Vietcombank đặt mục tiêu 26.565 tỷ đồng lợi nhuận năm 2020, mong được tăng tín dụng trên 14%
Sáng 10/1, Ngân hàng TMCP Vietcombank tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2020. Theo đó, kết thúc năm 2019, lợi nhuận Vietcombank đạt 22.717 tỷ đồng, tăng 26%. Lợi nhuận hợp nhất đạt hơn 23.155 tỷ đồng, về đích lợi nhuận tỷ USD trước một năm so với kế hoạch.
Vietcombank mong sớm được tăng vốn
Với con số trên, lợi nhuận của Vietcombank đã tăng gấp 3,5 lần so với năm 2015- thời điểm khởi động kế hoạch cơ cấu lại Vietcombank giai đoạn 2015-2020 theo phương án NHNN phê duyệt.
Chỉ số ROAA, ROAE đạt tương ứng là 1,59% và 25,51%, tăng mạnh so với năm 2018 và cao hơn so với mặt bằng chung.
Đạt được kết quả trên là nhờ tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Vietcombank đều tăng trưởng tốt.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT VietcomBank cho biết, năm 2019, dù lãi suất thấp nhất thị trường song huy động vốn của Vietcombank vẫn tăng mạnh. Tổng huy động vốn của Vietcombank đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2018. Trong đó, huy động vốn trên thị trường I đạt gần 950 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2018. Đặc biệt, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn chiếm tới 27,6% trong tổng số vốn huy động.
Video đang HOT
Tín dụng tăng 15,9%, cao nhất trong các ngân hàng lớn, hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Đặc biệt, cơ cấu tín dụng có sự chuyển dịch mạnh mẽ: lần đầu tiên tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng cao hơn tín dụng bán buôn (51,8%). Trong năm 2019, tín dụng bán buôn của Vietcombank chỉ tăng 2,3% trong khi tín dụng bán lẻ tăng tới 32,3%.
Hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khả quan: các hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán thương mại, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng điện tử, thẻ, kiều hối đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước, gia tăng đóng góp vào thu dịch vụ cho ngân hàng.
Được biết, năm 2019, thu nhập từ phi tín dụng của Vietcombank chiếm 39,2% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh Trong đó, thu thuần từ hoạt động đầu tư chiếm hơn 16,5% thu nhập hoạt động kinh doanh. Thu thuần dịch vụ và thu khác chiếm 22,67% thu nhập hoạt động kinh doanh, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, chất lượng nợ xấu của Vietcombank được kiểm soát chặt chẽ, thu hồi nợ xấu và nợ ngoại bảng đạt kết quả tốt. Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chi còn 0,77%, giảm so với mức 0,97% cuối năm 2018.
Quỹ dự phòng rủi ro dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 10.417 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng đạt mức cao: 182,8%. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt hơn 3.000 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch được giao.
Mục tiêu của Vietcombank năm 2020 là: Tổng tài sản và huy động vốn tăng 12%, tín dụng tăng 14% (bằng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2020 của NHNN), nợ xấu dưới 0,8%. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 tăng 15%, tức khoảng 26.565 tỷ đồng.
Để Vietcombank hai thác hết tiềm năng của mình, tại Hội nghị sáng nay, Tổng giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng đưa ra một số đề nghị với cơ quan quản lý.
Thứ nhất, về tăng vốn cho các ngân hàng TMCP có vốn nhà nước, Hiện Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép Vietcombank được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, Bộ Tài chính đang sửa đổi Nghị định 91. Lãnh đạo Vietcombank đề nghị NHNN chỉ đạo các đơn vị, nhất là Cơ quan Thanh tra giám sát sớm xem xét bộ hồ sơ đề nghị tăng vốn của Vietcombank để chấp thuận triển khai ngay khi Nghị định 91 chính thức được sửa đổi.
Thứ hai, Vietcombank là một trong hai ngân hàng đầu tiên đạt chuẩn Basel 2. Vietcombank cũng là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống và thường xuyên đi đầu về hạ lãi suất cho vay. Vì vậy, lãnh đạo Vietcombank đề nghị NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho Vietcombank năm 2020 cao hơn mức bình quan của ngành (tức cao hơn 14%) để ngân hàng khai thác hết tiềm năng của mình.
T.L
Theo baodautu.vn
BIDV phát hành thêm được 1.738 tỷ đồng trái phiếu
Lãi suất của trái phiếu đợt này bằng lãi suất tham chiếu của 4 ngân hàng TM nhà nước cộng với 1,4%/năm.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - BID) cho biết, ngày 12/11 và 13/11 vừa qua ngân hàng này đã phát hành riêng lẻ thành công tổng cộng 1.738 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn kỳ hạn 6 năm và 7 năm.
Số lượng này bao gồm 950 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 6 năm phát hành vào ngày 12/11/2019; 587 tỷ đồng trái phiếu 6 năm và 201 tỷ đồng trái phiếu 7 năm phát hành vào ngày 13/11/2019.
BIDV có quyền mua lại trái phiếu sau 1 năm với kỳ hạn 6 năm, và sau 2 năm với kỳ hạn 7 năm.
Lãi suất trái phiếu được tính bằng lãi suất tham chiếu (trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng Đồng Việt Nam, trả sau áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV - khu vực Hà Nội và Vietcombank Sở giao dịch) cộng thêm 1,4%/năm.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của BIDV theo quy định hiện hành.
Như vậy tính trong tháng 11, BIDV đã phát hành được tổng cộng 7.556 tỷ đồng trái phiếu chứ không phải 5.818 tỷ đồng như thị trường đã tổng hợp trước đó. Con số này tiếp tục củng cố ngôi vị quán quân về phát hành trái phiếu trên thị trường khi chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu mà các ngân hàng huy động được ở tháng trước.
Ngọc Toàn
Theo Trí thức trẻ
Tìm cách tăng vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước Có thể tăng vốn cho một số ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu theo danh mục doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn. Hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh tiền tệ. Ảnh: Tường Lâm Nội...