Vietinbank có dư nợ cho vay chất đống tại 2 doanh nghiệp BOT Cầu Thái Hà và CII
Hai doanh nghiệp chuyên thực hiện dự án BOT là Cầu Thái Hà và CII đang vay nợ hàng ngàn tỷ đồng tại Vietinbank do dự án chậm tiến độ.
Đối mặt với tình trạng này, ông lớn CII hay ‘chiến binh’ vừa chào sàn là BOT Cầu Thái Hà gặp không ít khó khăn về dòng tiền hoạt động.
CII liên tục huy động vốn vì đang gặp áp lực về gánh nặng nợ vay
Sở hữu trong tay khá nhiều dự án BOT nhưng 3 dự án trọng điểm của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: CII) có thể kể đến là Dự án Trung Lương – Mỹ Thuận, Dự án xa lộ Hà Nội và Các dự án trong khu vực Thủ Thiêm.
Dù vậy, các dự án này đều gặp nhiều vấn đề trong quá trình giải ngân và đang chậm tiến độ so với dự kiến ban đầu.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2019, nợ phải trả của CII ghi nhận hơn 19.527 tỷ đồng, chiếm đến 68% tổng nguồn vốn. Vay nợ tài chính của Công ty tới 12.193 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Các khoản dài hạn chiếm 72%.
Tính đến ngày 30/9, Vietinbank chính là chủ nợ lớn nhất của CII với tổng nợ vay gần 3,800 tỷ đồng. BIDV cũng mạnh tay cho CII vay hơn 2,400 tỷ đồng,…
Bên cạnh các khoản nợ vay từ ngân hàng, CII còn huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau và trái phiếu là kênh được ông lớn này tin dùng.
Trong tháng 10, CII công bố phương phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ hạn dự kiến tối đa 24 tháng.
Trước đó, Công ty đã hoàn thành đợt phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cố định 9,5%/năm. Số tiền huy động được nhằm thực hiện các chương trình, dự án đầu tư và/hoặc tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty.
Các đợt phát hành trái phiếu của CII tuy được coi là vay dài hạn nhưng đa phần chỉ là vay 2 năm, nên chỉ sau 1 năm là các khoản vay này sẽ chuyển thành nợ ngắn hạn.
Video đang HOT
Thậm chí, có khoản vay tuy tính là vay dài hạn trên lý thuyết khi phát hành, nhưng chỉ sau vài ngày là trở thành nợ ngắn hạn (như khoản phát hành 800 tỷ đồng kỳ hạn 12 tháng 1 ngày hồi tháng 8/2019).
Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng 2019, CII ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất hơn 1.471 tỷ đồng, giảm hơn 33% so với cùng kỳ năm trước.
Nhờ doanh thu tài chính, lãi từ công ty liên doanh liên kết, lợi nhuận từ hoạt động khác tăng mạnh so với cùng kỳ, CII vẫn báo lãi sau thuế 762 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước.
Theo ước tính từ CII, tình hình các dự án BOT sẽ khởi sắc vào những năm tới. Trong đó, dự án xa lộ Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu thu phí và hoàn vốn cho dự án từ quý 1/2020; Dự án NBB sẽ hoàn thành toàn bộ việc kinh doanh bán hàng, thu hồi vốn và lợi nhuận đầu tư đối với phần lớn các hạng mục hiện hữu từ 2019 đến 2020.
Đối với Dự án Trung Lương – Mỹ Thuận, các ngân hàng đồng tài trợ vốn hoàn thành việc thẩm định và ký kết hợp đồng tín dụng trong quý 4/2019. Công tác xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 1/2021 và dự án sẽ bắt đầu thu phí từ quý 2/2021. Tổng thời gian thu phí gần 15 năm.
Các dự án trong khu vực Thủ Thiêm sẽ hoàn thành việc xây dựng hạ tầng theo hợp đồng BT đã ký và theo đó cũng sẽ hoàn thiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhiều doanh nghiệp BOT gặp khó.
“Chiến binh” chào sàn đầu năm – BOT Cầu Thái Hà cũng ngập trong nợ nần
CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) được biết đến qua dự án BOT Cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đoạn đường nối 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Dự án do Công ty CP BOT Cầu Thái Hà làm chủ đầu tư – đã được chấp thuận cho thu phí sử dụng đường bộ bắt đầu từ 0h00 ngày 10/1. Tuy vậy, trạm BOT Cầu Thái Hà buộc phải tạm dừng thu phí chỉ sau nửa ngày vận hành.
Trong một thời gian dài, BOT Cầu Thái Hà luôn rơi vào tình cảnh doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Doanh nghiệp này còn đang phải gánh nhiều khoản lãi vay có quy mô lớn.
Tình trạng thua lỗ không phải là khó khăn duy nhất đối với BOT Cầu Thái Hà khi tiền mặt đang dần cạn kiệt.
Hoạt động kinh doanh của BOT Cầu Thái Hà trong năm 2017 và 2018 không ghi nhận doanh thu, lợi nhuận vì từ khi thành lập (2014), Công ty đang trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án BOT Cầu Thái Hà nên tất cả chi phí liên quan được quyết toán vào tổng mức đầu tư của dự án.
Do đó, BOT Cầu Thái Hà sống là nhờ dòng tiền từ cổ đông lớn. Cụ thể, năm 2018 ghi nhận BOT thu về 126 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. Trong khi đó, năm 2017, nguồn tiền “nuôi sống” doanh nghiệp chủ yếu đến từ tiền vay ngắn hạn, dài hạn 176,5 tỷ đồng.
Công ty mẹ của BOT Cầu Thái Hà chính là Công ty TNHH Tiến Đại Phát với 59,48%, CTCP CNC Capital Việt Nam sở hữu 21,01%, CTCP PIV 10,44% tại thời điểm tháng 6/2019.
Tương tự, 9 tháng 2019, BOT Cầu Thái Hà tiếp tục đi vay từ Tiến Đạt Phát với số tiền 109 tỷ đồng không có lãi suất để duy trì hoạt động.
Ngoài ra, BOT Cầu Thái Hà hiện còn dư nợ vay hơn 1,026 tỷ đồng tại Vietinbank. Đây là khoản vay nhằm thanh toán chi phí hợp tác đầu tư thực hiện dự án công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình – Hà Nam, với đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình, theo hợp đồng BOT.
Đáng nói, ngày 19/8, BOT đã thông qua phương án phát hành 8.5 triệu cp riêng lẻ cho 5 cá nhân với giá chỉ 10,000 đồng/cp, trong khi giá cổ phiếu BOT trên sàn hiện quanh mốc 53,800 đồng/cp tại thời điểm đó.
Số tiền thu được sẽ được dùng để trả nợ ngân hàng, cân đối giảm bớt đòn bẩy tài chính. Cụ thể, Công ty sẽ dùng 84 tỷ đồng để thanh toán khoản vay cho Công ty TNHH Tiến Đạt Phát theo Hợp đồng số 0106/2015/HĐTV/TĐP-BOTTH ngày 1/6/2015. 1 tỷ đồng còn lại sẽ được dùng để thanh toán cho khoản vay từ VietinBank – Chi nhánh Hà Nam.
Tại thời điểm cuối tháng 9/2019, cho vay khách hàng của Vietinbank chỉ tăng nhẹ 3,95% để lên mức 899.056 tỷ đồng. Tương tự, tiền gửi khách hàng của VietinBank cũng chỉ tăng 4,8%, lên mức 865.466 tỷ đồng.
Nợ xấu của Vietinbank giảm nhẹ từ mức 1,58% của đầu kỳ xuống 1,56%, tương ứng tổng mức nợ xấu là 14.056 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn giảm 6,7%, còn 8.831 tỷ đồng.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Nâng cao năng suất lao động nhờ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt
Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang quản lý trên 27 triệu hàng, trong đó có 91,64% là khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; 8,35% là khách hàng gồm các cơ quan, doanh nghiệp. Kết quả thu tiền điện hàng năm của EVN đều đạt ở mức rất cao với tỷ lệ trên 99%.
Nhằm tăng tính tiện ích cho khách hàng và giúp nâng cao năng suất lao động, từ năm 2005, EVN đã triển khai việc thu hộ tiền điện qua ngân hàng (NH), tổ chức trung gian (TCTG); ký thoả thuận hợp tác với 4 ngân hàng lớn (BIDV, VietcomBank, Vietinbank, AgriBank)... Tỷ lệ hóa đơn và doanh thu tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh qua các năm: từ 14,88% số khách hàng (năm 2015) lên 44,95% số khách hàng (năm 2017) và 49,45% số khách hàng (năm 2018).
Nhân viên phòng giao dịch của EVNHANOI hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục thanh toán hóa đơn tiền điện
Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2005-2011, số lượng khách hàng tham gia chưa cao và mặc dù tiền điện thanh toán qua ngân hàng nhưng nhân viên điện lực vẫn phải đến nhà khách hàng để trả hóa đơn tiền điện. Trong giai đoạn 2012-2015, sau khi có chính sách triển khai hóa đơn điện tử, EVN là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm và triển khai áp dụng hóa đơn điện tử cho toàn bộ khách hàng sử dụng điện, khách hàng có thể lấy hóa đơn tiền điện qua website chăm sóc khách hàng của ngành Điện cũng như nhận hóa đơn qua email của khách hàng.
Sau khi đã hoàn thành việc áp dụng hóa đơn điện tử, từ năm 2016, để nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ khách hàng, chỉ tiêu thu tiền điện qua NH&TCTG bắt đầu được đưa vào thành chỉ tiêu định lượng để điều hành hằng năm của Tập đoàn. Việc đẩy mạnh này được thực hiện thông qua các giải pháp tăng cường hợp tác với các Ngân hàng, Tổ chức trung gian thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến để thiết lập các kênh thanh toán đa dạng cho khách hàng. Trong năm 2017, với việc hợp tác với 27 ngân hàng và 10 tổ chức trung gian, EVN không còn nhân viên của điện lực đến nhà khách hàng thu tiền.
Tính tới nay, tỷ lệ hóa đơn và doanh thu tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh qua các năm: Từ 14,88% số khách hàng (năm 2015) lên tới 49,45% số khách hàng (năm 2018). Trong đó, các hình thức thu tiền không sử dụng tiền mặt, như: Trích nợ tự động, ATM, ngân hàng trực tuyến... đạt hơn 21,74% khách hàng của EVN (đến hết tháng 8-2019 tỷ lệ này là 31%).
Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) là một trong những đơn vị đầu trong EVN trong triển khai việc TTKDTM. Từ cuối năm 2017, EVNHANOI đã chính thức cung cấp 32 dịch vụ điện trực tuyến trên trang mạng của tổng công ty và Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội. Sự ra đời của 32 dịch vụ điện trực tuyến, các ứng dụng chăm sóc khách hàng và nhất là các phần mềm đa dạng hóa hình thức thanh toán tiền điện qua các ngân hàng và TCTG thanh toán đã đem đến nhiều lợi ích về thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng sử dụng điện.
Là một trong những đơn vị triển khai triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, đại diện Công ty Điện lực Hà Giang, việc triển khai các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho khách hàng mà còn giúp ngành Điện tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, thuận tiện cho việc triển khai dịch vụ điện cấp độ 4, góp phần minh bạch hóa dịch vụ của ngành điện và nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo Vietq.vn
Giảm lãi suất, tín hiệu tốt nhưng có đủ giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp Việc một số ngân hàng giảm lãi suất cho vay - theo chuyên gia ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu - là một động thái tích cực, tuy nhiên mức giảm 0,5% sẽ chưa đủ giảm đáng kể chi phí vốn cho doanh nghiệp. Tác động tích cực nhưng chưa đủ Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm trần lãi...