VietinBank rao bán khoản nợ “khủng” giá khởi điểm hơn 2.600 tỷ
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP. Hồ Chí Minh ( VietinBank TP. Hồ Chí Minh) mới đây thông báo bán đấu giá 3 khoản nợ có liên quan đến nhau với giá khởi điểm hơn 2.600 tỷ đồng. Ba khoản nợ này có nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản.
Cụ thể, khoản nợ thứ nhất là của công ty CP Đầu tư Quốc tế Liên Hiệp Quốc với dư nợ hơn 828 tỷ đồng. Khoản nợ thứ 2 là của Công ty CP Đầu tư Phương Nam Land với dư nợ hơn 1.371 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo của 2 khoản nợ trên bao gồm nhiều bất động sản. Trong đó có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại 117 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh (Trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, căn hộ cho thuê). Không bao gồm tầng hầm B1 và 6 tầng thương mại (từ tầng 1 đến tầng 6), lô đất có diện tích 4.268,5 m2.
Ngoài ra các tài sản đảm bảo khác còn có Nhà, đất tại số 136 Trần Huy Liệu, Phường 15, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh; 5 BĐS khác tại xã Vĩnh Thạnh, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Video đang HOT
2 khoản nợ trên còn được đảm bảo bằng 177,2 triệu cổ phiếu tại Công ty CP Bất động sản Chính Trực; 56,035 triệu cổ phần/cổ phiếu tại Công ty CP Đầu tư Quốc tế Liên Hiệp Quốc; 105,6 triệu cổ phần/cổ phiếu tại Công ty CP Đầu tư Phương Nam Land.
Khoản nợ thứ 3 là khoản nợ đủ tiêu chuẩn của Công ty TNHH MTV Vina Mall tại VietinBank TP.Hồ Chí Minh là 397 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo của khoản nợ này gồm Quyền tài sản phát sinh từ phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV Vina Mall. Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản số 225/2016/HĐMBCH – C.TPN ngày 8/6/2016 giữa Công ty CP Đầu tư Phương Nam Land và Công ty TNHH MTV Vina Mall là hối đế (gồm tầng hầm B1 và 6 tầng thương mại từ tầng 1 đến tầng 6) của tòa nhà xây dựng tại 117 Nguyễn Đình Chiều, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, diện tích tạm tính: 17.380 m2.
3 khoản nợ trên được VietinBank rao bán với giá khởi điểm hơn 2.634 tỷ đồng. Tiên đặt trước tương đương 20% giá khởi điểm.
Lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng vọt, cổ phiếu VietinBank lại đi lên
Tổng nợ xấu tại ngày 30/09/2020 của VietinBank tăng đến 66% so với đầu năm, lên tới 17.949 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG), công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với thu nhập lãi thuần tăng 9% lên 9.078 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng cũng tăng khá 19% lên 477 tỷ đồng. Đặc biệt mua bán chứng khoán đầu tư tăng vọt tới 354% lên 106 tỷ đồng; hay hoạt động khác tăng 165% lên 682 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và dịch vụ giảm lần lượt 95% và 3% về còn 9 tỷ và 477 tỷ đồng. Kỳ này, VietinBank ghi nhận tới 4.858 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng tới 39% so cùng kỳ.
Do đó, lợi nhuận sau thuế quý 3 suy giảm 7% về còn 2.337 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng, với chi phí dự phòng tăng 5% chiếm 11.458 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ nhiều nguồn thu đều tăng trưởng nên lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng 22% lên 8.323 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản của VietinBank chỉ tăng nhẹ 2% so với đầu kỳ, đạt hơn 1.26 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 30% về mức 17,214 tỷ đồng. Cho vay khách hàng ở mức 958,011 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%.
Tiền gửi khách hàng cũng chỉ tăng 5% so với đầu năm, ghi nhận 939,175 tỷ đồng. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN giảm đến 80% về 14,715 tỷ đồng, tiền gửi và vay các TCTD khác tăng 15% lên 125,879 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu tại ngày 30/09/2020 của VietinBank tăng đến 66% so với đầu năm, lên tới 17.949 tỷ đồng. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn gấp 5.7 lần, ghi nhận gần 11,919 tỷ đồng; nợ nghi ngờ cũng tăng 21%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1.16% lên 1.87%.
Mặc dù lợi nhuận quý 3 đi lùi nhưng cổ phiếu CTG lại ghi nhận một quý tăng trưởng tới gần 36% lên 29.000 đồng/cp chốt phiên 30/10. Khối lượng giao dịch bình quân hơn 6 triệu đơn vị mỗi phiên.
Lợi nhuận ngân hàng quốc doanh: Những lựa chọn khác biệt Mức độ an toàn vốn ảnh hưởng lớn đến việc "điều tiết" lợi nhuận ở các ngân hàng quốc doanh. Lợi nhuận ngân hàng quốc doanh: Những lựa chọn khác biệt 9 tháng năm 2020, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chọn cho mình chiến lược hy sinh tăng trưởng lợi nhuận để gia tăng "bộ đệm" dự phòng nợ xấu...