Vietnam Airlines chạm… nhiều kỷ lục mới
Hôm qua, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines đã thông tin về một số kỷ lục mới đạt được của Hãng. Đồng thời thông qua việc thực hiện chi trả cổ tức năm 2018. Theo đó, cổ tức năm 2018 sẽ được chi trả bằng tiền và số tiền chi trả cao hơn năm trước 2%.
Đại hội đồng Cổ đông Vietnam Airlines đã thông qua nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2019
Kỷ lục về doanh thu
Báo cáo số liệu tại Đại hội cho thấy, năm 2018 là năm mà Vietnam Airlines đã đạt được nhiều thành tựu mới như: Doanh thu hợp nhất ở mức kỷ lục, xấp xỉ 100.000 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất lớn nhất từ trước đến nay, đạt 3.312 tỷ đồng, vượt 36,8% kế hoạch. Trong đó, công ty mẹ đóng góp 73.227 tỷ đồng doanh thu và 2.418 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 23,4% so với chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 đề ra.
Những tín hiệu tốt đẹp của hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang đến sự thay đổi về chỉ số tài chính theo xu hướng an toàn và tích cực. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã về mức 2,58 lần, thấp hơn thời điểm đầu năm 2018 và đạt mục tiêu đề ra.
Trong năm 2018, Vietnam Airlines đã thực hiện thành công trên 141.300 chuyến bay với gần 22 triệu lượt hành khách được vận chuyển an toàn, chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế 4 sao; giữ vững hiệu quả khai thác với chỉ số đúng giờ cao và vượt chỉ tiêu ở mức gần 90%; năng suất lao động tiếp tục được nâng cao; thu nhập và phúc lợi của người lao động tiếp tục được cải thiện.
Với các chỉ số sản xuất kinh doanh tốt, Vietnam Airlines cũng giữ vững đà tăng trưởng trên trên sàn giao dịch chứng khoán UPCoM, được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có thanh khoản cao, giá trị vốn hóa lớn ở mốc xấp xỉ 2,6 tỷ USD.
Với kết quả kinh doanh ấn tượng, Vietnam Airlines sẽ thực hiện chi trả cổ tức năm 2018 bằng tiền 10% trên mệnh giá (tương đương hơn 1.418 tỷ đồng), cao hơn 2% so với năm 2017. Tỷ lệ này được các cổ đông đánh giá là phù hợp với kết quả kinh doanh năm 2018 và đảm bảo cân đối dòng tiền, cân đối tài chính cho hoạt động đầu tư mở rộng, sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
Bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp khẳng định: “Vietnam Airlines đã có nhiều nỗ lực hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra, góp phần vào sự phát triển chung của ngành hàng không nước nhà. Sau 4 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm Vietnam Airlines luôn cao hơn năm trước. Năm 2018, các chỉ tiêu kinh doanh của Vietnam Airlines đều đạt và vượt mức Đại hội đồng cổ đông thông qua”.
Tiếp tục đặt nhiều mục tiêu lớn
Video đang HOT
Tại kỳ Đại hội này, các cổ đông của Vietnam Airlines cũng đã thảo luận và biểu quyết thông qua các nội dung quan trọng của Đại hội như: Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019; Kế hoạch phát triển đội bay 2021-2025; Chủ trương đầu tư mua 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021-2025…
Đại hội cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019. Theo đó, Vietnam Airlines phấn đấu đạt chỉ tiêu tổng sản lượng vận chuyển khách là hơn 24,9 triệu lượt. Chỉ tiêu doanh thu hợp nhất là hơn 111.700 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ đạt hơn 82.500 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất là gần 3.400 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ đạt gần 2.700 tỷ đồng.
Vietnam Airlines đặt mục tiêu tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của Vietnam Airlines Group tại thị trường nội địa trong năm 2019 với chỉ tiêu thị phần tối thiểu ở mức 55%; giữ thị phần hợp lý ở thị trường quốc tế; đảm bảo cân đối giữa các mục tiêu: Tăng trưởng – Thị phần – Hiệu quả.
Ngoài ra, Tổng công ty này cũng triển khai thực hiện đổi mới đội tàu bay theo Kế hoạch phát triển đội tàu bay giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030; Nâng tầm dịch vụ 4 sao, từng bước triển khai chương trình nâng cấp chất lượng dịch vụ lên tiêu chuẩn 5 sao sau năm 2020.
Ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông
Ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlineschia sẻ: “Mặc dù thị trường hàng không năm 2019 tiếp tục có nhiều thách thức nhưng đây là cơ hội để Vietnam Airlines khẳng định vị thế trong lĩnh vực hàng không nói riêng và trong cộng đồng các doanh nghiệp nói chung. Chúng tôi sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ đã được Đại hội đồng cổ đông giao, trong đó xuyên suốt là đảm bảo an toàn tuyệt đối hoạt động khai thác, tiếp tục chương trình đổi mới đội tàu bay, nâng cao quản trị doanh nghiệp hướng đến tăng trưởng bền vững”.
Đặc biệt, từ 7/5/2019, Vietnam Airlines đã hoàn tất thủ tục để chính thức niêm yết cổ phiếu HVN trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE). Đại diện đơn vị cho biết, việc chuyển niêm yết lên sàn HoSE tạo điều kiện thuận lợi để Tổng công ty nâng cao uy tín, minh bạch thông tin, tăng tính thanh khoản của cổ phiếu và tiếp cận nhiều nguồn huy động vốn mới từ các nhà đầu tư.
Trước đó, Vietnam Airlines cũng đã hoàn thành phương án chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Kết quả giá trị vốn tăng thêm gần 2.000 tỷ đồng; đưa vốn điều lệ của Vietnam Airlines lên mức hơn 14.182 tỷ đồng.
Theo baophapluat.vn
Chủ tịch bị bắt, cổ phiếu Nissan, Renault lao dốc
Chủ tịch Nissan Carlos Ghosn, một trong những lãnh đạo cao cấp nhất ngành công nghiệp ôtô, bị bắt tại Nhật Bản sau khi kết quả điều tra nội bộ cho thấy ông có sai phạm nghiêm trọng.
Thông tin này nhanh chóng lan ra khắp thế giới, khiến cổ phiếu Nissan và Renault giảm mạnh.
Cùng với Mitsubishi Motors của Nhật Bản, Nissan và Renault đã tạo nên liên minh ôtô lớn nhất toàn cầu. Cứ 9 chiếc ôtô được bán ra sẽ có 1 chiếc thuộc về liên minh này. Lượng nhân sự của 3 công ty là hơn 470.000 người trên gần 200 quốc gia.
Nissan cho biết rằng họ dành nhiều tháng để điều tra Ghosn và một thành viên hội đồng quản trị sau khi nhận được thư tố giác.
Hai người này đã bị bắt vào tối 19/11, Hiroto Saikawa, CEO Nissan nói tại cuộc họp báo ở Tokyo.
Nissan cho biết, thông qua cuộc điều tra, họ phát hiện Ghosn, 64 tuổi, và một thành viên hội đồng quản trị khác, Greg Kelly, đã không báo cáo đúng khoản lương của Ghosn. "Nhiều hành vi sai phạm khác đã bị phát hiện, ví dụ như sử dụng tài sản công ty vào mục đích cá nhân", đại diện Nissan nói thêm.
Kết quả, CEO Hiroto Saikawa sẽ đề xuất với ban giám đốc của Nissan để xóa bỏ chức danh chủ tịch và giám đốc đại diện của Ghosn tại cuộc họp công ty vào ngày 22/11. Ông cũng sẽ cố gắng loại Kelly ra khỏi hội đồng quản trị.
Cổ phiếu của Renault và Nissan sụt giảm
Cổ phiếu của Renault, công ty Ghosn giữ vị trí chủ tịch và CEO, đã giảm tới 13% tại Paris, Pháp. Hội đồng quản trị Renault sẽ được triệu tập sớm để thảo luận về vụ bê bối mới đây của Nissan.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết chính phủ đang sở hữu 15% cổ phần của Renault và sẽ theo dõi tình hình một cách chặt chẽ.
"Chính phủ, với tư cách là cổ đông của Renault, sẽ thận trọng về sự ổn định của Renault và liên minh của họ", Macron nói trong chuyến thăm Bỉ.
Vụ bê bối của Nissan xuất hiện sau khi phiên giao dịch tại Tokyo kết thúc. Tuy nhiên, cổ phiếu của công ty này giảm mạnh hơn tại thị trường chứng khoán Frankurt, Đức, mức giảm là 10%.
"Nissan xin gửi lời xin lỗi chân thành vì đã gây ra mối lo ngại lớn cho các cổ đông và các bên liên quan", đại diện của công ty cho biết. "Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình để xác định các vấn đề quản trị và thực hiện các biện pháp giải quyết phù hợp".
Cú sốc toàn cầu
Ghosn cũng là chủ tịch của Mitsubishi Motors. Công ty này cho biết họ đã nhanh chóng đề xuất với hội đồng quản trị loại Ghosn ra khỏi vị trí đó.
Theo Ghosn, ba nhà sản xuất ôtô Mitsubishi Motors, Nissan và Renault đã thành lập liên minh cạnh tranh với Volkswagen và Toyota. Liên minh của Ghosn đã bán được 10,6 triệu xe trong năm 2017.
Tiết lộ của Nissan được đưa ra sau khi tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản và đài truyền hình NHK cho rằng các công tố viên đang nghi ngờ Ghosn báo cáo mức thu nhập của ông ta thấp hơn so với thực tế và có thể bắt người.
Nissan cho biết mức lương theo năm (kết thúc vào tháng 3/2017) của Ghosn với tư cách là giám đốc cuối cùng của Nissan là 1,1 tỷ yên (tương đương 9,7 USD). Nissan cho biết họ không thay đổi mức lương của các thành viên hội đồng quản trị trong báo cáo thường niên.
Sự nghiệp bao trùm 5 châu
Sinh ra tại Brazil, Ghosn bắt đầu sự nghiệp của ông tại nhà sản xuất lốp xe Michelin của Pháp vào năm 1978, nơi ông đã đạt được thành công bằng cách điều hành các hoạt động tại Bắc Mỹ của công ty.
Ông chuyển đến Renault vào năm 1996. Sau khi Michelin thành lập liên minh với Nissan vào năm 1999, ông trở thành CEO của Renault, kéo công ty này thoát khỏi khủng hoảng tài chính.
Kể từ đó, tên tuổi của ông gắn liền với biệt danh "Sát thủ chi phí" (Le cost killer).
Ghosn được thăng chức lên CEO của Nissan vào năm 2001 và sau đó là CEO của Renault vào năm 2005. Ông đã trở thành CEO đầu tiên trên thế giới điều hành hai công ty Fortune Global 500 cùng một lúc.
Sauk hi Nissan năm 34% cổ phần của Mitsubishi Motors vào năm 2016, Ghosn đã giao vai trò CEO của Nissan lại cho Saikawa.
Châu Anh/Theo CNN
Vietnam Airlines sẽ đầu tư hàng loạt đội bay, tàu bay Ông Đặng Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cho biết, Đại hội sẽ xem xét thông qua Kế hoạch phát triển đội bay 2021-2025; Chủ trương đầu tư mua 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021-2025; Chủ trương bán 5 tàu bay A321Ceo sản xuất năm 2004-2005. Vietnam Airlines họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2019. Sáng 10/5, Tổng...