Vietjet chính thức “soán ngôi” Vietnam Airlines
Hãng hàng không tư nhân Vietjet đã chính thức vượt qua “ông trùm” hàng không Vietnam Airlines về giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán.
Vietjet chính thức “soán ngôi” Vietnam Airlines về giá trị vốn hóa
Một trong những sự “soán ngôi” đáng chú ý nhất trên thị trường chứng khoán trong nhiều năm trở lại đây đã diễn ra vào phiên giao dịch ngày 6.3.2017 khi giá trị vốn hóa của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet) đã chính thức vượt giá trị vốn hóa của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 6/3, thị giá cổ phiếu VJC của Vietjet ở mức 137.400 đồng/cổ phiếu, tăng 4,01 % so với thời điểm một ngày trước đó, đưa giá trị vốn hóa của hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam lên con số 41.220 tỷ đồng.
Trong khi đó, thị giá cổ phiếu HVN của “ông trùm” Vietnam Airlines đạt 32.400 đồng/cổ phiếu, giảm 4,99%, khiến giá trị vốn hóa của Vietnam Airlines “chỉ” còn 39.772 tỷ đồng.
Như vậy, giá trị vốn hóa của Vietjet tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 6/3 đã vượt Vietnam Airlines 1.448 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hiện, mức giá trị vốn hóa 41.220 tỷ đồng của Vietjet cũng đã đưa hãng hàng không này lọt vào danh sách 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HoSE.
Kể từ khi niêm yết, cổ phiếu VJC của Vietjet đã tăng trần 4 phiên liên tiếp, từ mức giá tham chiếu 90.000 đồng/cổ phiếu ngày 28/2 lên 132.100 đồng/cổ phiếu ngày 3/3, tương đương mức tăng 46,8%. Mặc dù ngày 6/3, cổ phiếu VJC không tăng kịch trần nhưng mức tăng vẫn duy trì ở mức cao 4,01%.
Ngày Vietjet “cất cánh” trên sàn HoSE cũng là ngày mà bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Tổng giám đốc Vietjet lọt danh sách 3 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời cũng trở thành người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Hiện bà Phương Thảo đang trực tiếp và gián tiếp sở hữu 32,66% cổ phần của Vietjet, tương ứng với giá trị tài sản lên đến 13.462 tỷ đồng, tương đương khoảng 600 triệu USD.
Ở một diễn biến khác, một cổ đông từng sở hữu tới trên 25 triệu cổ phiếu HVN là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) gần như đã bán xong toàn bộ cổ phiếu tại Vietnam Airlines, hiện chỉ còn vỏn vẹn 18.705 cổ phiếu. Ước tính, Techcombank thu về lãi hàng trăm tỷ đồng do từ năm 2014, ngân hàng này đã mua được cổ phiếu HVN với giá hời, trung bình 22.307 đồng/cổ phiếu.
Kể từ khi niêm yết tới nay, thị giá cổ phiếu HVN đã tăng 15,7%. Tuy nhiên, ngay sau phiên tăng trần trong ngày giao dịch đầu tiên, thị giá cổ phiếu HVN đã duy trì xu hướng giảm rõ rệt. Trong 10 phiên giao dịch gần đây, thị giá cổ phiếu HVN đã giảm tới 7 phiên.
Theo Kình Dương (Vietnamfinance)
Hàng không bị cắt một nửa số chuyến đăng ký bay thêm dịp Tết
Các hãng hàng không đã đăng ký bay thêm khoảng 2.400 chuyến trong dịp Tết, nhưng cơ quan quản lý chỉ phê duyệt một nửa số này. Lý do là Tân Sơn Nhất quá tải.
Cục hàng không vừa ban hành kế hoạch tăng chuyến phục vụ cao điểm dịp Tết Đinh Dậu 2017 (từ ngày 16/1-12/2). Theo đó, trên toàn mạng nội địa tăng 1.270 chuyến, hơn 8,5% so với lịch bay thường lệ.
Riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ tiếp nhận thêm 1.065 chuyến đi/đến, tăng 7,7% so với lịch bay thường lệ, tương đương với mức tăng trung bình 38 chuyến/ngày. Số chuyến bay tăng thêm sẽ được phân bổ vào khung giờ đêm từ 23h đến 7h hàng ngày.
Ông Hồ Quốc Cường (Trưởng phòng Vận tải hàng không, Cục hàng không) cho biết, trước đó các hãng hàng không đã kiến nghị khoảng 2.400 chuyến bay tăng cường dịp Tết. Vì các hãng có nhiều lần điều chỉnh kiến nghị và mới trình văn bản chính thức lên Cục hàng không, nên cơ quan này chỉ có thể ban hành kế hoạch tăng chuyến trong thời gian gần Tết.
Cũng theo ông Cường, lý do điều chỉnh số chuyến ít hơn nhu cầu các hãng là hiện trạng sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, phải hạn chế dưới 42 chuyến bay/giờ.
Sân bay Tân Sơn Nhất thường quá tải dịp lễ Tết.
Về việc hành khách có bị ảnh hưởng vì số chuyến bay tăng cường được phê chuẩn ít hơn nhu cầu, ông Cường nói: "Nếu hãng hàng không đã bán vé trước, việc đổi lại lịch bay do các hãng sắp xếp với khách hàng, Cục không can thiệp".
Theo ông Trịnh Ngọc Thành, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, việc chốt số chuyến bay Tết như trên không ảnh hưởng tới kế hoạch khai thác của hãng, vì hãng chưa bán vé Tết với những chuyến bay chưa được cấp phép.
Đại diện một hãng hàng không khác cho biết, chỉ có một số ít chuyến bay Tết tăng cường được bán vé cách đây 6 tháng, tuy nhiên hãng sẽ sắp xếp lại lịch bay để xáo trộn ít nhất với hành khách. Cụ thể là hãng sẽ lùi giờ bay để bố trí thêm các chuyến bay đêm, thông tin đầy đủ tới hành khách nếu có sự thay đổi.
Theo phê chuẩn tăng chuyến phục vụ dịp Tết của Cục hàng không, Vietjet được tăng 560 chuyến, lượng ghế cung ứng đạt 100.800 (tăng 8,9%); Vietnam Airlines tăng 380 chuyến, lượng ghế cung ứng đạt hơn 76.700 (tăng hơn 6,3%) và Jetstar Pacific tăng 330 chuyến, tương ứng với 59.400 ghế (tăng 12,7%).
Đoàn Loan
Theo VNE
Sau vụ tin tặc tấn công, hành khách VNA đã bay bình thường Trưa 30-7, Vietnam Airlines (VNA) cho biết hệ thống làm thủ tục của hãng tại các sân bay cơ bản đã được khắc phục và hoạt động trở lại, hành khách có thể lưu thông bình thường. VNA cũng khẳng định mọi thông tin giao dịch và thanh toán khách hàng cung cấp trong quá trình đặt chỗ, mua vé trên website vietnamairlines.com...