VietinBank ký hợp tác thanh toán 24/7 song phương với BIDV và Agribank
Cùng với xu thế phát triển của công nghệ thanh toán qua Internet, mobile và thương mại điện tử, với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tiện ích và an toàn, VietinBank, BIDV và Agribank triển khai hợp tác song phương thanh toán điện tử 24/7.
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VietinBank với BIDV
Kênh thanh toán an toàn, hiệu quả
Sáng ngày 25/9/2018 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Thanh toán điện tử song phương 24/7 giữa 3 ngân hàng hàng đầu Việt Nam: VietinBank, BIDV và Agribank.
Tham dự Lễ ký kết có bà Trần Thị Minh Đức – Giám đốc Khối Vận hành hàm Phó Tổng Giám đốc VietinBank; ông Trần Phương – Phó Tổng Giám đốc BIDV; ông Nguyễn Hải Long – Phó Tổng Giám đốc Agribank cùng các Giám đốc Trung tâm Thanh toán và tổ đề án của 3 ngân hàng.
Nhằm ứng dụng công nghệ vào hoạt động thanh toán, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, mở rộng kênh thanh toán và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, 3 ngân hàng VietinBank, Agribank và BIDV đã hợp tác phát triển hệ thống thanh toán điện tử song phương (TTĐTSP) triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 1997.
Video đang HOT
Xuyên suốt quá trình phối hợp, triển khai hệ thống TTĐTSP hoạt động ổn định, trở thành kênh thanh toán quan trọng của 3 ngân hàng, mang lại hiệu quả đáng kể, các giao dịch thanh toán được xử lý an toàn, thông suốt. Doanh số và số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống TTĐTSP liên tục tăng trưởng nhanh qua các năm.
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VietinBank và Agribank
Thanh toán 24/7 giữa 3 ngân hàng uy tín về dịch vụ chuyển tiền
Cùng với sự phát triển công nghệ, thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng đang dần chuyển dịch qua các kênh giao dịch điện tử (Internet Banking, Mobile Banking, ATM, nộp thuế điện tử,…). VietinBank, BIDV và Agribank đã thống nhất triển khai dịch vụ 24/7 thanh toán điện tử nhờ tiện ích này mà khách hàng được cung cấp dịch vụ nhanh nhất khi thực hiện chuyển tiền trong nội bộ hệ thống ba ngân hàng tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, lễ, hoàn toàn chủ động về thời gian giao dịch.
Đến nay, các ngân hàng đã hoàn thành xây dựng hạ tầng công nghệ, sẵn sàng triển khai chính thức vào tháng 10/2018.
Phát biểu tại Lễ ký kết, bà Trần Thị Minh Đức cho biết: Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã khẳng định việc phát triển hệ thống kết nối thanh toán điện tử giữa 3 ngân hàng là một quyết định đúng đắn, việc tăng khung thời gian phục vụ lên 24/7 mang lại nhiều giá trị gia tăng tiện ích, cung cấp thêm cho khách hàng chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế. Đồng thời giúp cho 3 ngân hàng chủ động trong thanh khoản góp phần quan trọng trong những thành tựu về thanh toán nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
Linh Chi
Theo petrotimes.vn
Nhà đầu tư nước ngoài được mua lại ngân hàng yếu kém: Động thái tích cực
Thay vì cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại, mới đây Chính phủ đã ra thông điệp về việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua và sở hữu ngân hàng yếu kém trong diện tái cơ cấu. Đây được coi như một động thái tích cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần phát triển "xương sống" của nền kinh tế một cách bền vững...
Hoạt động giao dịch của Ngân hàng Xây Dựng.
Tại diễn đàn M&A (mua bán và sáp nhập) Việt Nam 2018 diễn ra mới đây ở TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục tái cơ cấu mạnh nhiều lĩnh vực nữa, chẳng hạn như tài chính - ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước... Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Chính phủ sẽ bán và chuyển giao các ngân hàng yếu kém đã mua lại, hay các tổ chức tín dụng đang trong kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng mới sửa đổi như Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPBank), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại dương (Oceanbank), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng (CBBank)... tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém trong diện kiểm soát đặc biệt.
Sắp tới, Chính phủ không cấp thêm giấy phép cho thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại, nhưng cho phép ngân hàng nước ngoài mua ngân hàng yếu kém để trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Lĩnh vực này đang được cả ngân hàng nước ngoài và trong nước đều quan tâm. Chính phủ cũng sẽ tổ chức cổ phần hóa và thoái vốn khỏi các ngân hàng nhà nước.
Việt Nam hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank), 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 3 ngân hàng "0 đồng" (CBBank, GPBank, Oceanbank), 2 ngân hàng liên doanh và 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trong 9 ngân hàng nước ngoài, có 5 ngân hàng đầu tiên được cấp phép hoạt động vào năm 2008 và 2 năm gần đây (2016-2017) có thêm 4 ngân hàng mới, cùng hàng loạt các ngân hàng nước ngoài mở rộng mạng lưới hoặc thành lập chi nhánh, mở văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ lại phát đi thông điệp về việc siết thành lập ngân hàng mới 100% vốn nước ngoài, bởi trên thực tế, con số 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam hiện nay không nhỏ. Hơn nữa, số lượng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã quá nhiều so với quy mô của nền kinh tế và so với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó việc cần thiết và cấp thiết hiện nay là tiếp tục tái cơ cấu, thực hiện thêm các thương vụ sáp nhập, hợp nhất để giảm số lượng các ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu các tổ chức nước ngoài mua lại các ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của những ngân hàng này nói riêng, cũng như hệ thống ngân hàng nói chung.
Việc hạn chế số lượng các ngân hàng 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam có thể làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, giảm tính hiệu quả đầu tư, tuy nhiên đổi lại sẽ giúp tăng tính ổn định của hệ thống. Việc hạn chế sẽ buộc các ngân hàng muốn vào Việt Nam phải đi vòng, bằng cách mua lại ngân hàng đang tái cơ cấu như Chính phủ mong muốn, cũng có thể làm xuất hiện một số vụ M&A mới giữa các ngân hàng ngoại tại Việt Nam.
Về kinh nghiệm thành công khi M&A trong lĩnh vực ngân hàng, theo ông Lê Thành Trung, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank), M&A nên nâng lên một tầng nghệ thuật hơn là một phép cộng. "Nếu chúng ta cần một công ty tăng lên gấp đôi sau M&A cũng tốt, nhưng tăng lên gấp 3 hay 5 lần thì tốt hơn rất nhiều. Khi có chiến lược M&A đúng đắn đã thành công 50%, một nửa còn lại phụ thuộc vào việc triển khai. Riêng với HDBank, M&A là cơ hội để phát triển, không những gia tăng về mặt số học, mà quan trọng hơn là cộng hưởng sức mạnh của hậu sáp nhập" - Ông Trung cho biết.
Việc khuyến khích các tổ chức nước ngoài thực hiện M&A với các ngân hàng yếu kém trong nước là một bước đi đúng đắn, thay vì cấp thêm giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Lợi ích từ các ngân hàng yếu kém là sẽ được bổ sung vốn, bởi các ngân hàng này đều đang trong tình trạng "khát" vốn. Quan trọng hơn, kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng ngoại có thể giúp vực dậy những ngân hàng yếu kém trong nước, vốn đang trong tình trạng hoạt động không mấy hiệu quả. Rõ ràng, lợi ích của việc khuyến khích các nhà đầu tư ngoại mua lại các ngân hàng yếu kém ở Việt Nam không chỉ cho chính ngân hàng đó, mà còn tác động tích cực tới toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nước.
Lĩnh vực ngân hàng đang tạo ra nhiều sức hấp dẫn mới đối với nhà đầu tư nước ngoài nhất là trước những chính sách mở cửa của Chính phủ. Tiềm năng tăng trưởng mạnh, lại thuộc quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực Đông Nam Á chính là lý do mà thị trường Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
Hà Linh
Theo hanoimoi.com.vn
IFC đang tìm đối tác để thoái vốn tại VietinBank Bloomberg vừa dẫn nguồn tin cho biết, Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đang tìm kiếm đối tác để nhượng lại phần cổ phần mà định chế này đang nắm giữ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank (HoSE: CTG). Một Phòng Giao dịch của Vietinbank ở chợ Bình Tây, Tp. HCM. (Ảnh: Bloomberg) Nguồn tin ẩn danh này...