VietinBank tiên phong trong thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
VietinBank vừa được chọn là ngân hàng thương mại tiên phong phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ (VPCP), Kho bạc Nhà nước (KBNN) và các cơ quan Bộ ngành triển khai Giải pháp thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (Cổng DVCQG).
Tiên phong, đồng hành triển khai Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi làm việc với các Bộ, cơ quan liên quan về việc thực hiện tích hợp thanh toán trực tuyến nghĩa vụ khi thực hiện dịch vụ công trên Cổng DVCQG.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, được triển khai từ tháng 3/2020, tuy thời gian không dài nhưng sau 6 tháng hoạt động, đến ngày 10/09/2020, có hơn 255 nghìn tài khoản đăng ký, hơn 64 triệu lượt truy cập và 1.080 thủ tục hành chính đã cung cấp dịch vụ công trên Cổng DVCQG, có hơn 16,8 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái xử lý, có hơn 353 nghìn hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng DVCQG. Sau gần 6 tháng triển khai đã có hơn 16 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến. Riêng trong tháng 7, 8/2020 có khoảng 4.000 giao dịch với giá trị khoảng 5 tỷ đồng/tháng.
Thời gian qua VietinBank chú trọng triển khai chất lượng, có hiệu quả các đề án quan trọng của Chính phủ “Thanh toán không dùng tiền mặt”, “Cải cách thủ tục hành chính”, “Chính phủ điện tử Việt Nam”, “Chính quyền điện tử” và cung cấp toàn diện các sản phẩm, dịch vụ thanh toán. VietinBank đặc biệt hướng đến tối ưu hóa các dịch vụ tiện ích cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán Dịch vụ công trên Cổng DVCQG và Cổng Dịch vụ công trực tuyến (Cổng DVCTT) các tỉnh/thành phố.
Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai nâng cấp hệ thống CoreBanking hiện đại, VietinBank hướng tới việc xây dựng hệ sinh thái tài chính – ngân hàng toàn diện, hiệu quả, bền vững, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
Video đang HOT
Dự án CoreBanking của VietinBank nhận giải thưởng uy tín là “Chương trình đổi mới CoreBanking tốt nhất” do Tạp chí The Asian Banker trao tặng. Trên cơ sở nền tảng CoreBanking hiện đại và đặc biệt quan trọng là nguồn lực nội bộ đã làm chủ hệ thống giúp tạo lợi thế cho VietinBank tham gia đồng hành cùng VPCP xây dựng triển khai Cổng DVCQG và được VPCP đánh giá cao, lựa chọn là đơn vị phối hợp, tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ công trên Cổng DVCQG cho người dân, doanh nghiệp.
Đến nay, VietinBank đã và đang tích hợp triển khai cho các dịch vụ thu phí, lệ phí dịch vụ công, dịch vụ thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, dịch vụ nộp thuế trước bạ, nộp Bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền điện,… và đồng hành cùng VPCP kiểm thử, tích hợp Cổng DVCQG cho 45/63 địa phương và 7 Bộ, ngành.
Trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục phối hợp VPCP triển khai mở rộng cung ứng các dịch vụ trên Cổng DVCQG theo lộ trình của VPCP và các Bộ, ngành, địa phương.
Với những lợi thế sẵn có, VietinBank đã tiên phong, tham gia mạnh mẽ trong việc đồng hành cùng VPCP xây dựng triển khai Cổng DVCQG
Theo đại diện VietinBank, bằng việc tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị triển khai các giải pháp thanh toán dịch vụ công trực tuyến, VietinBank đã hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp sử dụng các tiện ích nhanh chóng trong việc nộp các khoản phí, lệ phí dịch vụ công, học phí, viện phí, hóa đơn điện, nước, cước viễn thông, đặc biệt tích hợp dữ liệu công dân, công chức với Thẻ điện tử theo mã định danh duy nhất qua đó hỗ trợ tối đa cho Chính quyền trong quản lý dữ liệu công chức; tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, DN.
Góp phần tích cực triển khai Chính quyền điện tử và Thành phố Thông minh
VietinBank chủ động ứng dụng các giải pháp thanh toán hiện đại gắn liền với công tác cải cách thủ tục hành chính để nghiên cứu phát triển thành công các giải pháp toàn diện hỗ trợ triển khai Chính quyền điện tử, Thành phố Thông minh tại các địa phương.
Trong đó có thể kể đến giải pháp “Thanh toán Dịch vụ công trực tuyến”, Giải pháp “Thẻ công chức, viên chức điện tử – Công dân điện tử – Doanh nghiệp điện tử”, Giải pháp “Chia sẻ hệ sinh thái VietinBank – trên nền tảng API và Ngân hàng mở”.
Sau nhiều nỗ lực, VietinBank nhận nhiều giải thưởng uy tín, chất lượng như: được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) trao giải thưởng Sao Khuê 2017 cho giải pháp “Thanh toán Dịch vụ công trực tuyến”, được Tạp chí The Asian Banker trao giải thưởng “Triển khai nền tảng API và Ngân hàng mở tốt nhất” vào tháng 08/2020.
Thông qua những giải pháp toàn diện này, VietinBank đã được UBND các tỉnh/thành phố trên cả nước tin tưởng, chấp thuận cho VietinBank đồng hành cùng UBND các tỉnh/thành phố triển khai mô hình Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh và tích hợp thanh toán trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến các tỉnh/thành phố.
Đến nay, VietinBank đã nhận được chấp thuận và triển khai thanh toán trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến tại 43/63 tỉnh/thành phố. Trong thời gian tới, VietinBank tiếp tục thúc đẩy hợp tác triển khai cho 20 tỉnh/thành phố còn lại và tăng cường hợp tác triển khai mô hình Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh tại các địa phương.
Thanh toán bằng tiền mặt vẫn áp đảo
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, việc sử dụng tiền mặt của người dân nhìn chung đã giảm bớt nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử.
Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG), gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt. Ở góc độ doanh nghiệp, việc thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam dù đã trở thành nhu cầu tất yếu, nhưng cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Dẫn chứng cụ thể, ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty CP bưu chính Viettel (Viettel Post) cho hay, chỉ khoảng 30% đơn hàng của Viettel Post là thanh toán không dùng tiền mặt, 70% còn lại là hình thức thanh toán tiền mặt (COD).
"Công ty chúng tôi triển khai thanh toán không dùng tiền mặt từ năm 2016 nhưng văn hóa "tiền trao cháo múc" đã hình thành quá lâu ở khách hàng, mặc dù chúng tôi đưa ra nhiều hình thức khuyến khích như giảm cước vận chuyển đến 20-30% khi chuyển khoản song sau hơn 4 năm triển khai, tỷ lệ này cũng chỉ mới đạt 30%", ông Đinh Thanh Sơn nói.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, không phải do thói quen quyết định tất cả. Một bộ phận người tiêu dùng còn e dè khi tiếp cận với công nghệ, phương tiện thanh toán mới, do còn lo ngại về vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán.
Ngoài ra, tội phạm, gian lận trong thanh toán điện tử gần đây có chiều hướng gia tăng trong bối cảnh các dịch vụ, giao dịch online trở nên phổ biến với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn và sử dụng công nghệ nhiều hơn.
Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN ông Lê Anh Dũng thông tin, một số vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thanh toán điện tử gần đây diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp, xử lý của nhiều bộ, ngành, như: một số tổ chức, cá nhân sử dụng máy POS, thiết bị di động có nguồn gốc từ nước ngoài để chấp nhận thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, không tuân thủ quy định pháp luật; hay hoạt động thanh toán cho các dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung ứng xuyên biên giới vào lãnh thổ Việt Nam...còn có khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý.
Ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt là vấn đề quốc tế và thời đại. Chúng ta không thể mãi thanh toán tiền mặt. Một số hoạt động như mua sản phẩm, dịch vụ, đóng tiền học khi du học nước ngoài, mua hàng hóa ở nước ngoài,... không thể không dùng thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên, Đại diện CIEM góp ý, hiện nay văn bản pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt chưa đầy đủ, hạ tầng kỹ thuật, lưu lượng phát triển chưa đạt mục tiêu.
Để tăng số người sử dụng thanh toán điện tử, đại diện CIEM kiến nghị cần nâng cấp hệ thống hạ tầng, bao gồm cả hệ thống cứng và hệ thống mềm; nâng cao năng lực hệ thống bảo mật; lệ phí phải đủ hấp dẫn người dùng; đồng bộ thường xuyên, liên tục các giao dịch và hoạt động của hệ thống ngân hàng qua internet banking; bảo đảm niềm tin cho khách hàng rằng dùng dịch vụ ngân hàng tốt hơn là không dùng dịch vụ ngân hàng.
Xu hướng tất yếu Tại Việt Nam, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKTM) đang có sự phát triển mạnh mẽ, hình thành nhu cầu cấp thiết về xây dựng hệ sinh thái không dùng tiền mặt hay hệ sinh thái thanh toán điện tử. Rất nhiều con số ấn tượng cho thấy người Việt Nam đang dần quen với TTKTM. Thống kê của...