Vietnam Airlines họp cổ đông bất thường sau khi được đồng ý ‘giải cứu’
Nội dung cuộc họp bất thường lần này chưa được lãnh đạo hãng bay công bố nhưng nhiều khả năng sẽ liên quan tới vấn đề phát hành cổ phiếu tăng vốn theo đề xuất trước đó.
Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng của cổ đông để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020.
Theo đó, hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã có thông báo đến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) để chốt danh sách cổ đông tham gia phiên họp bất thường. Ngày đăng ký cuối cùng sẽ là 15/12, ngày diễn ra phiên họp bất thường là 29/12.
Tuy nhiên, trong thông báo mới nhất, Vietnam Airlines chưa tiết lộ địa điểm và nội dung họp cụ thể. Hãng bay cho biết nội dung cuộc họp bất thường sẽ được thông báo cụ thể trong giấy mời họp gửi tới cổ đông doanh nghiệp.
Việc Vietnam Airlines triệu tập họp cổ đông bất thường diễn ra không lâu sau khi Quốc hội đồng ý phương án “giải cứu” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Cụ thể, Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines theo phương án cho phép Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Video đang HOT
Đồng thời, Quốc hội cho phép hãng bay này chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng đủ quy định.
Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thay mặt đầu tư mua cổ phiếu Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua; đồng thời, cho phép xác định việc đầu tư nêu trên thuộc dự án nhóm A.
Trước đó, hãng bay này đề xuất Chính phủ gói cứu trợ 12.000 tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản doanh nghiệp, số này bao gồm 4.000 tỷ thông qua cho vay và 8.000 tỷ đồng bổ sung vốn chủ sở hữu qua phát hành cổ phiếu tăng vốn.
Trước khi được Quốc hội phê duyệt phương án “giải cứu”, lãnh đạo SCIC cũng khẳng định cơ quan này đã chuẩn bị đủ tiền để đầu tư vào Vietnam Airlines nếu được cho phép.
Về hoạt động kinh doanh, Vietnam Airlines là hãng hàng không nội địa chịu ảnh hưởng nặng nhất từ dịch Covid-19 với khoản thua lỗ hàn g chục nghìn tỷ từ đầu năm.
Theo đó, doanh thu 9 tháng từ đầu năm của hãng bay này chỉ ghi nhận hơn 32.400 tỷ đồng, giảm gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp trong thời gian này ở mức âm 10.676 tỷ đồng, lỗ sau thuế của công ty mẹ – Vietnam Airlines là 10.472 tỷ.
Khoản lỗ ròng hơn chục nghìn tỷ kể trên đã xóa sạch thành quả 5 năm trước đó của hãng hàng không này khi tổng lợi nhuận giai đoạn 2015- 2019 mới đạt 10.380 tỷ.
Tính đến cuối tháng 9, lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của Vietnam Airlines là 8.874 tỷ đồng, số này khiến vốn chủ sở hữu của hãng giảm từ hơn 18.600 tỷ đầu năm xuống 6.600 tỷ đồng tại ngày 30/9.
Vietjet kiến nghị gói hỗ trợ 4.000 tỉ đồng, hứa trả từ sau 3-5 năm
Dịch Covid-19 "thổi bay" các thành quả tích luỹ trong nhiều năm của các hãng hàng không. Doanh thu sụt giảm khiến các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet và Bamboo Airways gặp nhiều khó khăn.
Lần lượt các hãng hàng không đều đã lên tiếng kiến nghị gói cứu trợ để vượt khó sau dịch Covid-19
Các kiến nghị, đề xuất hỗ trợ cho ngành hàng không là một trong những nội dung dành được nhiều sự quan tâm tại hội thảo ""Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam" diễn ra hôm 26/11 vừa qua.
Phát biểu tại hội thảo, bà Hồ Ngọc Yến Phương - Phó Tổng giám đốc CTCP Hãng hàng không Vietjet (Mã CK: VJC) - cho biết các hãng hàng không rất cần nguồn lực tài chính để tiếp tục hoạt động.
Theo đó, dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến các hãng hàng không, trong khi ngành đang có dư nợ vay cao, lại đang gặp nhiều khó khăn để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ. Hiện, Vietnam Airlines đã được Quốc hội phê duyệt phương án cho phép NHNN tái cấp vốn, gia hạn để các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay.
Đại diện Vietjet kiến nghị NHNN xem xét hỗ trợ nguồn tái cấp vốn cho các NHTM hỗ trợ các hãng hàng không vay hạn mức 4.000 tỷ đồng để giải quyết thanh khoản với lãi suất ưu đãi trong thời hạn 3-5 năm. Theo đó, Vietjet sẽ bắt đầu trả nợ và lãi kể từ 2023-2025.
Bên cạnh đó, đại diện hãng hàng không này cũng đề xuất các chính sách giảm và kéo dãi thời gian ưu đãi thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm phí, lệ phí và các dịch vụ cảng hàng không.
Cũng tại hội thảo, đại diện Bamboo Airways cho hay thiệt hại của hãng do dịch Covid-19 không kém Vietnam Airlines hay Vietjet. Bamboo Airways cũng đề xuất Quốc hội và Chính phủ xem xét gói tài chính hỗ trợ cho các hãng hàng không tư nhân như đã phê duyệt hỗ trợ cho Vietnam Airlines.
Theo PGS. TS Ngô Trí Long, tình hình kinh doanh sụt giảm khiến dòng tiền của các hãng đang cạn kiệt nghiêm trọng, liên tục thực hiện các biện pháp tái cơ cấu, tăng các khoản vay ngắn hạn, đẩy lùi thời gian trả nợ dài hạn.
Từ tháng 8/2020, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không đã kiến nghị Chính phủ cho các hãng vay dài hạn 25.000 tỷ đồng. Nếu một số hãng được vay bằng lãi suất tái cấp vốn như 4.000 tỷ dành cho Vietnam Airlines thì mỗi năm Chính phủ chỉ phải hỗ trợ 1.000 tỷ đồng lãi suất. Trong khi mỗi năm các hãng hàng không nộp thuế và phí cho nhà nước hơn 20.000 tỷ đồng.
"Có vốn hồi phục, các hãng sẽ trả được nợ, đóng góp nhiều cho ngân sách, cho xã hội, cho nền kinh tế, đặc biệt là ngành thương mại, du lịch. Sau Vietnam Airlines, Chính phủ cần cho các hãng khác vay ưu đãi lãi suất để hồi phục và cũng bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng" - ông Long đánh giá./.
Vietjet Air và Bamboo Airways cũng mong muốn được Chính phủ `giải cứu` giống Vietnam Airlines Các hãng hàng không đều muốn Nhà nước tăng cường hỗ trợ bằng việc kéo dài thời gian cũng như nâng mức giảm thuế, phí. Đặc biệt Vietjet Air và Bamboo Airways mong muốn hỗ trợ thanh khoản tương tự Vietnam Airlines. Vietjet và Bamboo đều muốn được hỗ trợ thanh khoản như Vietnam Airlines Vietjet và Bamboo đều muốn được hỗ trợ...