Vietnam Airlines đổi trang phục: Thông điệp chưa đủ mạnh và thuyết phục
“Có vẻ như Vietnam Airlines đã không có một tuyên bố đi kèm đủ mạnh để thuyết phục việc thay đổi trang phục sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng…”.
Năm 2015 dự tính là một năm quan trọng đối với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) với mục tiêu là đạt được những tiêu chuẩn của một hãng hàng không quốc tế 5 sao. Do đó, có thể thấy việc thay đổi trang phục là một trong những động thái “lột xác” của hãng bay này.
Vietnam Airlines thay đổi trang phục nhân viên diễn ra sau thời điểm tiến hành IPO bán 25% cổ phần ra ngoài thị trường. Theo đó, toàn bộ đồng phục cũ với màu sắc áo dài đỏ của tiếp viên nữ, sơ mi trắng và veston xanh cho phi công và tiếp viên nam sử dụng 15 năm nay được đồng loạt thay thế bằng đồng phục mới. Cụ thể đồng phục của nữ tiếp viên khoang hạng thường (hạng Y) là áo dài cách điệu xanh lam và khoang thương gia (hạng C) nữ tiếp viên sẽ mặc áo dài màu vàng nhạt.
Đồng phục mới của nam và nữ tiếp viên Vietnam Airlines.
Việc thay đổi trang phục cũng ngay lập tức tạo ra những cuộc tranh luận về tính thẩm mỹ, ứng dụng của đồng phục tiếp viên hàng không Vietnam Airlines. Trong đó đa phần ý kiến cho rằng, trang phục mới không ấn tượng và có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của Vietnam Airlines.
Nhận định về điều này, chuyên gia thương hiệu Hoàng Tùng – người sáng lập thương hiệu PizaHome cho rằng: Trang phục của nhân viên trong doanh nghiệp là thứ làm nên thương hiệu của doanh nghiệp, là cách để nhận biết thương hiệu doanh nghiệp.
“Trang phục của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ như Vietnam Airlines rõ ràng là một trong những thành tố cấu thành nên việc nhận diện hình ảnh thương hiệu nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Phần tạo thành nhận diện quan trọng nhất vẫn là logo của doanh nghiệp”, ông Tùng cho biết.
Tuy trang phục không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng nếu trang phục thay đổi không được đồng bộ hóa với hình ảnh logo của thương hiệu sẽ không tạo ra được sự cộng hưởng tốt và sẽ không tạo được ấn tượng nhất quán trong tâm trí của người tiêu dùng.
Video đang HOT
Tiếp viên nữ của khoang thương gia (hạng C) mặc áo dài màu vàng nhạt
Như vậy để tạo ra hiệu ứng thương hiệu tốt, bên cạnh thay đổi trang phục Vietnam Airlines cần thay đổi cả logo.
Chuyên gia thương hiệu Hoàng Tùng cũng cho rằng, thông thường doanh nghiệp khi thay đổi những thành phần trong nhận diện thương hiệu như logo hay đồng phục sẽ đi kèm cùng nó là những tuyên bố và cam kết truyền thông đi kèm.
“Doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines khi thay đổi trang phục dành cho nhân viên cần chuẩn bị kèm theo đó là những tuyên bố tại sao doanh nghiệp lại thay đổi và quan trọng hơn, những thay đổi đó thể hiện những cam kết gì về mặt dịch vụ, sản phẩm và mang lại những giá trị gia tăng gì mới mẻ cho khách hàng”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng nếu chuẩn bị kỹ càng, việc thay đổi nhận diện sẽ là một công cụ giúp doanh nghiệp được truyền thông nhắc đến và tạo được sự chú ý của khách hàng.
Mầu sắc thiết kế trang phục cũ đã in dấu trong tâm trí người tiêu dùng nhưng Vietnam Airlines đã thay đổi
“Trong trường hợp này, có vẻ như Vietnam Airlines đã không có một tuyên bố đi kèm đủ mạnh để thuyết phục việc thay đổi trang phục sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng. Nói cách khác, Vietnam Airlines đã bỏ lỡ một cơ hội để chuyển tải những giá trị của mình đến cho khách hàng qua hoạt động này”, ông Tùng phân tích.
Ông Tùng đưa ra ví dụ từ hãng hàng không Vietjet. Theo đó, Vietjet là hãng hàng không trẻ tuy nhiên cách họ làm thương hiệu từ trang phục, màu sắc đến slogan đều thể hiện sức trẻ. Sức trẻ của Vietjet so với sự già nua của Vietnam Airlines thấy rõ qua màu sắc trang phục. Màu sắc nhận diện thương hiệu hàng không Vietjet là đỏ và vàng, là màu sắc vàng đỏ trên lá cờ tổ quốc. Gam màu đỏ vàng là gam màu nóng thể hiện sự mạnh mẽ, khát khao nóng bỏng đầy sức trẻ. Đúng với tinh thần của hãng hàng không trẻ như Vietjet. Theo ông Tùng có lẽ chính tác động của Vietjet khiến Vietnam Airlines thay đổi thiết kế và màu sắc trang phục.
“Doanh nghiệp khi có sự thay đổi trong nhận diện thương hiệu thường đi kèm cùng nhu cầu thay đổi trong nội tại doanh nghiệp. Có lẽ sự cạnh tranh của Vietjet với nhiều chiến dịch “gây bão” trong thời gian vừa qua đã khiến Vietnam Airlines cảm thấy mình cần phải thay đổi”, ông Tùng nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Tùng sự thay đổi phải dựa trên nền tảng giá trị doanh nghiệp đang là gì và đối thủ đang nắm giữ những giá trị gì. Khi doanh nghiệp cảm thấy cần có sự thay đổi, tốt nhất là doanh nghiệp nên lắng nghe từ chính những khách hàng cốt lõi của mình.
“Chỉ cần Vietnam Airlines có một cuộc khảo sát dành cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ nhìn thấy điểm yếu của mình và từ đó có những thay đổi cần thiết. Tôi không tin khách hàng sẽ phàn nàn về đồng phục cũ của Vietnam Airlines. Và nếu khách hàng không phàn nàn về trang phục của tiếp viên, theo tôi, việc thay đổi trang phục là không cần thiết”, ông Tùng kết luận.
Theo Giáo Dục
Giám đốc AirAsia đưa thi thể nữ tiếp viên xấu số về quê
Chiều 2/1, Giám đốc AirAsia đã bay tới Surabara để đưa nữ tiếp viên hàng không Khairunnisa Haida Fauzi về với quê hương. Khi còn sống, trở thành tiếp viên hàng không là ước mơ lớn của Nisa, cô cũng từng chia sẻ thông điệp: "Em yêu anh, từ độ cao 38.000 feet" tới bạn trai mình.
Nữ tiếp viên hàng không xấu số Khairunnisa Haida Fauzi sẽ được đưa về quê hương ở Palembang để tổ chức tang lễ
Vào 16 giờ chiều nay 2/1, Giám đốc điều hành AirAsia Tony Fernandes đã bay tới Surabaya để đồng hành với nữ tiếp viên của hãng hàng không AirAsia Khairunnisa Haida Fauzi (tên thường gọi Nisa) trở về quê hương cô ở Palembang.
Ông Tony Fernandes chia sẻ những cảm xúc khó nói thành lời trên mạng xã hội Twitter: "Tôi đang đến Surabaya để đưa Nisa trở về Palembang, nơi cô lớn lên. Tôi không thể diễn tả những cảm xúc của mình, chúng vượt qua mọi ngôn từ".
Trước đó, tờ Straits Times số ra ngày 1/1 dẫn lời Giám đốc điều hành tập đoàn AirAsia, Tony Fernandes, cho biết ông sẽ cùng đồng hành với nữ tiếp viên hàng không Nisa trên hành trình bay cuối cùng đưa cô về đất mẹ tại vùng Palembang, thủ phủ tỉnh Nam Sumatra, Indonesia.
Sau khi thi thể Nisa được đưa về, gia đình của nữ tiếp viên dự định sẽ mang an táng cô ở quê nhà Palembang.
Theo Detik, Khairunisa Haida Fauzi, là một trong những tiếp viên hàng không trên chiếc máy bay mang số hiệu QZ8501 của AirAsia Indonesia bị rơi xuống biển Java ngày 28/12.
Nisa năm nay 22 tuổi, cô đã trở thành tiếp viên hàng không được 2 năm. Cha của Nisa nói rằng cô là một cô gái xinh đẹp và thông minh. Mẹ của cô cho biết lần gần đây nhất bà được gặp con gái cách đây 6 tuần. Cha của nữ tiếp viên hàng không xấu số chia sẻ, ông vẫn cố tự an ủi bản thân rằng "chỉ mượn con gái từ Chúa và giờ đây chúng tôi trả lại cho ngài".
Bạn bè của Nisa cho hay cô luôn mơ ước trở thành nữ tiếp viên hàng không. Tình yêu của cô dành cho cho bầu trời bao la là vô tận, tài khoản Instagram của Nisa ngập tràn những bức ảnh về hành trình những chuyến đi của cô với những thông điệp hết sức đáng yêu và ý nghĩa.
Thông điệp yêu thương Nisa gửi cho người bạn trai Divo từ độ cao 38.000 feet
Hiện các trang mạng đang đăng tải 1 bức ảnh trên tài khoản Instagram của Khairunnisa Haidar Fauzi chụp dòng chữ do chính tay cô viết bên cửa sổ máy bay: "Em yêu anh, từ độ cao 38.000 feet".
Thông điệp viết trên mảnh giấy được dán trên ô cửa sổ cabin, từ đó có thể nhìn thấy bầu trời bao la, rộng lớn với những đám mây trắng thơ mộng và yên bình. Bức ảnh này khiến nhiều người cảm thấy tình cảm dành cho bầu trời và cho người yêu Divo, 22 tuổi của nữ tiếp viên Nisa luôn song hành cùng nhau.
Tình cờ, 38.000 feet (khoảng 11,5km) cũng là độ cao chiếc máy bay QZ8501 đã rơi xuống biển Java. Hiện vẫn chưa thể xác định được bức ảnh thông điệp này có được chụp trên máy bay mang số hiệu QZ8501 bị rơi trên hành trình từ Surabaya, Indonesia đến Changi, Singapore vào hôm 28/12 hay không.
Nhưng nữ tiếp viên Khairunnisa Haida Fauzi đã mãi thuộc về bầu trời ở lứa tuổi 22.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
10 triệu USD cho thông tin giúp bắt được kẻ hành quyết nhà báo Mỹ Ngày 19-9, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua một dự luật trao thưởng đến 10 triệu USD cho người cung cấp đầy đủ thông tin về vụ bắt cóc và giết hại 2 nhà báo Mỹ, James Foley và Steven Sotloff, vừa bị các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết. Số tiền này sẽ được trao cho bất...