Vietcombank cùng doanh nghiệp vượt khó
Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng khó cho vay đầu ra nhưng với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank (VCB) vẫn là một điểm sáng về mức tăng trưởng cao trong toàn hệ thống ngân hàng.
VCB đã chủ động, tiên phong triển khai các giải pháp chia sẻ, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo chủ trương của Chính phủ và định hướng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Giữ nhịp tăng trưởng
Tổng Giám đốc VCB Phạm Quang Dũng cho biết: Với diễn biến bất thường của môi trường kinh tế trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt là dịch Covid-19 gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và VCB nói riêng.
Khách hàng giao dịch tại Vietcombank Hà Nội. Ảnh: Thảo Nguyên
Ban lãnh đạo VCB đã có các biện pháp kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch Covid-19, vừa bám sát tình hình thực tiễn để đưa ra các quyết sách bảo đảm tăng trưởng hiệu quả, bền vững. Nhờ đó, hoạt động của VCB đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể, huy động vốn giữ nhịp tăng trưởng phù hợp với tình hình sử dụng vốn.
Nguồn vốn huy động thị trường I đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2019. Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng tính đến cuối tháng 6/2020 đạt trên 772.000 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với đầu năm, trong đó tín dụng bán lẻ chiếm hơn một nửa dư nợ ghi nhận mức tăng trưởng 7,4% trong nửa đầu năm. Lãnh đạo VCB đánh giá, mức tăng trưởng này là một điểm sáng trong toàn hệ thống, mặc dù nếu so với chỉ tiêu 14 – 15% đề ra cho năm nay, VCB mới chỉ hoàn thành 1/3 chặng đường.
Tín dụng vẫn là nguồn thu chính của VCB dù trong nhiều năm qua bên cạnh việc ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh các thu nhập phi tín dụng như bancasurrance, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán và trái phiếu… Cụ thể, trong quý II/2020, lãi từ dịch vụ VCB tăng 7,5% so với cùng kỳ, đạt 1.156 tỷ đồng; Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 17,3% đạt 821 tỷ đồng; Lãi từ chứng khoán kinh doanh tăng 75,8% đạt 33 tỷ đồng; Thu nhập góp vốn mua cổ phần tăng 122% đạt 360 tỷ đồng.
Khảo sát nhu cầu vốn từng doanh nghiệp
Với vai trò là đơn vị dẫn đầu trong ngành tài chính – ngân hàng, đồng thời xác định được trách nhiệm của mình với xã hội và Chính phủ, VCB đã triển khai hàng loạt những chương trình ưu đãi, những chính sách để hỗ trợ tập trung chính vào chính sách cấp tín dụng để đồng hành cùng DNNVV tái thiết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hoạt động này đã góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền.
Video đang HOT
Ngoài ra, VCB còn đồng hành cùng với khách hàng rà soát đánh giá các phương án sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính, dòng tiền để có những tư vấn và hỗ trợ phù hợp cho khách hàng. Tập trung tối đa nguồn lực chủ động hỗ trợ các DN thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 như vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng, DN xuất nhập khẩu…Dựa trên việc đánh giá dòng tiền, đánh giá thiệt hại, khảo sát nhu cầu vốn từng DN, từng ngành nghề.
Về sản phẩm, ngoài các sản phẩm vay vốn lưu động đơn thuần, VCB đưa ra các gói tín dụng chuyên biệt cho từng ngành, đẩy mạnh các chương trình, sản phẩm cho vay DNNVV thuộc chuỗi sản xuất kinh doanh, DN vệ tinh, DN trong ngành công nghiệp phụ trợ và một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước để hướng đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tổng thể, đem nhiều lợi ích nhất cho DN.
Tổng dư nợ của các khách hàng có gặp khó khăn tạm thời do bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được VCB giữ nguyên nhóm nợ từ đầu năm đến nay là trên 8.200 tỷ đồng. Trong thời gian tới, nhiều trường hợp trong tổng số hơn 50.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được VCB xem xét cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định.
Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ đồng hành cùng với khách hàng vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19, VCB đã giảm lãi suất, giảm phí giao dịch chuyển tiền VND trong nước ngoài hệ thống cho khách hàng tổ chức, DN đối với kênh quầy và kênh dịch vụ ngân hàng điện tử để hỗ trợ DN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kỳ vọng vào nửa cuối năm
Lãnh đạo VCB cho rằng, nếu tăng trưởng tín dụng đạt kế hoạch đề ra cho cả năm 2020 là 10% trong 6 tháng còn lại của năm (tức 6 tháng cuối năm tín dụng tăng gấp đôi 6 tháng đầu năm), thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng vọt, vượt mức 1 tỷ USD năm 2019. Một lý do nữa khiến Vietcombank có thể tăng tốc lợi nhuận là nợ xấu được kiểm soát tốt giúp tăng hoàn nhập dự phòng.
VCB cũng đã thắt chặt chi phí hoạt động trong quý II/2020 làm cho khoản chi phí này giảm tới 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 3.118 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro cũng được ngân hàng này kiềm chế, chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2019, ở mức 1.856 tỷ đồng, khác hẳn so với quý I vừa qua.
Chủ tịch HĐQT VCB Nghiêm Xuân Thành chia sẻ, trong 6 tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng những thời cơ phía trước cũng rất lớn. Hệ thống VCB với nền tảng thương hiệu, uy tín, chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá tốt nhất thị trường, cần phải thực hiện mục tiêu kép: Thứ nhất là phải bảo đảm tăng trưởng trong bối cảnh tình hình kinh tế đang suy giảm; thứ 2 là bảo đảm kinh doanh hiệu quả, từ đó bảo đảm thu nhập cho người lao động.
VCB đã triển khai hàng loạt giải pháp ưu đãi dành cho khách hàng như giảm lãi suất cho vay giai đoạn 1, triển khai chương trình cho vay mới với qui mô dư nợ 30.000 tỷ đồng với lãi suất siêu thấp từ 4,5 – 5% năm; giảm lãi suất cho vay giai đoạn 2 với tổng số khách hàng được giảm lãi suất là 90.000 khách hàng với quy mô tín dụng là 300.000 tỷ đồng (chiếm gần 50% dư nợ hiện hữu tại VCB); đồng thời giảm đồng loạt lãi suất tiền vay giai đoạn 3 là hơn 85.000 khách hàng cá nhân với quy mô tín dụng là 64.000 tỷ đồng.
“VCB phải quyết tâm cao, tập trung các giải pháp, như lời của Thủ tướng Chính phủ đã nói “Khó khăn một thì nỗ lực hai” để thực hiện các mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2020″ – Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành
‘Ngay từ giai đoạn đầu dịch Covid-19, VCB đã chủ động cùng với Vinacomin thống nhất giải pháp chia sẻ khó khăn như: Tăng hạn mức tín dụng từ 3.000 tỷ đồng theo kế hoạch lên 9.000 tỷ đồng; Giảm lãi suất vay tại VCB, giúp Tập đoàn thực hiện những dự án lớn, trọng điểm để phát triển. Việc giảm lãi suất với nhiều ưu đãi của VCB giúp Vinacomin giảm được chi phí trong giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời giảm thiểu chi phí tài chính hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất kinh doanh của ngành” – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam Lê Minh Chuẩn
Ngân hàng Hà Tĩnh trước mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15 - 17%/năm
Tình hình dịch Covid-19 có chiều hướng phức tạp, nhiều lĩnh vực kinh tế đối mặt khó khăn... đặt ra áp lực không nhỏ cho nhiều ngân hàng ở Hà Tĩnh trong việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15 - 17%/năm vào cuối năm 2020.
Ngành ngân hàng Hà Tĩnh bắt đầu bước vào trạng thái kinh doanh mới, phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Vào cuối tuần qua, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh đã phát đi "hiệu lệnh" mới, chính thức chuyển trạng thái của ngành ngân hàng Hà Tĩnh sang chế độ ứng phó diễn biến của dịch Covid-19.
Theo đó, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Hà Tĩnh Nguyễn Huy Tiến yêu cầu các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) cần tiếp tục mở rộng tín dụng, đặc biệt là cho vay các lĩnh vực ưu tiên; tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới; đẩy mạnh thực hiện các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý.
HTX Chế biến hải sản Ánh Dương đã được VietinBank giảm lãi trên dư nợ 2,1 tỷ đồng vào đợt dịch trước.
Giải pháp điều hành mới của Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh chính là tập trung đẩy mạnh các gói cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về "Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp"; Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND tỉnh về "Một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới và đô thị tỉnh 2019 - 2020"...
Mới nhất là chính sách cho vay hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 214/2020/NQ-HĐND và Quyết định 2377/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Những chính sách điều hành linh hoạt từ NHNN sẽ giúp doanh nghiệp "trụ vững" giữa khó khăn.
Đến cuối năm nay, theo kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng Hà Tĩnh đạt 15 - 17%/năm. Theo phân tích số liệu của Phòng Tổng hợp - Nhân sự & Kiểm soát nội bộ - Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh, tính đến cuối tháng 7, dư nợ toàn địa bàn đạt 55.470 tỷ đồng, tăng 6,86% so với thời điểm 31/12/2019 và tăng 14,81% so với cùng kỳ năm 2019.
Điều đó cho thấy, năng lực tài chính và sự linh hoạt thích ứng của các tổ chức tín dụng được cải thiện, hỗ trợ tốt cho nền kinh tế. Đồng thời, dự báo khả năng ngành sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào kịch bản kinh doanh của mỗi ngân hàng.
VietinBank Hà Tĩnh đang thực hiện nhiều "gói" vay với lãi suất cạnh tranh, tuy nhiên mức hấp thụ vốn vẫn thấp.
Khó khăn nhất hiện nay là, nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng tiếp tục giảm sâu do nguy cơ tái diễn của dịch bệnh Covid-19 trên diện rộng. Sự hồi phục của các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh sau đợt dịch trước chỉ mới diễn ra được vài tháng, khả năng chưa đủ "đề kháng" để chống cự lại những khó khăn lần thứ hai.
Tại VietinBank Hà Tĩnh, tổng dư nợ đến ngày 31/7/2020 đạt gần 5.800 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng chỉ tăng 0,4% so với 30/6/2020.
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Giám đốc VietinBank Hà Tĩnh cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của NHNN và VietinBank Việt Nam, chi nhánh đã triển khai các giải pháp tín dụng trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, sẵn sàng đáp ứng vốn với lãi suất cạnh tranh, nhất là đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, mức lãi suất được áp dụng vào khoảng 6 - 6,5%/năm. Tuy nhiên, mức hấp thụ vốn vẫn còn thấp".
HDBank Hà Tĩnh đang nằm vào nhóm có mức tăng trưởng dư nợ cao nhất trong khối ngân hàng cổ phần.
Việc giảm lãi suất được coi là "cứu cánh" của các "ông lớn" như: Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank... Trong khi đó, không ít ngân hàng quy mô nhỏ khó lòng cạnh tranh mức lãi suất này. Không ít chủ nhà băng cho rằng, những bất lợi từ nền kinh tế thiếu sôi động sẽ càng làm khó việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng.
"Các doanh nghiệp vẫn đang giải quyết những khoản nợ đến hạn chưa trả được, xin giãn, hoãn, chưa có nhu cầu vay mới. Ngân hàng có tiền mà cũng không cho vay được" - đại diện một NHTM cổ phần cho biết.
Khó khăn trong tăng trưởng tín dụng nhưng trong điều kiện nhiều rủi ro thì các quy định về tín dụng càng phải chặt chẽ, an toàn. Theo Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh, các ngân hàng chỉ có thể giảm lãi suất chứ không thể hạ chuẩn tín dụng vì mục tiêu tăng trưởng.
Ngân hàng dè dặt với mục tiêu kinh doanh năm 2020 Kết quả kinh doanh của các ngân hàng những tháng đầu năm vẫn ghi nhận kết quả tích cực về doanh thu và lợi nhuận hợp nhất. Tuy vậy, thay vì tham vọng như các năm trước, khi đặt mục tiêu cho kết quả kinh doanh cả năm 2020, nhiều tên tuổi lớn ngành ngân hàng đều dè dặt do lo ngại tác...