Vietnam Airlines – Vietjet Air: Ai sẽ thắng trong “cuộc đấu” mua nhà ga T1 Nội Bài?
Chủ trương xã hội hóa lĩnh vực hàng không của Bộ GTVT dù mới được triển khai nhưng đã nhận ngay được đề xuất mua lại quyền khai thác một số sân bay. Vì đây được coi là lĩnh vực thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Sân bay Nội Bài
Bán hạ tầng để đổi hạ tầng
Sau khi Bộ GTVT có chủ trương, hai hãng hàng không lớn trong nước là Vietnam Airlines và Vietjet Air đã có đề xuất xin mua lại quyền khai thác nhà ga T1 Nội Bài.
Trước tiên là hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air. Hiện tại toàn bộ các chuyến bay đến/đi của hãng hàng không này đều được làm thủ tục tại sảnh E, khu vực mở rộng của nhà ga T1. Vietjet Air đã có văn bản đề xuất Bộ GTVT nhượng lại quyền khai thác toàn nhà ga T1 trong 20 năm.
Ngay sau khi Vietjet Air có đề xuất, Vietnam Airlines cũng đệ trình văn bản xin mua lại toàn quyền khai thác nhà ga T1 Nội Bài (không bao gồm sảnh E) tới Bộ GTVT.
Cùng với việc triển khai bán sảnh E Nội Bài, Bộ GTVT cũng xây dựng chủ trương sẽ bán thí điểm một số sân bay khác để lấy vốn đầu tư hạ tầng giao thông như mở sân bay quốc tế Long Thành, mở rộng sân bay Đà Nẵng…
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh, ngành hàng không có đặc thù riêng, tất cả sân bay đều dùng chung giữa dân sự và quốc phòng. Vì vậy, việc xã hội hóa sẽ phải phân biệt sân bay trọng điểm về an ninh quốc phòng để có ứng xử khác nhau trong việc phát triển. Ngoài ra, việc xã hội hóa cũng phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và phát triển kinh tế xã hội.
Video đang HOT
Việc xây dựng phương án xã hội hóa phải tính hết được các tình huống. Đặc biệt trong đó, việc nhượng lại quyền khai thác sân bay phải không làm ảnh hưởng đến khai thác của các hãng hàng không đang khai thác, phải tránh rơi vào thế độc quyền, cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển của hàng không trong tương lai.
Vốn ngân sách của lĩnh vực hàng không hiện nằm trong kết cấu hạ tầng không cao, nhưng vốn tư nhân cũng không có, chủ yếu là vốn từ quỹ đầu tư phát triển của TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Giai đoạn từ năm 2001 – 2014, nguồn vốn trực tiếp từ ngân sách Nhà nước rót vào đầu tư hạ tầng giao thông chỉ chiếm 13%. Do vậy, Bộ GTVT chỉ đạo sau khi được cổ phần hóa có thể ACV chỉ làm nhiệm vụ thu hồi vốn đã đầu tư tại các cảng để mở rộng, phát triển hạ tầng hàng không.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng sơ khai mà Bộ GTVT, trực tiếp là Bộ trưởng Đinh La Thăng, chỉ đạo Cục Hàng không và ACV nghiên cứu.
Ai sẽ làm chủ nhà ga T1?
Được biết, hiện Bộ GTVT đang gấp rút xây dựng phương án nhượng quyền thí điểm đối với một số sân bay hoặc một bộ phận thuộc sân bay. Trước tiên, sẽ bán thí điểm sân bay Phú Quốc. Đây là sân bay 100% vốn đầu tư từ nguồn vốn của ACV, với kinh phí khoảng 230 triệu USD. Việc thí điểm bán sân bay Phú Quốc được Bộ GTVT kỳ vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia vì nằm ở vị trí thuận lợi.
Theo đại diện Bộ GTVT hiện mới chỉ có Viejet Air và Vietnam Airlines đề xuất được mua nhà ga T1 Nội Bài. Một số chuyên gia cho rằng mặc dù Vietjet Air đề xuất mua sân bay Nội Bài trước, nhưng hiện hãng này đang khai thác độc lập ở sảnh E, khu vực nhà ga T1 do Vietnam Airlines và Cty con của hãng này đang khai thác là Jetstar Pacific. Nếu Bộ GTVT nhượng lại quyền khai thác toàn bộ T1 cho Vietjet Air rất dễ dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng.
Hiện tại, Vietjet Air chính là đối thủ đáng gờm nhất của Vietnam Airlines khi trong quý I/2015, thị phần hàng không của Vietjet Air đã chiếm 32%, đồng nghĩa với việc thị phần của Vietnam Airlines bị giảm.
Cũng theo ông Lại Xuân Thanh thì vấn đề “ nóng” nhất hiện nay là việc nhượng quyền lại nhà ga T1 Nội Bài khi có 2 hãng hàng không cùng có văn bản đề xuất Bộ GTVT bán lại quyền khai thác. Trước đó, T1 Nội Bài không nằm trong đích ngắm bán thí điểm của Bộ GTVT. Tuy nhiên, việc 2 hãng hàng không cùng xin mua lại nên Bộ GTVT đã cân nhắc bán thí điểm, trong đó Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đồng ý bán thí điểm 100% sảnh E cho Vietjet Air, dù rằng Viejet Air đề xuất xin mua trọn T1.
Mặc dù ACV chưa lựa chọn phương án nào song cũng nghiêng về phương án bán sảnh E cho Vietjet Air, còn nhà ga T1 sẽ nhượng lại cho Vietnam Airlines. Được biết, việc khai thác tại sảnh E của Vietjet Air đang gặp khó khăn vì đây là phần cơi nới thêm của nhà ga T1 trong khi chờ đợi nhà ga T2 hoàn thành, do đó hạ tầng còn thiếu.
Theo Đặng Tiến
Lao Động
Lập tổ điều tra sự cố mất quyền điều hành bay
Ông Lại Xuân Thanh cục trưởng Cục Hàng không cho biết Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng quyết định lập tổ điều tra sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát đường dài HCM.
Nhiều hành khách bị trễ chuyến trong ngày xảy ra sự cố mất quyền điều hành bay (20-11) tại sân bay Tân Sơn Nhất
Cục trưởng Cục Hàng không sẽ dẫn đầu tổ điều tra để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan đến sự cố ngày 20-11.
Báo cáo tại cuộc họp cùng ngày, ông Đinh Việt Thắng - tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay VN (VATM) - cho biết căn cứ vào hiện trường và giải trình của các cá nhân liên quan, nhận định sơ bộ là do lỗi chủ quan của kíp trưởng và nhân viên kỹ thuật của kíp trực điện nguồn.
Theo ông Thắng, ACC Hồ Chí Minh có ba nguồn cấp điện gồm: điện lưới (có hai nguồn cấp), máy phát điện dự phòng (ba máy) và ba bộ lưu điện (UPS). Nguồn điện ở đây được thiết kế không bao giờ bị ngắt với hệ số tin cậy 99,9%, trừ khi có sự tác động bất hợp lý của con người.
Lúc 11g ngày 20-11, nhân viên kỹ thuật của Công ty Quản lý bay miền Nam kiểm tra định kỳ máy phát điện ở ACC Hồ Chí Minh. Điện lưới được ngắt và ba máy phát điện hoạt động cung cấp điện cho hệ thống điều hành hoạt động bay.
Nhưng đến 11g05, một UPS báo lỗi. Theo quy trình, nhân viên kỹ thuật phải cô lập UPS bị lỗi rồi tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, kíp trưởng trực điện nguồn là Lê Trí Tình đã tắt UPS bị lỗi khi chưa cô lập UPS này với hệ thống khiến hai hệ thống UPS còn lại cũng bị sập.
Khi xảy ra sự cố, thay vì đóng nguồn điện lưới để cung cấp điện ngay cho hệ thống thiết bị điều hành bay, nhân viên kỹ thuật tiến hành sửa UPS. Sau khoảng 14 phút sự cố diễn ra, các nhân viên kỹ thuật mới tiến hành đóng lại điện lưới.
Tuy nhiên, kíp trưởng Lê Trí Tình lại có tác động sai vào UPS làm tiếp tục mất điện cung cấp cho hệ thống điều hành bay. Sau 31 phút (đến 11g36), nguồn điện phục vụ hệ thống điều hành hoạt động bay mới được khôi phục hoàn toàn và hệ thống điều hành bay hoạt động lại vào lúc 11g40 ngày 20-11.
Theo ông Lại Xuân Thanh, cùng với việc lập tổ điều tra, Bộ GTVT cũng yêu cầu lãnh đạo Cục Hàng không và VATM kiểm điểm rõ trách nhiệm. Quá trình điều tra cần làm rõ có phải là cố tình phá hoại hay không.
Bộ GTVT cũng sẽ thành lập hội đồng để đánh giá lại toàn bộ chất lượng nguồn nhân lực của VATM từ lãnh đạo tới nhân viên. Theo đó, nhân viên yếu phải cho nghỉ việc ngay, nhân viên trung bình sẽ đào tạo, nếu không đáp ứng yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng.
* Sau khi xảy ra các sự cố liên quan đến hoạt động bay, Bộ GTVT đã ban hành chỉ thị về việc đảm bảo an toàn, an ninh trong công tác điều hành, quản lý hoạt động bay.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không nghiêm túc nhìn nhận các sự cố trong thời gian vừa qua là sự cố uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay; cần chủ động khắc phục những yếu kém, bất cập trong thực hiện các quy trình điều hành, quản lý hoạt động bay; rà soát kỹ đội ngũ cán bộ, nhân viên, chấn chỉnh ý thức tổ chức kỷ luật, kịp thời xử lý nghiêm cán bộ, nhân viên vi phạm...
Mời 2 chuyên gia điện tham gia tổ điều tra sự cố Ngày 24-11, ông Lại Xuân Thanh cho biết đã trực tiếp mời TS Nguyễn Bách Phúc - chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý (HASCON), viện trưởng Viện Điện - điện tử - tin học TP.HCM (EEI) - tham gia tổ điều tra về sự cố kỹ thuật xảy ra tại ACC Hồ Chí Minh ngày 20-11. Trao đổi với TS Nguyễn Bách Phúc cho biết ông đã báo cáo với EEI và đề nghị thêm một thạc sĩ nữa tham gia cùng tổ điều tra cho khách quan nhưng đến chiều 24-11, EEI vẫn chưa nhận được thư mời của Cục Hàng không. "Ngay khi chúng tôi nhận được thư mời, EEI sẽ cử người tham gia với tổ điều tra để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sự cố" - ông Phúc cho biết.
Theo Xahoi
Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Thi công hầm kiểu gì thế?" "Thi công hầm kiểu gì thế?... Tôi đánh giá việc thi công ở đây thể hiện sự không chuyên nghiệp. Làm như thế ai dám giao hầm Cù Mông cho các ông thi công? Trước các ông báo cáo với tôi là tháng 5 - 6 là xong, bây giờ lại nói tháng 9 là sao? Các ông cứ thích làm dài ra..."....