Vietnam Airlines lại xin hỗ trợ 12.000 tỷ đồng
Dù thị trường hàng không nội địa đang phục hồi rất nhanh chóng sau dịch bệnh, nhưng đại diện Vietnam Airlines lại tiếp tục đề xuất Chính phủ “hỗ trợ” 12.000 tỷ đồng để làm vốn, nếu không hãng bay này sẽ cạn tiền. Trước đó chưa lâu, Vietnam Airlines còn đề xuất mua thêm 50 máy bay để… đón thị trường.
Ngoài VNA, nhiều hãng hàng không khác cũng đang gặp khó.
Cuối tuần qua, tại cuộc hội thảo về ngành hàng không tại Phú Quốc (Kiên Giang), Kế toán trưởng Vietnam Airlines (VNA) – Trần Thanh Hiền đã trình bày về tương lai không mấy sáng sủa của hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, nếu không được Chính phủ hỗ trợ số vốn 12.000 tỷ đồng.
Theo ông Hiền, dự báo trong năm 2020, VNA sẽ thâm hụt dòng tiền khoảng 16.000 tỷ đồng. Công ty đã tự xoay sở một phần, hiện còn thiếu 12.000 tỷ đồng rất cần được Chính phủ hỗ trợ.
“Tôi xin nói đây là hỗ trợ trong hoàn cảnh khó khăn. Hãng không kỳ vọng xin được từ ngân sách nhà nước mà vay sẽ trả. Hãng thừa khả năng trả do cân đối tổng tài sản trên 70.000 tỷ đồng từ tàu bay nhưng gặp khó do dịch Covid-19″ – ông Trần Thanh Hiền nhấn mạnh.
Trong báo cáo tài chính VNA nêu rõ, trước khi đề nghị hỗ trợ 12.000 tỷ đồng từ Chính phủ, hãng buộc cắt giảm chi phí, nhiều nhân lực giảm lương, đặc biệt phi công và tiếp viên giảm chỉ còn 5% hoạt động (chỉ riêng việc giảm nhân lực đã giúp VNA 350-450 tỷ đồng). Ngoài ra, Hãng cũng chủ động đàm phán với các đối tác giảm tiền thuê tàu bay, có hãng giảm cho VNA 1.000 tỷ đồng tiền thuê tàu bay. “Tuy nhiên, nếu không có sự bơm vốn thì chỉ đến tháng 8/2020, Vietnam Airlines sẽ hết tiền…” – ông Hiền cho biết.
Vì sao VNA “thiệt hại nặng” như vậy nhưng đến nay vẫn có thể duy trì, trong khi nhiều hãng hàng không trên thế giới phá sản? Về vấn đề này, ông Trần Thanh Hiền lý giải: VNA bị thiệt hại rất nặng nhưng trụ được đến ngày hôm nay vì trước Covid-19, VNA có tiềm lực rất mạnh. Năm 2019, hãng ghi nhận mức lãi trên 3.200 tỷ đồng, và có dòng tiền dương ổn định trong ngân hàng. Đối với các hãng không khác đang nợ tiền ví dụ như Thai Airways họ không đủ tiềm lực duy trì nên buộc phải phá sản.
Liên quan đến kiến nghị hỗ trợ cho VNA vay 12.000 tỷ đồng không tính lãi với thời hạn tối thiểu 3 năm, Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho rằng: “Để tháo gỡ khó khăn cho VNA, đảm bảo nguồn tiền để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, việc cho VNA vay ưu đãi là cần thiết. Tuy nhiên, với các điều kiện cụ thể như mức vay, lãi suất vay và thời hạn cho vay, đề nghị thực hiện đúng quy định của pháp luật…”.
Video đang HOT
Cũng với đề xuất trên của VNA, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống (Đại học Bách khoa TP HCM) khẳng định, điều quan trọng nhất trong chính sách hỗ trợ là phải bảo đảm tính cạnh tranh công bằng. Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực hàng không. VNA là một hãng hàng không chắc chắn không tránh khỏi bị ảnh hưởng, nhưng bên cạnh đó nhiều hãng hàng không cũng đang chịu chung số phận. “Trong trường hợp này, mọi chính sách hỗ trợ đều phải tuân theo quy luật thị trường, không thể quá ưu ái cho doanh nghiệp nhà nước mà bỏ quên doanh nghiệp tư nhân được…”- ông Tống kiến nghị.
Cũng theo ông Tống, cơ chế hỗ trợ cho ngành hàng không khác với các lĩnh vực kinh doanh khác thế nào? Có sự phân biệt nào trong chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân không? “Doanh nghiệp nhà nước vốn đã có nhiều lợi thế hơn doanh nghiệp tư nhân, trong trường hợp cho VNA vay thêm 12.000 tỷ đồng, nghĩa là doanh nghiệp này có thêm nguồn lực để chi trả cho các khoản chi phí khác, hoặc cũng có thể giảm giá vé mà không sợ lỗ. Nếu như vậy, hãng hàng không tư nhân không được hỗ trợ sẽ gặp thêm bất lợi, không thể cạnh tranh được” – PGS.TS Nguyễn Thiện Tống phân tích.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, chính sách hỗ trợ cần dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các thành phần kinh tế, không nên lấy riêng VNA hay một doanh nghiệp nhà nước nào để làm tiêu chuẩn xác định hỗ trợ. Hơn nữa, chính sách hỗ trợ phải dựa trên chính sách tổng thể, từ gói hỗ trợ chung sẽ chia theo các gói hỗ trợ riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực, tỷ lệ hỗ trợ phụ thuộc vào quy mô, tính chất của từng doanh nghiệp, từng ngành nghề.
Một chuyên gia kinh tế từng nói “các doanh nghiệp nhà nước hãy thôi than vãn và xin hỗ trợ”. Với VNA, đây là doanh nghiệp nhà nước đã nhận được rất nhiều cơ chế ưu đãi cũng như ưu thế so với các hãng hàng không tư nhân khác. Có thể chỉ ra: VNA được sở hữu một thương hiệu quốc gia được xây dựng từ rất lâu đời. VNA có rất nhiều doanh nghiệp con hậu thuẫn phía sau như các công ty kinh doanh dịch vụ, vận tải sân bay, … Do đó, VNA cần được đặt công bằng với các doanh nghiệp khác trong thực hiện chính sách hỗ trợ. Hỗ trợ cho VNA hay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều đáng nói, vốn vay từ ngân hàng cũng chính là nguồn lực được huy động từ phía người dân, ngân hàng phải trả lãi. Nếu cho VNA vay với lãi suất 0% thì phần lãi ngân hàng đã huy động ai sẽ phải gánh? Bởi thế, đề xuất trên của VNA là chưa thực sự mang tính thị trường cũng như bảo đảm tính công bằng.
SCIC muốn đầu tư vào Vietnam Airlines: Tránh đầu tư giải cứu
Trước hết phải xác định rất rõ ràng mục tiêu SCIC đầu tư vào VNA là vì mục đích gì, chắc chắn không thể vì mục đích giải cứu doanh nghiệp này.
Chưa thấy hợp lý
Lãnh đạo của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa đề xuất được tham gia tái cơ cấu hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) sau dịch Covid-19, với mục tiêu trở thành cổ đông của doanh nghiệp này. Quy mô đầu tư dù không được tiết lộ cụ thể nhưng lãnh đạo SCIC cũng cho biết có thể sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đề xuất trên đưa ra sau khi VNA có văn bản xin Chính phủ hỗ trợ cơ chế vay vốn lên tới 12.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, trong thời gian 3 năm. Cả hai đề xuất trên đều gây băn khoăn.
SCIC muốn đầu tư vào VNA. Ảnh: NLĐ
Với đề xuất của SCIC, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng không hợp lý.
Vị chuyên gia phân tích, SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, hay nói cách khác cũng chính là quản lý và sử dụng tiền của nhà nước, điều này đặt ra câu hỏi: SCIC muốn đầu tư vào VNA với mục đích gì trong khi VNA là doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn đang nắm giữ tới hơn 86% vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp này?
"SCIC muốn rót thêm tiền, tăng vốn điều lệ tại VNA để thu lãi cao hơn? Nếu xét về bản chất, VNA vẫn là doanh nghiệp nhà nước với tỉ lệ vốn chủ sở hữu chiếm áp đảo, việc SCIC đầu tư thêm vào đây là không cần thiết.
VNA đã là doanh nghiệp cổ phần, việc huy động vốn hãy huy động từ nguồn xã hội hóa", PGS Nguyễn Thiện Tống nêu quan điểm.
Đặt vấn đề thứ hai, vị chuyên gia phân tích tiếp trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước thu ít hơn chi. Trong bối cảnh này, nếu lại tiếp tục chi thêm tiền để tăng vốn cho VNA là không cần thiết. Thay vào đó, SCIC nên đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng khác của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo, góp phần tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
Mặt khác, vị chuyên gia cũng nói ngay sự ảnh hưởng của VNA so với các hãng hàng không khác là không quá trầm trọng. Bởi, doanh nghiệp này vẫn là doanh nghiệp nhà nước, dù có bị ảnh hưởng nhưng khả năng phục hồi cũng rất nhanh. Do đó, việc đổ thêm vốn vào VNA cần phải cân nhắc rất thận trọng, và phải theo cơ chế thị trường.
Không đầu tư kiểu giải cứu
Từ góc nhìn khác, TS Đinh Thế Hiển lại cho rằng, việc tham gia góp vốn của SCIC sẽ giúp giải tỏa được mối lo về vốn cho VNA. Tiếp theo, là giải tỏa mối lo về nguy cơ sẽ bị các đối tác đầu tư nước ngoài thâu tóm, chi phối.
Như vậy, việc một đối tác tài chính nhà nước tham gia vào một công ty nhà nước cổ phần hóa để cùng phát triển, thu lợi là hướng đi tích cực, không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, vấn đề vị chuyên gia yêu cầu phải làm rõ chính là mục tiêu của SCIC khi đầu tư vào đây và mối quan hệ trong việc SCIC có được xem như một quỹ tài chính khi tham gia đầu tư vào VNA hay không? Trong trường hợp này, vai trò của SCIC khi tham gia vào ban lãnh đạo hội đồng quản trị của VNA sẽ như thế nào, nhất là khi phối hợp với các cơ quan chủ quản của VNA là các Bộ GTVT ra sao?
"Hiệu quả chỉ đạt được khi thế mạnh của Bộ GTVT trong điều hành giao thông và kinh nghiệm quản lý chặt chẽ trong sử dụng vốn, không gây thất thoát của SCIC được phát huy. Làm được như vậy thì VNA mới phát triển tốt hơn được", TS Đinh Thế Hiển phân tích.
VNA xin vay 12.000 tỷ lãi suất 0%: Cơ sở nào?
Về mục tiêu của việc đầu tư, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, phải xác định rất rõ việc đầu tư của SCIC là nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của đồng vốn không phải là để giải cứu cơn khát vốn của doanh nghiệp này.
Như vậy, dù VNA đang là doanh nghiệp kinh doanh có lãi song yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước vẫn là yêu cầu hàng đầu luôn được đặt ra.
"Nhớ lại ngày 11/9/2003, thời điểm hai tòa tháp của Mỹ bị máy bay lao vào đã gây ra những hoang mang, lo ngại về một tương lai sẽ bị sụp đổ của ngành hàng không thế giới.
Tuy nhiên, nhận định trên đã sai vì nhu cầu đi lại bằng hàng không vẫn là nhu cầu số 1. Dịch bệnh Covid-19 cũng vậy, cũng không phải là yếu tố có thể làm suy giảm ngành hàng không về lâu dài, vì thế, SCIC đầu tư vào VNA sẽ mang lại nhiều triển vọng.
Nhưng như đã nói, vấn đề là Bộ GTVT phải làm tốt công tác quản lý về mặt giao thông và SCIC phải quản lý tốt về mặt tài chính, bảo đảm tiền đầu tư phải có hiệu quả, chứ không phải là mang tính giải cứu.
Nếu vậy, SCIC cần phải thực hiện nghiên cứu rất kỹ càng phương án đưa vốn vào cũng như các phương án phát triển của VNA trong tương lai. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khả thi của các phương án phát triển, SCIC cũng có thể mời thêm một đối tác nước ngoài cùng tham gia. Sự đánh giá của đối tác này về phương án kinh doanh của VNA là một cơ sở tham chiếu cho thấy phương án đầu tư của SCIC có phù hợp hay không. Nếu chưa có được phương án phát triển cụ thể đã vội vàng đưa tiền thì nguy cơ mất vốn, thất thoát là rất lớn.
Cùng với đó, cơ chế quy trách nhiệm cũng phải được thực hiện rất rõ ràng, tránh tình trạng đầu tư tiền nhà nước, gây mất vốn xong không biết trách nhiệm thuộc về ai", vị chuyên gia nói.
Vietnam Airlines nói gì về khoản vay 12.000 tỉ đồng 12.000 tỉ đồng mà hãng đề xuất Chính phủ cho vay trong tình thế "mất máu nhanh" trước khi hãng dự tính sẽ hết tiền vào tháng 8 tới nếu không có nguồn tiền bơm thêm. Mặc dù đường bay nội địa hồi phục nhanh, sản lượng khai thác nhanh chóng tăng tốc trở lại cao hơn cùng khoảng 14%, tuy nhiên do...