Vietjet Air và Bamboo Airways cũng mong muốn được Chính phủ `giải cứu` giống Vietnam Airlines
Các hãng hàng không đều muốn Nhà nước tăng cường hỗ trợ bằng việc kéo dài thời gian cũng như nâng mức giảm thuế, phí. Đặc biệt Vietjet Air và Bamboo Airways mong muốn hỗ trợ thanh khoản tương tự Vietnam Airlines.
Vietjet và Bamboo đều muốn được hỗ trợ thanh khoản như Vietnam Airlines
Vietjet và Bamboo đều muốn được hỗ trợ thanh khoản như Vietnam Airlines
Sáng 26/11, tại Hội thảo quốc gia: “Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam”, đại diện các doanh nghiệp hàng không đã nói lên những khó khăn trong hoạt động thời gian dịch bệnh vừa qua, các giải pháp tạm thời cũng như nêu lên mong muốn về chính sách hỗ trợ từ Nhà nước.
Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet Air, cho biết hãng này đã lỗ trong 9 tháng qua, dù đã bán, chuyển nhượng tài sản tích lũy trong nhiều năm, giảm lương tới 50 – 70% với quản lý cấp cao, trung và chỉ trả mức thu nhập tối thiểu 8 – 10 triệu đồng với người lao động.
Nêu ra ví dụ hàng không các nước đều nhận được hỗ trợ rất lớn của Chính phủ như Thái Lan, Trung Quốc, theo bà Phương, khi mở cửa quốc tế trở lại, hàng không các nước có tiềm lực từ hỗ trợ Chính phủ sẽ cạnh tranh gay gắt với các hãng Việt Nam.
Bà Hồ Ngọc Yến Phương – Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air. Ảnh: Vietnambiz
Theo bà Hồ Ngọc Yến Phương quyền các nước đã đưa ra rất nhiều giải pháp để cứu nguy cho các hãng hàng không như:
- Thái Lan chỉ định một ngân hàng quốc doanh để cho vay các hãng hàng không, lãi suất vay ưu đãi chỉ 2% một năm. Tuy nhiên gói vay được ưu tiên dành cho các hãng thuộc sở hữu trong nước nên Vietjet Thái Lan không tiếp cận được.
- Chính quyền Hong Kong tung gói cứu trợ gần 1 tỷ USD để hoàn toàn miễn phí điều hành bay và phí đỗ máy bay. Ngoài ra, Hong Kong còn ứng ra 2 tỷ USD để mua 500.000 vé máy bay, qua đó tăng thanh khoản tạm thời cho các hãng hàng không. Về sau, chính quyền sẽ bán lại vé máy bay này cho người tiêu dùng.
Với các hãng bay Việt Nam, lãnh đạo Vietjet cho biết thách thức lớn nhất là về thanh khoản. “Vừa rồi Vietnam Airlines đã được xem xét hỗ trợ về thanh khoản nên Vietjet cũng mong được vay trong khoảng thời gian 3-5 năm từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại (NHTM) và sau đó NHTM cho các doanh nghiệp hàng không vay”.
“Chúng tôi mong muốn Chính phủ có thể chỉ định cụ thể hai ngân hàng có tiềm lực mạnh để họ có thể tham gia hỗ trợ cho ngành hàng không. Sau 3-5 năm được trả lãi suất ưu đãi, doanh nghiệp hàng không sẽ có thể vượt qua khó khăn”, Phó Tổng Giám đốc Hồ Ngọc Yến Phương cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Tiến Hoàng, Phó ban Kế hoạch phát triển Vietnam Airlines, dự báo thiệt hại hàng không Việt Nam là 4 tỷ USD trong năm nay. Riêng Vietnam Airlines doanh thu giảm hơn nửa, số lỗ năm nay dự kiến khoảng 14.000 – 15.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Khắc Hải – Phó Tổng Giám đốc Bamboo Airways. Ảnh: Vietnambiz
Ông Hoàng cho rằng, thị trường nội địa tuy có phục hồi nhưng sức mua yếu, giá vé lại giảm mạnh. Thị trường quốc tế đóng băng, tập trung chủ yếu là các chuyến bay đưa công dân về nước. Đà suy thoái kinh tế và tâm lý lo ngại vẫn là rào cản kéo dài phục hồi ngành hàng không nói chung.
Bên cạnh đó, các hãng bay liên tục tăng tải vào thị trường nội địa, khiến dư thừa nguồn cung và cạnh tranh trực diện giảm giá vé nhằm thu hút khách và cạnh tranh giữa các hãng. Hệ quả là tiềm lực tài chính giảm nghiêm trọng, khó cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài.
Đại diện Bamboo Airways cho hay, quy mô hãng bay này nhỏ bằng 1/3 – 1/4 so với Vietnam Airlines và Vietjet, nhưng thiệt hại do COVID-19 cũng không kém. Hãng này cũng đề xuất Quốc hội và Chính phủ xem xét gói tài chính hỗ trợ cho các hãng hàng không tư nhân như đã phê duyệt hỗ trợ cho Vietnam Airlines.
Các hãng hàng không đều chung kiến nghị kéo dài thời gian giảm 50% phí cất hạ cánh, giá dịch vụ bay đến hết năm 2021; giảm 70% thuế môi trường. Ngoài ra, mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế ở một số nước đã kiểm dịch tốt, không cấp phép bay cho các hãng hàng không cho tới năm 2024 (chỉ cấp phép hãng bay khi tự chủ nguồn lực, có kế hoạch bay và tiềm lực tài chính rõ ràng).
Vietjet Air đã lỗ suốt 9 tháng qua, giảm lương tới 50 – 70% với người lao động
Các hãng cũng kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho vay lãi suất 0% để trả lương cán bộ, công nhân viên…
Ý kiến trái chiều về việc Vietnam Airlines được Nhà nước tạo cơ chế đặc thù
Trước đó, ngày 17/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua nghị quyết cho phép Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn và gia hạn không quá hai lần cho tổ chức tín dụng để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, Vietnam Airlines sẽ chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ theo quy định của Luật Chứng khoán, nhưng được miễn trừ điều kiện hoạt động kinh doanh phải có lãi năm liền trước khi chào bán.
Từ khi các biện pháp hỗ trợ mới là đề xuất, nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ sự không đồng tình với việc Nhà nước tạo cơ chế đặc thù cho Vietnam Airlines – một doanh nghiệp do Nhà nước nắm 86% vốn.
PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng: Cách nghĩ ưu tiên hãng hàng không Nhà nước mà coi nhẹ hãng bay tư nhân “là tư duy theo cơ chế cũ, lỗi thời, tạo sự bất bình đẳng, hạn chế sự phát triển của xã hội”.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng nên có một gói hỗ trợ cho cả ngành hàng không, thay vì chỉ tập trung vào một doanh nghiệp.
“Theo nguyên tắc thị trường, việc chỉ tính phương án tháo gỡ khó khăn cho một hãng hàng không tạo ra sự thiên lệch giữa các hãng. Tôi cho rằng nên cân nhắc một gói hỗ trợ chung, tùy vào tình hình kinh doanh cụ thể của hãng hàng không mà đưa ra các tiêu chí nhận hỗ trợ, phương án cụ thể tháo gỡ khó khăn cho từng hãng đó”, ông Thành nói.
Bamboo Airways cũng thiệt hại đáng kể do COVID-19
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lí kinh tế Trung ương khuyến nghị nếu đã có phương án tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines, cũng nên hỗ trợ cho các hãng bay khác như Vietjet Air, Bamboo Airways. Bởi việc chỉ ưu tiên giải cứu một hãng hàng không sẽ gây ra tình trạng cạnh tranh không bình đẳng.
Hàng không cần 3 năm để phục hồi
Theo đánh giá của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), ngành hàng không thế giới đã và sẽ đối diện với 2 kịch bản: mô hình chữ V sụt giảm theo đáy và phát triển nhanh trở lại; và mô hình chữ U (giảm xuống đáy và kéo dài từ 3 – 5 tháng) đi kèm suy giảm kinh tế, dự báo thị trường hàng không sụt giảm 48 – 71% tùy theo diễn biến dịch bệnh.
Hàng không Việt Nam từng bước phục hồi theo chữ V, Cục Hàng không đang phối hợp với các hãng nghiên cứu trình Chính phủ mở lại chuyến bay quốc tế đến nước ta với mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không mở cửa ào ạt hay vì kinh tế mà bỏ qua dịch bệnh. Dự kiến, thị trường hàng không mất tới 3 năm mới phục hồi đạt như năm 2019.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cũng nêu, dịch COVID-19 có thể làm thay đổi trật tự của các hãng hàng không trên thế giới. Như Singapore gặp khó khăn do chỉ có 1 sân bay, diện tích nhỏ nên thị trường nội địa ít.
Vietnam Airlines nhận được gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng từ Chính phủ
Cùng quan điểm này, PGS – TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, phân tích nếu trật tự hàng không thế giới thay đổi, các hãng bay nước ta sẽ thay đổi như thế nào? Vấn đề phải quan tâm là hãng nào chết trước, hãng nào yếu hơn và tự mình đứng dậy được không? Thời điểm này là thời điểm quyết định thay đổi cục diện cuộc chơi giữa các hãng.
Chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường nội địa đang là chỗ dựa quan trọng, do đó, cần kích hoạt thị trường nội địa hàng không cũng như du lịch tạo nên sức cầu nội địa. Bên cạnh đó, tìm nguồn tài trợ cho hàng không phải đặt hướng thuyết phục ngân hàng, Chính phủ tài trợ hàng không chính là tài trợ cho tương lai.
Theo ông Thiên, các hãng hàng không Việt cần được cứu, và Nhà nước phải có trách nhiệm như hỗ trợ cấp vốn, lãi suất, tránh việc hãng hàng không “tị nạnh” nhau về phần hỗ trợ, mà 3 hãng (Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways) cần chung sức, đồng lòng để vượt qua dịch.
Hàng không Việt Nam đã hồi phục như thế nào trong tháng 5?
Số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam tuy giảm tới 70 % so với cùng kỳ năm 2019, song so với tháng trước cũng đã tăng tới 73,7 %.
Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 5-2020 (Giai đoạn từ 19-4 đến 18-5, 5 hãng hàng không trong nước (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways và Vasco) đã thực hiện tổng số 8.623 chuyến bay.
Số chuyến bay tuy giảm tới 70 % so với cùng kỳ năm 2019, song so với tháng trước cũng đã tăng tới 73,7 %.
Trong đó, VietJet Air có số chuyến bay nhiều nhất với 3.584 chuyến, giảm tới 69,2% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 95,5% so với tháng trước.
Vietnam Airlines đứng thứ 2 về số chuyến bay với 3.440 chuyến, giảm tới 66,4% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 126,0% so với tháng trước.
Bamboo Airways đã khai thác 1.007 chuyến bay; Jetstar Pacific 313 chuyến và Vasco 279 chuyến.
Trong đó, số chuyến bay cất cánh đúng giờ là 8.315 chuyến, chiếm 96,4%. Số chuyến bay chậm giờ là 308 chuyến, chiếm 3,6%. Bamboo Airways dẫn dầu về tỉ lệ chuyến bay đúng giờ, chỉ có 1,3% chuyến bay chậm chuyến. Con số này với các hãng còn lại là: Vietnam Airlines 4,5% chuyến bay bị chậm; VietJet Air 3,5%; Vasco 2,9%; Jetstar Pacific 2,6%.
Cũng trong tháng 5, có 123 chuyến bay bị hủy, trong đó Vietnam Airlines hủy 100 chuyến; VietJet Air 19 chuyến; Vasco 4 chuyến. Bamboo Airways và Jetstar Pacific không hủy chuyến nào.
Tính về lượng khách, trong tháng 5, lượng khách qua cảng hàng không trên cả nước đạt 2,88 triệu khách, giảm 70% so với tháng 5/2019. Trong số này, khách quốc tế đạt 78 ngàn khách, giảm 97,6%, khách nội địa đạt 2,8 triệu khách, giảm 56,6%.
Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 1,47 triệu khách, giảm 67,9% (khách nội địa đạt 1,4 triệu khách, quốc tế đạt 71 ngàn khách).
Trước đó, từ ngày 1-4 đến ngày 15-4, Việt Nam thực hiện giãn cách toàn xã hội, hoạt động vận chuyển hành khách công cộng cơ bản bị dừng. Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, riêng trong lĩnh vực hàng không, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1-4-2020, chịu trách nhiệm điều phối các hãng hàng không Việt Nam khai thác vận chuyển hành khách với tần suất: Đường bay giữa Hà Nội và TP HCM khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày. Đường bay giữa Hà Nội và Đà Nẵng, TP HCM - Đà Nẵng khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày. Dừng toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại. Do đó, từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 4, lượng hành khách vận chuyển hàng không chỉ bằng 1-2% so với thời điểm trước khi có dịch. Hầu hết đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam đang phải đậu lại tại các cảng hàng không, không được đưa vào khai thác.
Trong giai đoạn từ ngày 16-4 đến ngày 22-4, các hãng hàng không Việt Nam được khai thác 6 chuyến/ngày đối với đường bay Hà Nội - TP HCM; Hà Nội - Đà Nẵng và TP HCM - Đà Nẵng 2 chuyến/ngày. Sau đó, từ ngày 23-4, các hãng hàng không được khai thác trở lại các đường bay nội địa với tần suất hạn chế. Từ đó, cùng với việc nới lỏng từng bước giãn cách xã hội, khôi phục các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, các đường bay được khôi phục dần.
Đề xuất bỏ giãn cách tại nhà ga nội địa ở các sân bay Chiều 15/5, ông Nguyễn Quốc Phương, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV (đơn vị quản lý khai thác 22 sân bay) cho biết, ACV vừa có đề xuất lên Cục Hàng không Việt Nam về việc bỏ giãn cách xã hội ở các nhà ga cho quy trình phục vụ hành khách nội địa tại...