VietinBank triển khai sản phẩm Tiền gửi ký quỹ dành cho khách hàng doanh nghiệp
Nhằm gia tăng tiện ích và cung cấp giải pháp quản lý tài chính thông minh, từ tháng 12/2019, VietinBank triển khai Tiền gửi ký quỹ dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Đối tượng khách hàng đa dạng
Trải qua hơn 32 năm xây dựng và phát triển, VietinBank là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam với hệ thống mạng lưới 155 chi nhánh và hơn 1.000 phòng giao dịch trải dài khắp tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc.
Với hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ cùng nền tảng công nghệ hiện đại, VietinBank tự hào khi là ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm tiền gửi ưu việt, dịch vụ chi trả đa dạng, nhanh chóng cùng các giải pháp quản lý, bảo mật thông tin tối ưu tới khách hàng.
Tiếp tục phát triển thế mạnh trên nền tảng sẵn có, sản phẩm Tiền gửi ký quỹ nhằm hướng tới các khách hàng doanh nghiệp (KHDN) hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề, dịch vụ đa dạng như: Tiền gửi ký quỹ để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh lĩnh vực; Kinh doanh tạm nhập tái xuất; Kinh doanh đa cấp; Cho thuê lại lao động; Kinh doanh lữ hành; Hoạt động giới thiệu việc làm; Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Kinh doanh bảo hiểm, ký quỹ thực hiện dự án đầu tư, ký quỹ đảm bảo phế liệu nhập khẩu.
Poster sản phẩm Tiền gửi ký quỹ.
Video đang HOT
Lợi ích vượt trội
Sản phẩm Tiền gửi ký quỹ giúp KHDN được xác nhận về việc đã nộp số tiền ký quỹ tại VietinBank, qua đó chứng minh năng lực tài chính trong các lĩnh vực, ngành nghề, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam quy định phải ký quỹ. Khách hàng nhận được xác nhận ký quỹ của VietinBank để hoàn chỉnh hồ sơ thành lập doanh nghiệp/bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc đảm bảo duy trì kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật.
Song song với hoạt động ký quỹ, khách hàng được hưởng ưu đãi lãi suất linh hoạt cao hơn so với tiền gửi tài khoản thanh toán và được thỏa thuận về kỳ hạn, cạnh tranh so với các tổ chức tín dụng khác, thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng. Bên cạnh đó, với vai trò là ngân hàng nhận ký quỹ, VietinBank hỗ trợ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý, sử dụng, hoàn trả số tiền ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, VietinBank tiếp tục đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi với những tiện ích, tính năng vượt trội để đáp ứng đầy đủ nhu cầu, đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; từ đó góp phần hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế – xã hội nói chung.
Theo VTC.vn
Chiến lược tài chính quốc gia: Mở cửa nhiều doanh nghiệp tham gia chuyển mạch
Một trong những điểm nổi bật của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2020 là việc mở cửa, cho phép các DN tham gia thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử nhằm tạo sự cạnh tranh, giúp giảm chi phí, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán di động đang ngày càng lên ngôi.
Quyết định 149/QĐ-TTg về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2020. Theo đó, sẽ hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm.
Chiến lược được các chuyên gia tài chính cho rằng có nhiều đổi mới, mang tính đột phá, thể hiện tầm nhìn mới của Chính phủ nhằm đem lại sự phát triển trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Việt Nam. Với mục tiêu là mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận, sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững.
Trước đó, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020, cũng đã đề ra Việt Nam phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt về phương thức thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp trong khu vực bởi thanh toán tiền mặt vẫn chiếm hơn 90%.
Thực tế, ngoài việc người dân chưa chịu bỏ thói quen dùng tiền mặt thì có nguyên nhân từ sự kém đa dạng của các dịch vụ thanh toán cũng như độ phủ của các dịch vụ thanh toán tới nhiều khu vực có điều kiện chưa thuận lợi. Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tài chính sẽ có thêm nhiều nguồn lực, sự sáng tạo để khắc phục hạn chế này.
Mục tiêu của chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ có ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030. Chiến lược cũng đặt mục tiêu, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% -25% hàng năm.
Chiến lược kỳ vọng không chỉ đạt được mục tiêu của Đề án trước đó mà còn tác động sâu rộng trong lĩnh vực tài chính, từ đó phát triển đuổi kịp thanh toán điện tử của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thu hút doanh nghiệp, khuyến khích khách hàng tham gia thanh toán điện tử nhiều hơn.
Chuyển mạch tài chính, thanh toán bù trừ là lĩnh vực là một hạ tầng quan trọng của quốc gia. Hiện nay trong lĩnh vực chuyển mạch tài chính có bù trừ điện tử, mới chỉ có Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị duy nhất cung ứng hạ tầng thanh toán cho hàng chục ngân hàng nội địa và quốc tế tại Việt Nam.
Trong khi đó, xu hướng dịch chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng. Cơ cấu giao dịch đang có sự dịch chuyển từ giao dịch rút tiền mặt sang chuyển mạch giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên ngân hàng. Nếu chỉ dựa vào hệ thống chuyển mạch hiện nay rất khó để giảm phí, tăng tốc độ xử lý giao dịch, đẩy nhanh phổ cập tài chính toàn diện trên cả nước.
Các ứng dụng ngân hàng hiện nay đang hỗ trợ đa dạng các tiện ích cho người dùng
Hiện nay, vào các dịp lễ, Tết là thời gian các doanh nghiệp, tiểu thương chốt công nợ, chốt thanh toán và chi trả tiền lương cho người lao động cả nước, nhu cầu về các giao dịch hàng hoá, tiêu dùng... tăng đột biến nên khi thực hiện các giao dịch người dùng rất dễ gặp tình trạng "nghẽn" mạng.
Vì vậy, chiến lược cũng đề ra nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo an ninh, an toàn, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân...
Theo TS.Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, việc cho phép mở cửa, cho phép các doanh nghiệp tham gia chuyển mạch tài chính thanh toán bù trừ là điều rất phù hợp với Việt Nam hiện nay. Sự tham gia của tư nhân sẽ góp phần mở rộng hệ thanh toán quốc gia, tạo nền tảng đủ lớn cho phát triển dịch vụ không dùng tiền mặt hiện nay.
Việc có thêm doanh nghiệp tham gia thị trường, chắc chắn sẽ xóa bỏ sự độc quyền, tạo ra cạnh tranh mạnh mẽ, giúp giảm chi phí, tăng các tiện ích, thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt.
PV (Theo Tienphong.vn)
Ngân hàng than khó tăng trưởng cho vay BIDV ghi nhận dư nợ cho vay giảm, trong khi MB không tăng trưởng và Vietcombank chỉ tăng ngang với mặt bằng chung của ngành trong hơn 2 tháng đầu năm.Thông tư quy định về cơ cấu nợ sẽ giúp các khách hàng được tiếp tục vay vốn, giảm gánh nặng lãi vay và áp lực trả nợ.Thông tư cũng cho phép các...