VietinBank Sầm Sơn phấn đấu có quy mô lớn và chất lượng tốt nhất
Ngày 22-9, chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Sầm Sơn (VietinBank Sầm Sơn) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm nhân kỷ niệm 30 năm thành lập VietinBank Sầm Sơn.
Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo VietinBank Sầm Sơn qua các thời kỳ.
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm.
Video đang HOT
Tháng 9 năm 1988, VietinBank Sầm Sơn được thành lập. Sau 30 năm hoạt động, 12 năm nâng cấp lên chi nhánh cấp 1, VietinBank Sầm Sơn có bước phát triển vượt bậc. Từ lúc chỉ có 23 doanh nghiệp vay vốn, đến nay đã có gần 300 doanh nghiệp vay vốn, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu vi mô. Dư nợ bán lẻ từ lúc hơn 43 tỷ đồng, nay hơn 2.000 tỷ đồng…, chi nhánh đã trở thành đơn vị có quy mô lớn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, với dư nợ 3.900 tỷ đồng, nguồn vốn huy động 2.200 tỷ đồng; chất lượng tín dụng tốt (nợ xấu của chỉ chiếm 0,25%/tổng dư nợ)… Với thành tích trong kinh doanh và các hoạt động xã hội, từ thiện, VietinBank Sầm Sơn liên tục xếp loại đơn vị xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo VietinBank Sầm Sơn.
Phát huy truyền thống 30 năm, VietinBank Sầm Sơn tiếp tục bám sát định hướng phát triển của địa phương để cho vay tư nhân, doanh nghiệp siêu vi mô, doanh nghiệp vừa và nhỏ… Tập trung nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để mở rộng huy động vốn, cung cấp tín dụng kịp thời và các sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng….Phấn đấu trở thành một trong những chi nhánh có quy mô lớn và chất lượng tốt nhất của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Minh Đạo
Theo baothanhhoa.vn
Quan điểm trái chiều trong quy hoạch, khai thác titan
Tỉnh Bình Thuận liên tiếp có văn bản gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh giảm bớt diện tích titan đã được đưa vào quy hoạch để ưu tiên cho các dự án năng lượng, trồng rừng, du lịch.
Xuất thô, giá rẻ
Ông Đinh Trung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, phân tích lợi ích từ khai thác titan cho ngân sách không lớn nhưng để lại hậu quả tàn phá môi trường, nguồn nước rất nghiêm trọng. Nếu không đánh giá khách quan, nhìn xa hơn thì hậu quả của việc khai thác này là khôn lường. "Hiện nay công nghệ khai thác thô sơ, chưa có chế biến sâu. Chủ yếu xuất khoáng sản thô, đem lại lợi ích kinh tế rất thấp, gây chảy máu tài nguyên quý hiếm. Điều này đi ngược với chủ trương của Đảng và nhà nước ta là không có chế biến sâu thì không khai thác. Phải để dành cho con cháu chúng ta", ông Đinh Trung nói.
Khai thác titan ở xã Hòa Thắng, H.Bắc Bình, Bình Thuận. Ảnh: H.Linh
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Tám, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên nước (Sở TN-MT Bình Thuận), cho rằng muốn khai thác phải có chế biến sâu, đảm bảo lợi ích kinh tế và không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, đặc biệt là thực hiện nghiêm về nghĩa vụ tài chính. "Các dự án khai thác titan đều phải cam kết thực hiện theo luật khoáng sản. Hiện tại họ đã làm theo luật chưa, có giấy phép sử dụng nguồn nước chưa, có chế biến sâu chưa? Vì sao vẫn để ô nhiễm môi trường? Theo luật, sau 90 ngày không khắc phục, không thực hiện đúng luật thì phải thu hồi dự án", ông Tám đặt vấn đề.
Trong báo cáo (số 213 ký ngày 5.10.2017) gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết trong 26 khu vực quy hoạch titan đã được cấp phép thăm dò, chồng lấn lên 33 dự án khác đã được chấp thuận đầu tư (điện gió, điện mặt trời, trồng rừng, du lịch) với tổng diện tích chồng lấn là 4.576 ha. Số dự án này phải kiểm tra rà soát lại để đưa vào khu vực dự trữ. Trong 8 khu vực titan chưa cấp phép thăm dò, chồng lấn lên 18 dự án đã được chấp thuận đầu tư đã được cấp phép (trồng rừng, du lịch, điện gió và sân bay Phan Thiết) với diện tích 922 ha. Con số gần 600 triệu tấn trữ lượng sa khoáng titan trong lòng đất tại Bình Thuận (lớn nhất cả nước) theo điều tra quy hoạch của Bộ TN-MT là con số phỏng đoán, chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy, UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ TN-MT đưa hẳn những khu vực nghèo titan ra khỏi quy hoạch để ưu tiên phát triển các dự án kinh tế khác. Nếu các dự án thăm dò titan (đã được cấp phép) muốn chuyển đổi mục đích làm các dự án kinh tế khác sẽ được tỉnh ưu tiên.
Bộ Công thương: không đồng tình
Công văn mới nhất của Bộ Công thương (số 7203, do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ký ngày 6.9) cho rằng các kiến nghị của tỉnh Bình Thuận "chưa đủ cơ sở để thực hiện điều chỉnh quy hoạch titan". Các khu vực mà tỉnh Bình Thuận đề nghị điều chỉnh đều đã cấp phép cho các doanh nghiệp bỏ kinh phí ra để điều tra thăm dò. "Nếu điều chỉnh theo kiến nghị của tỉnh dễ gây khiếu kiện phức tạp, gây mất an ninh trật tự ở địa phương", công văn của Bộ Công thương nêu. Bộ này cũng cho rằng, đối với diện tích đã được cấp phép thăm dò, nếu muốn chuyển đổi sang làm điện gió, điện mặt trời hoặc du lịch thì UBND tỉnh Bình Thuận cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp rồi báo cáo Thủ tướng để đưa diện tích này vào vùng dự trữ khoáng sản. Trong trường hợp các doanh nghiệp khác có dự án (điện, du lịch) chồng lấn lên vùng dự án titan thì UBND tỉnh chủ trì thỏa thuận trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi giữa các bên.
Trả lời Thanh Niên ngày 18.9, Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận Hồ Lâm cho biết Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công văn số 3894 ngày 14.9 giao Sở TN-MT và Sở Công thương thống nhất về tọa độ khu vực titan dự trữ lâu dài và khu vực dự trữ có thời hạn để tham mưu cho tỉnh cập nhật quy hoạch đất đai phù hợp với quy hoạch ngành. Rà soát lại các dự án đã được cấp phép đầu tư và cả các dự án đã chấp thuận chủ trương nhưng vướng quy hoạch titan để trình Chính phủ phê duyệt. Nghiêm cấm lợi dụng các dự án khác trong khu vực dự trữ để khai thác titan. "Mặt khác, chúng tôi sẽ làm việc với từng chủ dự án thăm dò khai thác để bàn việc chuyển đổi, điều chỉnh quy hoạch. UBND tỉnh giao phải hoàn thành việc này ngay trong tháng 9", ông Hồ Lâm nói.
Theo Quế Hà - H.Linh/ Thanh niên
Bloomberg: Công ty tài chính quốc tế IFC muốn thoái vốn khỏi VietinBank Nguồn tin của Bloomberg cho biết Công ty Tài chính quốc tế (IFC) - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới - đang tìm kiếm người mua 8% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), nhà băng lớn thứ ba tại Việt Nam theo giá trị thị trường. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam...