VietinBank 9 tháng 2019: Tăng mạnh tỷ trọng dư nợ bán lẻ, SME
Tính đến hết 30/9/2019, tổng tài sản của VietinBank đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng; cơ cấu kinh doanh, cơ cấu khách hàng chuyển dịch rất tích cực; dư nợ tín dụng đạt 917.000 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng đạt hơn 865.000 tỷ đồng. VietinBank đã thành công đẩy mạnh chuyển dịch trong kinh doanh theo hướng tăng mạnh tỷ trọng bán lẻ và SME, nhờ đó tỷ trọng khách hàng cá nhân và SME/tổng dư nợ chiếm gần 55% quy mô danh mục.
Thực hiện có kết quả định hướng tăng thu dịch vụ qua phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới cùng mở rộng nền tảng khách hàng, thu thuần dịch vụ của VietinBank 9 tháng đầu năm 2019 tăng 53%, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ tăng hơn 120% so với cùng kỳ.
9 tháng năm 2019, thu nhập ngoài lãi của VietinBank tăng trưởng mạnh.
Thu lãi thuần của VietinBank 9 tháng năm 2019 tăng 12% so với cùng kỳ. Chi phí vốn được quản trị tốt thông qua việc củng cố nguồn vốn ổn định, bền vững và chi phí thấp. Bên cạnh đó, VietinBank quản trị hiệu quả chi phí hoạt động, tỷ lệ CIR ở mức thấp..
Lợi nhuận riêng lẻ trước thuế của VietinBank trong 9 tháng đạt gần 8.300 tỷ đồng, tăng trên 15% so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận hợp nhất 9 tháng trước thuế của VietinBank đạt gần 8.500 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với cùng kỳ.
Ngân hàng cũng đã vừa phát hành thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp năm 2019 ra công chúng và đang tiếp tục mở bán trái phiếu ra công chúng đợt 2.
Video đang HOT
Trong những tháng cuối năm, VietinBank tiếp tục thực thi có kết quả các chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và nắm bắt diễn biến của thị trường, đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch kinh doanh trung hạn và Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.
Tháng 9/2019, VietinBank tiếp tục nằm trong Top 10 Thương hiệu Việt Nam giá trị nhất 2019 và là ngân hàng có thứ hạng cao nhất theo công bố Brand Finance – Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới. Giá trị Thương hiệu của VietinBank đã tăng thêm 64%, nhảy vọt từ 381 triệu USD (năm 2018) lên 625 triệu USD năm 2019, xếp thứ 8 trong Top 10 Ngân hàng thế giới có Giá trị Thương hiệu tăng cao nhất. Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu của VietinBank được Brand Finance đánh giá tăng từ 67 lên 77,33 trong thang điểm 100, xếp hạng Thương hiệu tăng từ AA- (năm 2018) lên AA .
Đây là năm thứ 4 VietinBank lọt vào Top 10 Thương hiệu Việt Nam giá trị nhất, xếp hạng 7 – thứ hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam. Như vậy, chỉ trong giai đoạn 5 năm qua (2015 – 2019), Giá trị Thương hiệu VietinBank liên tục tăng trưởng, năm 2019 đạt mức tăng tăng gấp 3 lần so với năm 2015./.
Theo CTV Lê Nam/VOV.VN
Cuộc 'soán ngôi' của các ngân hàng tư nhân
Các ngân hàng tư nhân như Techcombank, VPBank, ACB, HDBank tiếp tục cho thấy tốc độ bứt phá mạnh mẽ với kết quả kinh doanh vượt trội trong 9 tháng đầu năm 2019.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố đạt 8.860 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức lợi nhuận của Techcombank hiện chỉ đứng sau Vietcombank (17.612 tỷ đồng) và Agribank (9.700 tỷ đồng).
Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của Techcombank đã giúp ngân hàng này vượt qua các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước lớn như BIDV và có thể cả Vietinbank, dù ngân hàng này chưa công bố báo cáo tài chính.
Techcombank không phải trường hợp cá biệt. Từ năm 2018 đến nay, các ngân hàng tư nhân cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ về kết quả kinh doanh. Lợi nhuận của nhóm ngân hàng tư nhân, theo đó, cũng dần đuổi kịp và vượt qua các ngân hàng cổ phần quốc doanh.
VPBank là ngôi sao khác trong ngành đã vươn lên mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Sau 9 tháng đầu năm ngân hàng này đạt gần 7.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận của VPBank tăng mạnh sau một quý 3 kinh doanh hiệu quả. Kết thúc 9 tháng, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt 26.333 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đóng góp lớn nhất vào tổng thu nhập hoạt động của toàn ngân hàng tiếp tục là nguồn thu nhập lãi thuần, đạt 22.428 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp hơn một nửa vào nguồn thu nhập lãi thuần của VPBank đến từ công ty cho vay tiêu dùng FE Credit.
Lợi nhuận của VPBank được cải thiện còn đến nhờ hoạt động tiết giảm chi phí. Riêng trong quý 3, VPBank đã cắt giảm 304 nhân viên và tính từ đầu năm, số lượng nhân viên của nhà băng này đã giảm 690 người. Nhờ đó, chi phí hoạt động không tăng so với cùng kỳ thúc đẩy lợi nhuận ngân hàng trước dự phòng trong quý vừa qua tăng mạnh.
Một ngân hàng cổ phần khác là MBcũng đã tăng trưởng lợi nhuận 27% trong 9 tháng đầu năm 2019, đạt 7.616 tỷ đồng. Quy mô tổng tài sản của MB cũng tăng trưởng nhanh và sắp vượt ngưỡng 400 nghìn tỷ đồng
Theo báo cáo của MB, các mảng kinh doanh của ngân hàng đều tăng trưởng tích cực, riêng thu nhập lãi thuần tăng 26% đạt 13.111 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán lần lượt có lãi 2.312 tỷ, 472 tỷ, 421 tỷ, tăng tương ứng 37%, 56% và 50%. Lãi từ hoạt động khác cũng tăng mạnh 46% lên 1.579 tỷ đồng, chủ yếu nhờ thu hồi nợ đã xử lý.
Sau Techcombank và VPBank, hàng loạt các ngân hàng tư nhân khác cũng báo cáo lợi nhuận ở mức cao như ACB (5.561 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ); HDBank (3.400 tỷ đồng, tăng 50%); VIB (2.915 tỷ đồng, tăng 70%); TPBank (2.404 tỷ đồng, tăng 50%),...
Sự hụt hơi của các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước như BIDV và Vietinbank do các ngân hàng này phải dành nguồn lực để xử lý nợ xấu trong khi tăng trưởng bị giới hạn bởi nguồn vốn kinh doanh.
Ngay trước khi bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược Hàn Quốc, BIDV công bố lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ, đạt 7.028 tỷ đồng. Lợi nhuận của BIDV sụt giảm do phải trích lập dự phòng lớn cho các khoản nợ xấu. Tới cuối quý 3, tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã tăng từ 1,9% lên 2,09%. Trong đó nợ có khả năng mất vốn lên đến 12.194 tỷ đồng, tăng 70% so với hồi đầu năm.
Dù là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, lên tới 1,42 triệu tỷ đồng, song sau khi trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế của BIDV đứng sau hàng loạt những cái tên tư nhân như Techcombank, MB, VPBank.
Chất lượng tài sản là một trong những lý do chính khiến hoạt động của các ngân hàng quốc doanh sa sút. Vietinbank dù chưa công bố báo cáo tài chính, song khó có thể kỳ vọng một quý 3 bứt phá của ngân hàng khi ngay từ quý 2 trước đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã giảm nhẹ so với cùng kỳ do chi phí trích lập dự phòng tăng cao.
Cả BIDV và Vietinbank đều đang "khát vốn", khiến ngân hàng khó có thể mở rộng hoạt động cho vay. Tuy nhiên, BIDV hiện đã hoàn tất thỏa thuận bán 603 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank để thu về hơn 20.000 tỷ đồng, thương vụ đang được thực hiện những bước cuối cùng.
Với Vietinbank, ngân hàng vẫn chưa tìm được lời giải cho bài toán tăng vốn. Để giải quyết vấn đề trước mắt, cả BIDV và Vietinbank đã thực hiện nhiều đợt phát hành trái phiếu dài hạn để bổ sung vốn cấp 2 từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, theo quy định, dư địa tăng vốn cấp hai bị khống chế bởi quy mô vốn cấp một. Vì vậy, giải pháp trái phiếu chỉ là bước đi tình thế của ngân hàng để giải quyết một phần khó khăn trong ngắn hạn.
Theo Theleader.vn
Top 5 ngân hàng lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm gọi tên ai? Vietcombank với gần 17.600 tỷ đồng lợi nhuận 9 tháng tiếp tục là quán quân của thị trường... Mùa báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp đang sôi động hơn bao giờ hết, và các ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Thống kê của chúng tôi cho thấy đến ngày 27/10 đã có hơn 20...