTVT hàng không được Thủ tướng phê duyệt năm 2018, sân bay Côn Đảo sẽ được nâng cấp với chi phí khoảng 2.300 tỷ đồng, đạt cấp 4C với công suất thiết kế 2 triệu khách/năm. Chiều dài đường băng sẽ lấn ra biển thêm 120 m.
Tổng công ty hàng không Việt Nam đã lập kế hoạch đầu tư cải tạo đường băng cất hạ cánh, mở rộng sân đỗ máy bay, xây dựng nhà ga và các công trình hạ tầng giao thông đồng bộ giai đoạn 2020-2022.
Sau rà soát, 20 phi công Pakistan tại Việt Nam bị tạm dừng bay Sau khi rà soát, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tạm dừng bay đối với 20 phi công Pakistan đang làm việc cho các hãng bay Việt Nam. Tạm dừng bay đối với 20 phi công Pakistan đang làm việc ở Việt Nam. (Ảnh minh họa) Liên quan đến thông tin Nhà chức trách hàng không Pakistan phát hiện hơn 250...