Vietcombank ra mắt dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank
Ngày 16/7, Vietcombank đã ra mắt dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế cho các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây của ngân hàng.
VCB Digibank cung cấp các trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách hàng trên các phương tiện điện tử như máy tính (PC/Laptop) và thiết bị di động (điện thoại/tablet).
Dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank có 2 hình thức cơ bản là trên các chợ ứng dụng (là phiên bản cập nhật của ứng dụng Mobile Banking trên các chợ ứng dụng Appstore và Google Play Store) và trên trình duyệt web.
Với VCB Digibank, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số theo cách thức hoàn toàn mới, bao gồm: đồng nhất tên đăng nhập và mật khẩu, đồng mức hạn mức giao dịch, tăng cường bảo mật, nhận thông báo giao dịch mọi lúc mọi nơi, dễ dàng thực hiện giao dịch tài chính, thanh toán và mua sắm.
Video đang HOT
Không chỉ được đồng bộ về nền tảng bên trong, toàn bộ giao diện của VCB Digibank trên trình duyệt web cũng như trên ứng dụng di động được Vietcombank thiết kế lại theo một ngôn ngữ thiết kế chung thống nhất.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi khá dễ dàng. Nếu đang sử dụng ứng dụng VCB-Mobile B@nking, khách hàng chỉ cần cập nhật phiên bản mới nhất trên các chợ ứng dụng App Store/Google Play Store hoặc có thể chuyển đổi thông qua việc truy cập vào Dịch vụ VCB Digibank trên trình duyệt web, tại mục “Ngân hàng số “ trên website của Vietcombank.
Nếu chưa đăng ký VCB Digibank, khách hàng có thể đến bất kỳ điểm giao dịch nào của Vietcombank để đăng ký 1 lần duy nhất.
Nhằm tri ân khách hàng và chào mừng ra mắt dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank, từ ngày 16/7/2020 đến hết ngày 16/8/2020, Vietcombank miễn phí không giới hạn cho các giao dịch chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank được thực hiện trên VCB Digibank đối với tất cả các khách hàng.
Ông Đào Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietcombank cho biết: “Chuyển đổi số là một trong những động lực quan trọng đối với tăng trưởng của Vietcombank và đang được chúng tôi thực thi mạnh mẽ.
Việc ra mắt dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank hoàn toàn mới là một dấu mốc quan trọng, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chuyển đổi số của Vietcombank. Và trên hết, chúng tôi tin rằng, VCB Digibank sẽ mang lại những trải nghiệm mới mẻ, giúp hàng triệu khách hàng được tận hưởng sự thuận tiện tối đa trong mỗi giao dịch cùng Vietcombank”.
Hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy ngân hàng số
Các chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển ngân hàng số trong thời gian tới.
Thống kê cho thấy, nước ta hiện đã có 70 tổ chức tín dụng và chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300.000 tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động.
Những con số này bước đầu có ý nghĩa, tuy nhiên nếu so với quy mô của nền kinh tế, lượng giao dịch này vẫn còn nhỏ. Các chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển ngân hàng số trong thời gian tới.
Trong các nền kinh tế ở Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có lợi thế trong phát triển kinh tế số. Theo đó, nước ta có hạ tầng số phát triển khá mạnh so với các nền kinh tế trong khu vực, đây cũng chính là lợi thế để chuyển kinh tế số sang không gian số, thúc đẩy số hóa trong các doanh nghiệp.
Các chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, cần hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển ngân hàng số trong thời gian tới. (Ảnh: KT)
Trong lĩnh vực ngân hàng, so với mô hình ngân hàng truyền thống thì ngân hàng số và ví điện tử có nhiều điểm khác biệt và có lợi thế cạnh tranh so với mô hình truyền thống. Theo đó, tất cả các kênh giao tiếp với khách hàng được thực hiện trực tuyến thông qua các thiết bị di động với một giao diện phong phú, trực quan và gắn kết, tạo sự gắn bó với khách hàng.
Tuy nhiên, dù nước ta đã có những tiến bộ nhất định về xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số, song vẫn còn trở ngại về thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành. Điều này đang khiến thanh toán số chưa thể mở rộng nhanh và dễ dàng tới nhóm khách hàng ưa tiện lợi.
Chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nêu ý kiến: "Đầu tiên chúng ta phải xây dựng một khung pháp lý chuẩn mực, rất nhiều người lo lắng là phương pháp lý của chúng ta còn quá chậm. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta nên có một thời gian đủ để xây dựng hạ tầng cơ sở pháp lý chặt chẽ. Chúng ta không nên vội vàng nhảy vào những phạm vi mà chúng ta chưa hoàn toàn kiểm soát được. Vì thế nền tảng pháp lý là quan trọng".
Còn theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng, Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước, về cơ bản Việt Nam đã có khung khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán số, vấn đề đặt ra là phát triển những mô hình mới. Tuy nhiên, cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ số, trong đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng công nghệ ngành ngân hàng; tăng cường tích hợp, kết nối hạ tầng, ứng dụng của ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực dịch vụ khác để mở rộng hệ sinh thái số.
"Rõ ràng là chúng ta cần một cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, vấn đề này là cực kỳ quan trọng là cội nguồn trong việc phát triển về kinh tế số ngân hàng số. Một trong những điểm trong hoạt động kinh tế số chính là phải được định danh được khách hàng, chừng nào chúng ta định danh được hoạt động kinh tế số này là do ai làm thì chúng ta sẽ hạn chế được rủi ro. Vấn đề tiếp theo, xây dựng quy định kinh tế số đó là bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo mật giao dịch và an ninh an toàn" - ông Phạm Tiến Dũng kiến nghị./.
Lần thứ 2 Vietcombank "lên ngôi" trong danh sách do Forbes Việt Nam công bố Vietcombank lần thứ 2 liên tiếp đạt quán quân về lợi nhuận và nắm giữ kỉ lục về lợi nhuận cao nhất trong 8 lần Forbes công bố "Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất". Lần thứ 2 Vietcombank đoạt quán quân ngôi vị cao nhất trong danh sách của Forbes Việt Nam Trong "Danh sách 50 công ty niêm yết...