Vietinbank thu hơn 300 tỷ sau thoái hết vốn ở Saigonbank
Sau khi chuyển nhượng toàn bộ hơn 15,1 triệu cổ phần tại Saigonbank với giá bình quân 20.204 đồng/cổ phiếu, Vietinbank thu ròng gần 305 tỷ đồng.
Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM hôm qua công bố báo cáo kết quả giao dịch của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank CTG 0.47%) sau đợt chào bán cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank).
Theo đó, với việc bán thành công hơn 15,1 triệu cổ phần tại Saigonbank cho 3 nhà đầu tư với giá bình quân 20.204 đồng/cổ phiếu, Vietinbank thu về số tiền 305,5 tỷ đồng. Trừ đi mọi chi phí, khoản thu ròng Vietinbank nhận được là 304,9 tỷ.
Các nhà đầu tư đã thanh toán tiền cho Vietinbank trong thời gian ngày 20 đến 26/4. Toàn bộ số cổ phiếu trên sẽ được chuyển giao trong quý II. Sau giao dịch, Vietinbank không còn giữ cổ phần nào tại Saigonbank.
Trước đó, năm 2016, Vietinbank từng rao bán 16,8 triệu cổ phần ở Saigonbank, tương đương 5,48% vốn của ngân hàng này. Giá khởi điểm lúc đó là 10.800 đồng/cổ phiếu nhưng Vietinbank chỉ bán thành công chưa đến 2 triệu cổ phần, do đó vẫn giữ tỷ lệ sở hữu hơn 4,91% tại Saigonbank sau giao dịch.
Một ngân hàng TMCP có vốn nhà nước khác là Vietcombank cũng từng thoái hết vốn tại Saigonbank, tương tự Vietinbank. Tháng 11/2017, Vietcombank đã bán hết hơn 13,2 triệu cổ phần tại Saigobank với giá bình quân là 20.100 đồng/cổ phiếu. Ước tính sau giao dịch, Vietcombank thu ròng hơn 260 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hiện các cổ đông lớn của Saigonbank sau gồm Văn phòng Thành ủy TP.HCM (18,18%), công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phú Nhuận (16,64%), công ty TNHH MTV Du lịch Thương Mại Kỳ Hòa (16,35%), công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (14,08%).
Theo zing.vn
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm dầu khí và ngân hàng hút dòng tiền
Sau hai tuần giảm liên tiếp, thị trường có sự hồi phục khá tốt trong tuần qua với thanh khoản cũng có sự cải thiện cùng sự tích cực của chỉ báo MACD sau khi cắt lên thành công đường tín hiệu trong phiên 15/5 để mở ra một pha tăng mới cho thị trường.
Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 23,93 điểm ( 2,5%), lên 976,48 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 1,8% lên 18.764 tỷ đồng, khối lượng tăng 17,2% lên 880 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 0,065 điểm (-0,1%), xuống 105,79 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 14,8% lên 2.447 tỷ đồng, khối lượng giảm 2% xuống 182 triệu cổ phiếu.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhất tuần khi 5,3% với hóa với GAS ( 2,1%), PLX ( 5,7%), BSR ( 6%), OIL ( 4,7%), PVD ( 3%), PVS ( 4,3%), PXS ( 4,72%), PGC ( 3,55%), PVB ( 5,24%), PVC ( 5,71%)...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực như VCB ( 1,83%), CTG ( 4,43%), BID ( 0,47%), TCB ( 1,94%), MBB ( 1,44%), VPB ( 2,72%), TPB ( 5,78%), trong khi giảm điểm chỉ còn HDB (-0,74%), STB (-0,42%), EIB (-2,72%).
Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý có 2 cổ phiếu lớn là ROS và POW.
Mặc dù có sự tăng mạnh, nhưng cả 2 cổ phiếu này lại có dự trái ngược khi liên quan đến thông tin về rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index.
Theo đó, MSCI Frontier Markets Index thêm mới 2 cổ phiếu, bao gồm 1 cổ phiếu Việt Nam là POW và một cổ phiếu đến từ Tunisia
Trong khi ngược lại, MSCI Frontier Markets Index đã loại ra 23 cổ phiếu, trong đó có ROS của Việt Nam.
Cổ phiếu tăng cao nhất sàn là SRC có tuần giao dịch tích cực với 3 phiên cuối tuần tăng trần liên tiếp với thanh khoản gia tăng so với các phiên trước đó.
Có lẽ thông tin thúc đẩy dòng tiền tìm đến cổ phiếu này đến từ việc việc Tập đoàn Hóa chất (vinachem) bán đấu giá thoái vốn hơn 4,2 triệu cổ phiếu SRC với giá khởi điểm lên tới 46.452 đồng/cổ phiếu ngay trong tháng 5 và 6 tới.
Trái lại, KSH sau thông tin bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 20/5/2019, do tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường sau khi đã bị đưa vào diện cảnh bảo trước đó, đã liên tiếp giảm sàn với khối lượng khớp lệnh tăng vọt.
4 cổ phiếu KMR, HOT, VNL và VPK bị chốt lời, sau khi tuần trước cùng góp mặt trong top các mã tăng cao nhất sàn.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất trên sàn HNX là C69, sau khi liên tiếp nhận thông báo, Phó chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đăng ký mua tổng cộng gần 1 triệu cổ phiếu từ ngày đầu tuần tới đã tăng vọt, với 2 phiên cuối tuần tăng kịch trần.
SRA liên tiếp giảm sàn 3 phiên cuối tuần và vẫn đang trong xu hướng đi xuống, bất chấp kết quả kinh doanh quý I vừa qua tăng trưởng, với lợi nhuận sau thuế 26,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2018 con số này chỉ vỏn vẹn hơn 9 triệu đồng.
4 cổ phiếu DNT, DCS, PVV, CMI, giảm sâu, trong bối cảnh 2 cổ phiếu này đã thuộc diện hoặc đang có án hủy niêm yết bắt buộc treo lơ lửng bởi những lý do khác nhau.
Tuần này trên UpCoM, các mã tăng/giảm mạnh nhất không có mã nào đáng chú ý, khi đồng loạt chỉ có thanh khoản thấp, hoặc có nhiều phiên trắng thanh khoản.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Lãi ròng Quý 1/2019 giảm 37% so với cùng kỳ 2018, Eximbank giải trình ra sao? Không còn ghi nhận nguồn thu từ việc thoái vốn tại Sacombank, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần của Eximbank trong Quý 1/2019 chỉ còn 1,5 tỷ đồng thay vì 521,5 tỷ đồng trong Quý 1/2018. Điều này góp phần khiến cho lợi nhuận của ngân hàng này bị sụt giảm mạnh. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Theo Báo cáo tài...