Vietnam Airlines Group báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm
Vietnam Airlines Group gồm: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco vừa có báo cáo Ủy Ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất trong 9 tháng đầu năm 2020. Lũy kế 9 tháng, 3 hãng hàng không đạt tổng doanh thu hợp nhất 23.948 tỷ đồng, nhưng mức lỗ hợp nhất dự kiến khoảng 10.750 tỷ đồng, riêng Vietnam Airlines hơn 8.700 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính của Vietnam Airlines Group, dịch COVID-19 lan rộng từ tháng 2/2020 đến đầu tháng 4/2020 khiến Vietnam Airlines (công ty mẹ) chỉ còn 5% năng lực sản xuất, hoạt động cầm chừng. Đến tháng 6-7/2020, thị trường chưa kịp phục hồi, thì đến cuối tháng 7/2020, đợt dịch COVID-19 thứ 2 tiếp tục bùng phát trong nước càng khiến cho doanh thu các hãng hàng không sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, Vietnam Airlines Group vẫn liên tục nỗ lực khẳng định vị trí là hãng hàng không quốc gia, chủ lực tại thị trường nội địa, với 51,7% thị phần vận chuyển hành khách. 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines Group đã thực hiện an toàn tuyệt đối 46.700 chuyến bay, vận chuyển gần 11,9 triệu lượt hành khách và 146.000 tấn hàng hoá.
Doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines Group lỗ 10.750 tỷ đồng.
Trong quý II/2020, Vietnam Airlines Group đã mở thêm 22 đường bay nội địa mới, tính đến thời điểm hiện tại, hãng đang khai thác hơn 60 đường bay nội địa, với trung bình 300 chuyến bay/ngày. Sản lượng vận chuyển hành khách nội địa có thời điểm vượt đến 12% so với cùng kỳ, đánh dấu sự phục hồi sau đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam.
Ngoài ra, Vietnam Airlines và Pacific Airlines đã phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hơn 100 chuyến bay hồi hương, đưa hơn 30.800 công dân Việt Nam từ gần 30 quốc gia về nước an toàn. Hơn 2.660 chuyến bay chở hàng hóa, trong đó có những tấn hàng là trang thiết bị y tế được vận chuyển miễn cước, đã đến khắp mọi miền Việt Nam và nhiều quốc gia, góp phần đảm bảo giao thương và hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trên phạm vi toàn cầu.
Video đang HOT
Bước sang quý IV/2020, hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines ghi nhận sự chuyển biến tích cực trong bối cảnh Chính phủ kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng và hiệu quả, thị trường nội địa trên đà phục hồi và một số đường bay quốc tế thường lệ được mở lại trong sự kiểm soát chặt chẽ theo quy định phòng chống dịch.
Trong các tháng cuối năm, Vietnam Airlines Group cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh và bám sát thị trường để có phương án khôi phục mạng bay phù hợp, đảm bảo ưu tiên cao nhất là phòng, chống dịch và đáp ứng nhu cầu di chuyển của hành khách.
Trước tình hình tài chính khó khăn, các nỗ lực nhằm thắt chặt chi phí để duy trì hoạt động sẽ tiếp tục được doanh nghiệp này triển khai thông qua việc tái cơ cấu lao động; triệt để tiết kiệm, giảm chi phí; đàm phán giảm giá, giãn nợ; sử dụng hạn mức vay ngắn hạn và kiến nghị giải pháp hỗ trợ với cổ đông Nhà nước.
Cổ phiếu tăng giá hơn 250% chỉ trong nửa năm, Hoa Sen đang kinh doanh thế nào sau giai đoạn tái cấu trúc?
Công ty chứng khoán BSC vừa có báo cáo cập nhật hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen. Theo nhận định của BSC, hoạt động tái cấu trúc của Hoa Sen đạt được những kết quả khả quan, phản ánh vào tăng trưởng kết quả kinh doanh niên độ 2019/20.
Cụ thể, về tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, Hoa Sen đã tổ chức lại hệ thống phân phối theo mô hình chi nhánh - cửa hàng trực thuộc và ứng dụng ERP (enterprise resource planning) trong quản lý giúp hạn chế tình trạng tranh chấp địa bàn tiêu thụ, giảm chi phí, tăng hiệu quả quản lý hàng tồn kho. Nhờ vậy, sản lượng bán hàng tại thị trường nội địa 11 tháng của niên độ 2019/20 đạt 518 nghìn tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ.
Hoạt động bán hàng của Hoa Sen giờ đây tập trung vào hiệu quả lợi nhuận thay vì tập trung vào sản lượng, từ đó xây dựng KPI cho nhân viên bán hàng với trọng số cho phần KPI liên quan đến lợi nhuận cao hơn. Do đó, sản lượng tiêu thụ bình quân tháng giảm từ 130-140 nghìn tấn/ tháng về khoảng 120 nghìn tấn/ tháng nhưng biên lợi nhuận gộp cải thiện mạnh từ 10,9% trong 9 tháng niên độ 2018/19 lên 16,1% trong 9 tháng niên độ 2019/20. Cùng với đó, chi phí nhân viên bán hàng cũng tăng mạnh 33% YoY.
Đối với tái cấu trúc hoạt động sản xuất, Hoa Sen đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho (nguyên vật liệu 1 tháng, thành phẩm 1 tháng), giảm yếu tố đầu cơ nguyên liệu. Nhờ đó, vòng quay hàng tồn kho giảm từ 3-4 tháng trong 2017-2018 về khoảng hơn 2 tháng trong niên độ 2019/20. BSC đánh giá điều này sẽ giúp Hoa Sen duy trì được mức biên lợi nhuận trong tương lai ở mức ổn định hơn so với giai đoạn đầu cơ nguyên vật liệu trước đó.
Với sản phẩm tôn mạ, lũy kế từ đầu niên độ, sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen đạt 1,08 triệu tấn, tăng trưởng 5,5%, trong đó nội địa 518 nghìn tấn tăng 3,7% và xuất khẩu 568 nghìn tấn tăng 7,2%.
Sản lượng tiêu thụ tôn mạ nội địa trong tháng 7 và tháng 8 giảm nhẹ so với mức 50-55 nghìn tấn/ tháng trong 4 tháng liền trước do vào mùa mưa bão. Lũy kế 8 tháng 2020, thị phần mảng này giảm nhẹ về 24,2% so với mức 24,5% trong 2019. BSC cho rằng điều này phù hợp với thay đổi trong chiến lược bán hàng của công ty từ tập trung vào sản lượng sang tập trung vào hiệu quả.
Xuất khẩu tôn mạ của Hoa Sen tăng tốt, đặc biệt trong quý 3/2020, do kết hợp giữa các yếu tố khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc - nhà sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, tăng mạnh nhờ chính sách kích thích đầu tư công của Chính phủ, khiến cho xuất khẩu thép ròng của quốc gia này giảm, đồng thời khoảng cách về giá bán giữa Trung Quốc và các quốc gia khác cũng được nới rộng.
Nguyên nhân chủ quan là nhờ chất lượng sản phẩm tôn và ống của Hoa Sen dần khẳng định được uy tín với các đối tác, đội ngũ bán hàng hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn, nhờ đó lượng đơn hàng xuất khẩu tăng tốt. Minh chứng là việc trong tháng 5 và tháng 6/2020, Hoa Sen đã xuất khẩu lô hàng 35.000 tấn tôn mạ sang EU, đánh dấu lô hàng xuất khẩu lớn nhất của ngành tôn Việt Nam sang thị trường này, mở đường cho những hợp tác thương mại trong thời gian tới, tận dụng lợi thế của EVFTA.
Sản lượng ống thép tiêu thụ trong 11 tháng niên độ 2019/20 đạt 351 nghìn tấn, tăng trưởng 3%, thị trường nội địa chiếm tỷ trọng chủ yếu, ghi nhận mức giảm 1.5%. Xuất khẩu mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng mạnh trong tháng 6-8 khiến sản lượng lũy kế của niên độ tăng tới 165%.
BSC cho biết, Hoa Sen có khả năng chuyển 30-40% phần tăng giá thép cuộn cán nóng (Hot rolled coil - HRC) sang giá bán, giúp duy trì một mức biên lợi nhuận ổn định. Sau khi giảm sâu trong tháng 4/2020, giá HRC đã hồi phục lại từ tháng 5 và tăng mạnh trong tháng 7, tháng 8 với mức tăng 110-130 USD/tấn (tương đương 2.500-3.000 đồng/kg).
Theo thống kê của BSC, trong giai đoạn giá HRC tăng, Hoa Sen đã tăng giá bán khoảng 1.000 đồng/kg, tương ứng bù đắp từ 30-40% tăng giá nguyên liệu. Với động thái tăng giá của Hoa Sen trong thời gian gần đây và việc gia tăng sản lượng xuất khẩu, BSC cho rằng biên lợi nhuận gộp quý 3/2020 sẽ ở mức 16,8%, cao hơn so với quý 2/2020 là 15,6% nhưng thấp hơn biên lợi nhuận gộp cao đột biến 18,6% trong quý 1/2020 khi giá HRC giảm sâu. Cho niên độ 2020/21, BSC đánh giá biên lợi nhuận sẽ giảm so với 2019/20, dao động trong khoảng 15-16% sau khi loại trừ yếu tố đột biến trong quý 1/2020 đến từ giá HRC giảm mạnh do dịch bệnh.
Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu Hoa Sen liên tục tăng trong 6 tháng qua. Từ mức chưa tới 5.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 3, HSG hiện đã lên mức gần 16.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa tăng khoảng 5.000 tỷ đồng trong nửa năm qua.
ARM chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20% ARM dự kiến phát hành mới là 518.548 cổ phiếu, tỷ lệ thưởng cổ phiếu 20%. Ngày đăng ký cuối cùng vào 21/10. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không (HNX: ARM) thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày đăng ký...