Vietinbank Securities: “Định giá không quá rẻ, thị trường chứng khoán Việt Nam khó hấp dẫn khối ngoại trong tương lai gần”
Theo CTS, nhìn nhận một cách khách quan, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại không thực sự quá rẻ, Chỉ số P/B hiện tại 1,9 cao nhất Đông Nam Á, chỉ thấp hơn thị trường Ấn Độ và Mỹ. Chỉ số P/E 12,5 mặc dù thuộc nhóm thấp nhất nhưng điều đáng chú ý là thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn thuộc nhóm cận biên (frontier).
Vietinbank Securities (CTS) vừa công bố báo cáo chiến lược đầu tư dưới tác động của Covid-19. Theo báo cáo, CTS dự báo tăng trưởng GDP của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ, Trung Quốc sẽ chậm lại do tác động của dịch bệnh.
Năm 2019, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc sụt giảm khá nhiều do chiến tranh thương mại với Mỹ. Theo dự báo của của WB và IMF, mức tăng trưởng năm 2020 của Trung Quốc tiếp tục giảm 10 đến 20 điểm phần trăm.
Trong khi đó, WB và IMF dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ sụt giảm mạnh xuống còn khoảng 1,8% – 2% trong năm 2020. Nguyên nhân chính vẫn bao gồm giá dầu giảm sâu, lợi nhuận các công ty kém khả quan, người dân hạn chế chi tiêu cho du lịch và mua sắm do dịch bệnh.
Toàn bộ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc chịu tác động nặng nề do dịch bệnh. PMI lĩnh vực sản xuất một số nước 2 tháng đầu năm 2020 đều chứng kiến sự sụt giảm đáng kể, trừ Mỹ thì đều thấp hơn 50. Riêng Trung Quốc, do việc bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc tạm dừng hoạt động sản xuất do dịch Covid-19 khiến chỉ PMI sản xuất giảm sâu xuống còn 40.
Dịch bệnh cũng tác động mạnh lên ngành Dịch vụ. Người dân hạn chế di chuyển, đi du lịch và không ra ngoài khiến PMI dịch vụ của Đức, Nhật, Mỹ sụt giảm so với thời điểm tháng năm 2019. Trong khi đó, chỉ số PMI dịch vụ của Trung Quốc giảm xuống thấp hơn 30.
Về tăng trưởng GDP Việt Nam, Bộ KH-ĐT đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng năm 2020 dưới tác động của Covid-19. Ở kịch bản 1, tăng trưởng GDP năm 2020 sẽ đạt 6,27% và kịch bản 2 là 6,09%.
Video đang HOT
Theo đánh giá của CTS, cả 2 kịch bản tốc độ tăng trưởng GDP Quý I/2020 sẽ ảnh hưởng lớn tăng trưởng 3,8% còn khoảng 12 so với mức 6,82% Quý I/2019. Ở 2 kịch bản, tùy vào sự kiểm soát vào Quý I hay Quý II, tăng trưởng các quý sau có thể phục hồi khá nhanh gần bằng mức tăng trưởng khi chưa có dịch bệnh. Ở cả hai kịch bản CPI 2020 (>3,93%) sẽ tăng khá cao hơn so với CPI năm 2019 (2,79%).
Theo CTS, năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ bị giảm và có thể giảm với tốc độ sâu hơn năm 2003 (năm 2003 do dịch SAR đã giảm 7,6%). Theo kịch bản 1, chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam (xuất khẩu dịch vụ) năm 2020 bị giảm 2,3 tỷ USD, tức chỉ còn 9,53 tỷ USD, hay giảm 19,4%; nếu theo kịch bản 2 thì chỉ còn 6,83 tỷ USD, hay giảm tới 42,3%.
Dòng vốn ngoại khó trở lại thị trường Việt Nam do định giá không quá rẻ
Theo dự báo của CTS, thị trường có thể đạt đáy khi thời tiết nóng và ẩm đặc trưng của mùa hè – thời điểm cuối tháng 4/2020 hoặc tháng 5/2020 – đỉnh dịch. Dấu hiệu dịch bệnh kiểm soát – xuất hiện nước được WHO xóa khỏi vùng nhiễm.
CTS cũng dự báo giá dầu sẽ đi ngang chạm đáy vào khoảng tháng 6/2020 và giá dầu có thể phục hồi về ngưỡng 45 usd/thùng – ngưỡng hòa vốn và đi ngang tại đó trong một thời gian khá dài tiếp theo.
Về dòng vốn ngoại, CTS cho rằng không chỉ riêng thị trường Việt Nam, rất nhiều thị trường chứng khoán trong khu vực cũng chứng kiến sự rút dòng của nhà đầu tư nước ngoài. Tâm lý lo sợ dịch bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu dẫn đến hành động bán cổ phiếu (đặc biệt tại các thị trường chứng khoán chưa phát triển).
Theo CTS, nhìn nhận một cách khách quan, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại không thực sự quá rẻ, Chỉ số P/B hiện tại 1,9 cao nhất Đông Nam Á, chỉ thấp hơn thị trường Ấn Độ và Mỹ. Chỉ số P/E 12,5 mặc dù thuộc nhóm thấp nhất nhưng điều đáng chú ý là thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn thuộc nhóm cận biên (frontier).
CTS cho rằng dòng vốn ngoại sẽ khó trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới do chỉ số định giá không quá rẻ đi kèm với triển vọng kinh tế kém khả quan.
Theo Trí thức trẻ
KBSV đánh giá dòng vốn ngoại khó có thể đảo chiều mua ròng trong tương lai gần
KBSV cho rằng dịch Corona sẽ có tác động lớn hơn nhiều khi mà kinh tế toàn cầu trước đó đã cho thấy các dấu hiệu suy yếu, các NHTW không còn nhiều dư địa nới lỏng chính sách, trong khi chu kỳ kinh tế đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kéo dài hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng gần nhất.
CTCK KB Việt Nam (KBSV) vừa có báo cáo đánh giá áp lực bán ròng của khối ngoại do tác động của dịch Covid-19 tới thị trường chứng khoán.
Cụ thể, từ đầu năm tới nay, do lo ngại tác động của dịch bệnh đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khối ngoại đã bán ròng ở hầu hết các thị trường mới nổi trong khu vực bao gồm Việt Nam (138 triệu USD), Philippines (434 triệu USD), Thái Lan (2,2 tỷ USD), Malaysia (1,12 tỷ USD)...Xu hướng rút ròng này là một trong những nguyên nhân chính khiến các thị trường mới nổi, trong đó Việt Nam lao dốc mạnh trong bối cảnh dòng tiền trong nước tham gia khá dè dặt.
Trong quá khứ (từ 2014 đến nay), đã có 3 giai đoạn khối ngoại rút ròng mạnh ở cả các TTCK khu vực, cũng như TTCK Việt Nam.
Giai đoạn 1 (nửa cuối 2014): Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh ở các thị trường mới nổi do FED dừng gói kích cầu QE3 và giá dầu lao dốc mạnh (trước lo ngại tăng trưởng kinh tế suy giảm ở Trung Quốc khiến nhu cầu tiêu thụ yếu, đồng thời nguồn cung gia tăng khi dầu đá phiến Mỹ bùng nổ). Trong giai đoạn này, chỉ số VN-Index cũng xuất hiện nhịp lao dốc mạnh và tạo đáy ở thời điểm cuối 2014 khi NĐT nước ngoài dừng bán ròng.
Giai đoạn 2 (quý 4 năm 2015 và 2 tháng đầu năm 2016): động thái phá giá đồng NDT (khiến tỷ giá trong nước xuất hiện căng thẳng cục bộ), cùng các lo ngại về suy thoái kinh tế ở nước này, kết hợp với việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ khiến dòng vốn rút ròng ở cả TTCK Việt Nam cũng như các thị trường mới nổi trong khu vực. Trong giai đoạn này, dòng tiền trong nước hoạt động tích cực, kết hợp với đà hồi phục ở nhóm cổ phiếu dầu khí nhờ đà hồi phục của giá dầu, chỉ số VN-Index chỉ chịu mức điều chỉnh nhẹ trong thời gian ngắn.
Giai đoạn 3 (năm 2018): Dòng vốn toàn cầu rút khỏi các thị trường mới nổi khi mà các yếu tố rủi ro gia tăng như như chiến tranh thương mại, FED tăng lãi suất. Đối với TTCK Việt Nam, việc chỉ số VN-Index đạt đỉnh giai đoạn cuối Q1/2018 cũng là nguyên nhân khiến áp lực bán từ khối ngoại gia tăng mạnh. Trong giai đoạn này, chỉ số VN-Index sụt giảm giai đoạn nửa đầu năm, trước khi đi ngang với biên độ giao động mạnh.
Dòng vốn ngoại khó có thể đảo chiều mua ròng trong tương lai gần
Theo KBSV, điểm dễ nhận thấy trong các giai đoạn khối ngoại bán ròng trong quá khứ trong khoảng thời gian dài là việc chỉ số VN-Index chỉ có thể tạo đáy và hồi phục bền vững khi xu hướng bán ròng kết thúc, trừ khi có các động lực riêng (thông tin thoái vốn của SCIC, cổ phần hóa doanh nghiệp, nhóm cổ phiếu dầu khí hồi phục cùng xu hướng giá dầu...).
Đối với giai đoạn bán ròng hiện tại, KBSV đánh giá dòng vốn khó có thể đảo ngược trong tương lai gần nếu không xuất hiện các thông tin hỗ trợ cụ thể (dịch bênh được kiểm soát, kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng hồi phục rõ rệt...).
Việc các NHTW tăng cường các chính sách kích thích kinh tế là tín hiệu tích cực, tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, dư địa nới lỏng chính sách của các NHTW không còn lớn như giai đoạn hậu khủng hoảng 2008-2009. Điều này đồng nghĩa với việc tác động của các chính sách này sẽ bị hạn chế đáng kể và khó có thể là động lực giúp xu hướng rút vốn ròng được đảo ngược. Trong khi đó, đối với các động lực thu hút vốn ngoại trong nước, câu chuyện thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ khó có thể được đẩy mạnh.
Mặc dù chịu áp lực bán từ khối ngoại ở thời điểm hiện tại tương đồng với giai đoạn 2 (cuối 2015, đầu 2016), tuy nhiên chỉ số VN-Index có diễn biến tiêu cực hơn hẳn 3 giai đoạn trước do áp lực bán đến từ cả khối nhà đầu tư trong nước trước các lo ngại về tác động của dịch cúm Corona. Khác với các giai đoạn trong quá khứ, khi mà kinh tế Việt Nam tỏ ra tương đối vững vàng trước các biến động bên ngoài; ở giai đoạn hiện tại, dịch Corona dự báo sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, cũng như lợi nhuận các doanh nghiệp trong nước, và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu.
Nhìn lại giai đoạn năm 2003, bối cảnh kinh tế toàn cầu vừa hồi phục từ khủng hoảng tại Mỹ cuối năm 2000 và khủng hoảng Châu Á cuối những thập niên 90, tác động của dịch SARS đã là tương đối rõ nét đến tăng trưởng kinh tế.
Ở thời điểm hiện tại, mặc dù chưa có cơ sở để đánh giá chi tiết, KBSV cho rằng dịch Corona sẽ có tác động lớn hơn nhiều khi mà kinh tế toàn cầu trước đó đã cho thấy các dấu hiệu suy yếu, các NHTW không còn nhiều dư địa nới lỏng chính sách, trong khi chu kỳ kinh tế đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kéo dài hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng gần nhất.
Đối với kinh tế Việt Nam, mức độ hòa nhập và độ mở kinh tế có sự khác biệt hoàn toàn so với giai đoạn dịch SARS. KBSV cho rằng tác động của dịch Corona đến biến động TTCK Việt Nam chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều, do không chỉ gây ra các ảnh hưởng lớn hơn đến tăng trưởng kinh tế trong nước, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết, mà còn tác động đến các kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, tăng vốn ngân hàng quốc doanh của Chính phủ.
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán rơi mạnh: Cần nhiều thông tin hỗ trợ Tuần qua, chỉ số VN-Index rơi mạnh từ 891,44 điểm xuống 761,78 điểm, tương ứng mức giảm 14,55%. Đây là tuần giảm mạnh nhất của VN-Index kể từ tháng 3/2008 tới nay (12 năm). Diễn biến xấu của các chỉ số đến từ việc tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự phức tạp của dịch Covid-19, cũng như...