Vietnam Airlines tiên phong kết nối TP.HCM – Vân Đồn
Mở đường bay thẳng đầu tiên kết nối TP.HCM – Vân Đồn, Vietnam Airlines được đánh giá sẽ là đơn vị tiên phong xây dựng cầu nối giữa trung tâm kinh tế phía Nam và cửa ngõ khu vực kinh tế Đông Bắc.
Khu vực check-in của Việt Nam Airlines tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn
Tạo sức bật cho vùng kinh tế trọng điểm
Vietnam Airlines vừa trở thành đơn vị tiên phong mở đường bay thẳng kết nối TP.HCM với tỉnh Quảng Ninh thông qua CHK quốc tế Vân Đồn – sân bay đầu tiên tại Việt Nam xây dựng theo hình thức BOT với quy mô vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam sẽ chính thức khai thác đường bay này từ ngày 30/12/2018 – ngày sân bay Vân Đồn chính thức mở cửa, với tần suất 1 chuyến/ngày bằng tàu bay Airbus A321.
Để sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên tới CHK quốc tế Vân Đồn vào ngày 30/12, đại diện Vietnam Airlines cũng cho biết, đã tập trung chuẩn bị trang thiết bị mặt đất mới và đồng bộ, cài đặt hệ thống làm thủ tục với tính năng mới nhất, nhằm đảm bảo quá trình làm thủ tục nhanh, chính xác, đầy đủ.
Bên cạnh đó, hãng bay cũng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ, chuẩn bị văn phòng, cơ sở vật chất và rà soát quy trình làm việc từ đại diện Vietnam Airlines cho đến sân bay, cảng vụ với mục tiêu đảm bảo cho chuyến bay được vận hành một cách thông suốt và đạt hiệu suất cao nhất.
CHK quốc tế Vân Đồn nằm tại địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cửa ngõ tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với vị trí địa lý đặc thù trên vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, cách vịnh Hạ Long 50km về phía Tây Nam và cách cửa khẩu Móng Cái 140km về phía Đông Bắc, sân bay Vân Đồn được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung.
Video đang HOT
Theo kết quả khảo sát khoảng 8.000 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành trên cả nước của VCCI năm 2017, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất với 70,69 điểm trên thang điểm 100, xếp trên cả Đà Nẵng và Đồng Tháp. Sự năng động của cửa ngõ kinh tế Đông Bắc có thể thấy qua thứ hạng PCI những năm gần đây, khi năm 2013 tỉnh này xếp thứ 4, năm 2014 xếp thứ 5, nhưng đến năm 2015 đã lọt vào top 3, năm 2016 xếp thứ 2 và năm 2017 vươn lên dẫn đầu.
“Không chỉ là đường bay với vai trò phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, TP.HCM – Vân Đồn còn là cầu nối về kinh tế và văn hóa, tạo nên sức bật không chỉ cho Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh nói riêng mà còn là cả vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc”, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Dương Chí Thành nói và cho biết thêm, khai thác các đường bay đến Vân Đồn cũng là một nội dung trong “Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa UBND tỉnh Quảng Ninh và Vietnam Airlines”.
Cơ cấu khách tương đồng TP.HCM – Hải Phòng
Mở đường bay đầu tiên kết nối TP.HCM và Vân Đồn, Vietnam Airlines được nhiều chuyên gia đánh giá đã tạo ra sự kết nối giữa hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, giữa cửa ngõ khu vực kinh tế phía Nam là TP.HCM và điểm đầu tiên trong vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc tại Vân Đồn. Không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, đường bay này còn trở thành đầu mối giao thương của khu vực và là một trong những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng trong tương lai của đặc khu kinh tế Vân Đồn – 1 trong 3 đặc khu kinh tế được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích với nền kinh tế Việt Nam.
Với đường bay TP.HCM – Vân Đồn sắp khai thác, các chuyến bay từ TP.HCM dự kiến sẽ khởi hành lúc 14h hàng ngày và từ Vân Đồn lúc 16h45. Thời gian bay dự kiến hơn 2 giờ.
Theo đại diện Vietnam Airlines, thời gian khởi hành từ TP.HCM vào khung giờ trưa và tại Vân Đồn vào khung giờ cuối buổi chiều sẽ phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách hàng trên đường bay, đặc biệt là những hành khách tại các khu vực ở xa có đủ thời gian di chuyển.
Dự báo đường bay TP.HCM – Vân Đồn sẽ có cơ cấu khách khá tương đồng so với đường bay TP.HCM – Hải Phòng. Trong đó, khách công vụ chiếm khoảng 30%, khách du lịch chiếm 35%, đối tượng khách thăm người thân và khách khác chiếm tỷ trọng khoảng 10-25% cơ cấu khách. Tuy nhiên, trong tương lai khi các dự án du lịch, nghỉ dưỡng tại Vân Đồn đi vào hoạt động, đặc biệt là đề án đặc khu kinh tế được thông qua, tỷ trọng khách du lịch và những hành khách đến Vân Đồn với mục đích kinh doanh được dự báo sẽ tăng lên.
Ngân Anh
Theo Giaothong
Cấp trùng đất rừng của dân cho đơn vị khác: Ai bồi thường cho dân?
Năm 1994, 5 hộ dân ở xã đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh được giao hàng trăm hécta đất để trồng rừng với thời hạn 50 năm. Tuy nhiên, đến năm 2007, UBND tỉnh Quảng Ninh lại có quyết định QĐ/1943, ngày 5.6.2007, giao tổng cộng hàng chục hécta đất đã có rừng cho đơn vị khác mà không có quyết định thu hồi, đền bù cho dân.
Ông Vũ Văn Diện (thứ 2 trái sang) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các đơn vị quân đội ngay tại phần rừng của hộ dân đã giao cho quân đội để xử lý khiếu nại của người dân. Ảnh: N.Hùng
Khá nhiều cuộc làm việc giữa chính quyền các cấp của Quảng Ninh với lãnh đạo đơn vị quân đội và người dân; người dân cũng đi cầu cứu khắp nơi, nhưng đến nay, các bên vẫn chưa thống nhất việc ai phải đền bù cho dân.
Theo QĐ/1943, UBND tỉnh Quảng Ninh giao tổng cộng khoảng 56ha đất của 5 hộ dân - khi đó đã trồng rừng phi lao cho đơn vị quân đội. Trong số này, có những khu rừng của người dân, cây đã cao khoảng 20m.
Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Văn Diện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - thừa nhận việc lấy đất của dân giao cho đơn vị quân đội mà không có quyết định thu hồi là thiếu sót của cơ quan tham mưu, gồm UBND huyện Vân Đồn, Sở TNMT.
Trong đơn gửi Báo Lao Động, gia đình ông Phạm Văn Vượng - bà Bùi Thị Vóc cho biết, trong 14,8ha đã được trồng phi lao thì UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho đơn vị quân đội 8,2ha. Kể từ những lá đơn đầu tiên cách đây 10 năm của các hộ dân, đề nghị chính quyền ra quyết định thu hồi và đền bù rồi giao đất cho quân đội, đến nay mọi việc vẫn chưa được giải quyết. Đặc biệt, từ năm 2016, rất nhiều cuộc họp giữa chính quyền các cấp với đơn vị quân đội và người dân, và đã có lúc tưởng tìm được lối ra.
Mới nhất, ngày 19.5.2018, ông Vũ Văn Diện đã chủ trì cuộc họp bàn giải quyết vụ việc ngay tại khu rừng của người dân đã được giao cho đơn vị quân đội, với sự tham gia của lãnh đạo các ban, ngành liên quan của tỉnh Quảng Ninh.
Tại đây, các bên thống nhất phối hợp xác định ranh giới cụ thể, nguồn gốc đất đai, lập phương án giải phóng mặt bằng, bồi thường cho các hộ dân, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15.8.2018.
Tuy nhiên, theo UBND huyện Vân Đồn, việc này chưa thể thực hiện được do đơn vị được giao đất không phối hợp.
"Tỉnh Quảng Ninh rất muốn giải quyết sớm vụ việc vì đã kéo dài từ nhiều năm nước, nhưng phải có sự phối hợp vì đất hiện nay đang nằm trong khu vực quân sự. Về tiền chi trả giải phóng mặt bằng, Quân khu có thể tham mưu với Bộ Quốc phòng có văn bản đề nghị tỉnh hỗ trợ" - ông Diện cho biết.
"Đòi" tỉnh không được, các hộ dân liên tục gửi đơn đến các cơ quan Trung ương, nhưng trong các đơn thư trả lời, các cơ quan trên lại hướng dẫn người dân về làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND huyện Vân Đồn. "Ai cũng biết việc thu hồi đất nhưng không có quyết định thu hồi và đền bù là sai mà mãi không giải quyết được. Chúng tôi sẵn sàng giao đất cho đơn vị khác, nhưng phải đền bù theo đúng quy định" - bà Bùi Thị Vóc bức xúc.
NG.HÙNG
Theo Laodong
Quảng Ninh sẽ hạ nhiệt cơn "sốt" đất ở Vân Đồn như thế nào? Vân Đồn (Quảng Ninh) đang quay cuồng trong cơn "sốt" đất lần thứ hai, giá đất có phần "nóng" hơn cơn "sốt" lần đầu. Tỉnh sẽ kiểm soát và hạ nhiệt cơn "sốt" này như thế nào? Liệu thị trường bất động sản có được bình ổn trở lại? PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thành, Phó...