Vietnam Airlines chính thức được ‘giải cứu’
Vietnam Airlines đề xuất được hỗ trợ 12.000 tỷ đồng gồm 4.000 tỷ đồng thông qua cho vay và tăng vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo đó, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật Chứng khoán.
Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua; đồng thời, cho phép xác định việc đầu tư nêu trên thuộc dự án nhóm A.
Vietnam Airlines tiếp tục có giải pháp xử lý giảm lỗ, thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và quan tâm đến quyền lợi người lao động trong điều kiện đại dịch Covid-19 có khả năng chưa thể sớm chấm dứt.
Video đang HOT
Trước đó, Vietnam Airlines đề xuất phương án xin hỗ trợ cho vay tối thiểu 4.000 tỷ đồng, trong 3 năm, với lãi suất ưu đãi. Và kiến nghị Chính phủ cho phép phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn, cổ đông nhà nước có thể giao 1 đơn vị mua phần cổ phần này (như SCIC). Quy mô phát hành cổ phiếu được cân đối với phương án vay, đảm bảo tổng số vốn bổ sung cho Vietnam Airlines khoảng 12.000 tỷ đồng.
Về trung dài hạn, Vietnam Airlines kiến nghị Chính phủ bảo lãnh cho hãng phát hành trái phiếu 10 năm, quy mô 10.000 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư đội máy bay giai đoạn 2021-2025.
Về tình hình kinh doanh, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu thuần 9 tháng giảm 56,8% xuống 32.411 tỷ đồng không đủ bù đắp giá vốn dẫn đến lỗ gộp 7.707 tỷ đồng. Dù chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, quản lý được tiết giảm nhiều nhưng Vietnam Airlines lỗ ròng 10.675 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 8.874 tỷ đồng.
Lãnh đạo Vietnam Airlines còn ước cả năm 2020 có thể lỗ 13.000 tỷ đồng và sang năm 2021 vẫn lỗ nếu thị trường quốc tế không phục hồi.
Tại thời điểm 30/9, tiền và tiền gửi của Vietnam Airlines còn khoảng 3.327 tỷ đồng, giảm so với mức 6.540 tỷ đồng đầu kỳ. Tổng vay nợ tài chính tới 35.056 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ so với đầu năm. Trong đó, Vietnam Airlines đã vay ngắn hạn thêm gần 6.100 tỷ đồng để bù đắp dòng tiền.
Cho phép Vietnam Airlines vay 4.000 tỷ đồng lãi suất thấp
Trong phiên bế mạc chiều nay (17/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 10, trong đó có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
"Vietnam Airlines có thể được cho vay lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước chứ không phải nhà nước cấp thẳng tiền" - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay (17/11).
Vietnam Airlines được "gỡ khó" về vốn
Nội dung liên quan đến việc trên trước đó đã được Quốc hội đã xem xét, thảo luận riêng vào chiều 12/11.
Cụ thể, có hai nội dung được Quốc hội thống nhất là cho phép Vietnam Airlines được vay 4.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, thông qua 1 tổ chức tín dụng của nhà nước chứ không phải nhà nước cấp thẳng.
Như thế, Vietnam Airlines vẫn phải đảm bảo đủ điều kiện là có tài sản đảm bảo. "Hiện doanh nghiệp này có hơn 5.000 tỷ và nhà nước chỉ cho vay 4.000 tỷ thôi" - ông Sinh thông tin.
Lãi suất ưu đãi cho khoản vay này vào khoảng 4%/năm và Vietnam Airlines có trách nhiệm trả nợ trong ba năm, khoảng 480 tỷ đồng.
Giải pháp nữa, cũng được Quốc hội đồng ý thông qua, là để Vietnam Airline phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng, dự kiến giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mua cổ phần thuộc quyền mua của Nhà nước.
"Quá trình đề xuất, thẩm tra đề xuất hỗ trợ cho Vietnam Airlines cũng còn nhiều ý kiến cho rằng tại sao nhà nước không cấp thẳng ngân sách, hay phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, song giải pháp nói trên được cho là tối ưu", theo ông Sinh.
Tại Quốc hội, khi thảo luận cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ nên xây dựng bộ tiêu chí, tập đoàn nào, doanh nghiệp nào đáp ứng được thì được hỗ trợ, để cho những doanh nghiệp khác cũng được hưởng lợi.
Nhưng theo đại biểu Đỗ Văn Sinh, cái khó là ngân sách hiện nay không được dồi dào nên ưu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp nào Nhà nước đang nắm cổ phần lớn.
Nêu quan điểm cá nhân về việc này, ông Sinh phân tích: "Vietnam Airlines là Hãng hàng không quốc gia, với hơn 86% cổ phần do Nhà nước nắm giữ, trước đại dịch Covid-19 vẫn hoạt động hiệu quả, các nước khác cũng có chính sách hỗ trợ tương tự thì việc Quốc hội quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp này cũng là cần thiết. Cũng cần nói rõ đây là hỗ trợ chứ không phải cho không".
Vẫn theo đại biểu Sinh, khi tham gia thẩm tra, ông đã đề nghị Chính phủ cần xây dựng kịch bản tổng thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị tác động lớn bởi dịch covid -19.
"Ngoài hàng không còn có dịch vụ lưu trú, khách sạn... nên có kịch bản tổng thể để cân đối được nguồn lực hỗ trợ, trên cơ sở đó trình Quốc hội có chủ trương chung và giao cho Chính phủ điều hành theo nguyên tắc đó, chứ mỗi vụ việc lại trình Quốc hội thì cũng bị động cho Chính phủ, vì Quốc hội một năm chỉ họp hai kỳ" - ông Sinh lưu ý.
Mặc dù đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vietnam Airlines trong quý III/2020 vẫn giảm đến 70% so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 7.600 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tại thời điểm 30/9/2020, tiền gửi ngắn hạn của Vietnam Airlines giảm mạnh từ 3.579 tỷ đồng, xuống còn 656 tỷ đồng, trong khi khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hiện ở mức 11.684 tỷ đồng, gần gấp đôi so với đầu năm.
Theo một đại diện của Vietnam Airline, nếu không nhờ các giải pháp tiết giảm chi phí khắc khổ và việc giãn, hoãn thanh toán các khoản công nợ, dòng tiền của Vietnam Airlines có thể cạn ngay từ tháng 8/2020.
Cận cảnh Vietnam Airlines trước thềm được giải cứu Phương án "giải cứu" Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại cuộc họp đầu tuần qua, trước khi đưa ra trình Quốc hội. Ảnh Internet 10 tháng, lỗ 13.000 tỷ đồng 2020 có thể nói là năm đại hạn của ngành hàng không. Đại dịch Covid-19 lan...