Vietnam Airlines giải trình biến động lợi nhuận âm hơn 2600 tỷ ra sao?
Theo giải trình của Vietnam Airlines, lợi nhuận quý 1 giảm là do nguyên nhân đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu, trong đó có Vietnam Airlines.
Với lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1 âm hơn 2 nghìn tỷ đồng, Tổng CTCP Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) mới đây đã giải trình biến động lợi nhuận với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở GDCK TP.HCM.
Theo báo cáo tài chính quý 1 năm 2020 của Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN), lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp công ty mẹ đạt 1.771 tỷ đồng, giảm 274% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1 âm 2.611 tỷ đồng, giảm 315% so với cùng kỳ.
Vietnam Airlines giải trình biến động lợi nhuận âm hơn 2600 tỷ ra sao?
Tháng 4 là thời điểm cả nước căng mình chống dịch, đỉnh điểm là thực hiện cách ly xã hội trên cả nước ….
Video đang HOT
Tổng doanh thu và thu nhập khác quý 1 của công ty mẹ giảm 32,13%, tức giảm hơn 4.700 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ giảm mạnh 29,4%, tương đương mức giảm 5.600 tỷ đồng.
Tổng chi phí quý 1 giảm hơn 1.600 tỷ đồng (10,1%) nhưng tốc độ giảm doanh thu còn lớn hơn dẫn đến lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm mạnh trên 3.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm mạnh ngoài nguyên nhân liên quan đến lợi nhuận công ty mẹ, còn do lợi nhuận sau thuế của các công ty con cũng giảm mạnh như VACS, Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không (Skypec), Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất (Viags),…
Đáng chú ý, báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất quý 1 của Vietnam Airlines đều không công bố số lượng nhân viên hiện tại, mức biến động nhân viên so với đầu năm, cũng như chi phí cho nhân viên.
Covid-19 cuốn trôi tích lũy 4 - 5 năm của hãng bay ra sao?
Không còn là những ước tính, tác động của dịch Covid-19 tới ngành hàng không đã thể hiện rõ qua sổ sách của Vietnam Airlines khi lợi nhuận nhiều năm trước bị cuốn trôi.
Cuối tháng 2, tức khoảng 1 tháng dịch Covid-19 hoành hành khiến nhiều đường bay quốc tế và nội địa phải dừng khai thác, lãnh đạo Vietnam Airlines đã nhận định đây là cuộc khủng hoảng thực sự.
Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành khi đó cho biết, tích lũy trong 4 - 5 năm vừa qua của hãng đã quay về con số 0 do dịch Covid-19. Cũng theo ông, hãng sẽ giảm tải cung ứng khoảng 60%, doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng tương đương giảm 65% so với kế hoạch vì dịch bệnh. Đây không còn là ước lượng mà đã hiện thực hóa qua sổ sách của doanh nghiệp.
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6.712 tỷ đồng so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng.
Dự kiến cả năm 2020 nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý IV, tổng doanh thu của Vietnam Airlines ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 72.411 tỷ đồng so với kế hoạch 2020 và ước lỗ 19.651 tỷ đồng.
Nếu con số lỗ 19.651 tỷ đồng của Vietnam Airlines trở thành sự thực, lợi nhuận lũy kế 4 - 5 năm trở lại đây của hãng cũng không đủ bù đắp được con số này. Trong giai đoạn 2015-2019, Vietnam Airlines lãi lũy kế tổng cộng 13.487 tỷ đồng, vẫn thấp hơn số lỗ ước tính năm 2020.
Số lỗ ước tính năm 2020 của Vietnam Airlines thậm chí còn lớn hơn tổng lợi nhuận 10 năm gần nhất của hãng gộp lại. Chỉ tính riêng trong quý I/2020, hãng đã lỗ gần hết lợi nhuận của năm 2019.
Về tích lũy tiền mặt, lượng tiền mặt 3.500 tỷ đồng của Vietnam Airlines tới đầu tháng 4 theo doanh nghiệp đã cạn kiệt. Doanh nghiệp cho biết đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Dư nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp này tính đến ngày 20/3 đã lên tới 3.568 tỷ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng. Dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến thiếu hụt lũy kế xấp xỉ 15.000 tỷ đồng trong năm 2020.
Cũng vì dòng tiền thiếu hụt, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho vay theo yêu cầu của Vietnam Airlines và các công ty con.
Trong báo cáo trước đó, Vietnam Airlines đang đề xuất được Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ đồng, bắt đầu giải ngân ngay từ tháng 4 để đảm bảo khả năng thanh toán. Con số này nằm ngoài vay ngắn hạn đến cuối năm 2020 là 3.517 tỷ đồng.
Hiện nay, doanh nghiệp này đã công bố việc tạm cắt giảm hơn 50% lượng lao động, toàn bộ người lao động còn lại phải giảm lương. Điều này đồng nghĩa sẽ có khoảng 10.000 lao động của Vietnam Airlines tạm mất việc.
Ngô Minh
Vietnam Airlines lỗ kỷ lục hơn 2.600 tỷ đồng trong quý I Đây là khoản lỗ sâu nhất của doanh nghiệp từ khi công bố báo cáo tài chính quý đến nay. Năm 2020, Vietnam Airlines ước lỗ 19.651 tỷ đồng. Hàng không và du lịch là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất của dịch Covid-19 do các chính sách hạn chế đi lại, đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu. Vì vậy, dễ...