Vietcombank chốt xong lãi cho 2,3 triệu cổ phiếu HVN
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – mã chứng khoán VCB) vừa có báo cáo về giao dịch cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Vietcombank bắt đầu đầu tư vào HVN khi doanh nghiệp này IPO từ năm 2015.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 12-13/8, Vietcombank đã hoàn tất giao dịch bán 2,3 triệu cổ phiếu HVN như đăng ký.
Như vậy, ngân hàng này chỉ còn giữ khoảng 1,04% vốn, tương đương 14,8 triệu cổ phiếu HVN.
Đáng chú ý, số lượng bán ra đợt này bằng đúng số cổ phiếu mà Vietcombank mua vào trong đợt HVN bán ưu đãi cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 6 năm ngoái.
Theo ghi nhận trên thị trường, vùng giá VCB bán dao động trong khoảng 41.000 – 43.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng chốt lãi khoảng 70 tỷ đồng cho số cổ phiếu này sau chưa đầy 1 năm nắm giữ.
Vietcombank bắt đầu đầu tư vào HVN khi doanh nghiệp này IPO từ năm 2015. Hiện, Vietcombank là cổ đông lớn thứ 3 tại đây sau Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp nắm giữ 86,16% vốn điều lệ và ANA Holdings Inc. nắm giữ 8,8% vốn.
Video đang HOT
Năm 2018, doanh thu cả năm của HVN ước khoảng 102.000 tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 2.800 tỷ đồng, vượt đến 16% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Về kết quả kinh doanh của công ty mẹ, doanh thu ước đạt 73.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 2.012 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch.
Trên thị trường chứng khoán, HOSE đã thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của HVN với khối lượng 1,42 tỷ cổ phiếu. Thị giá HVN đang ở mức 40.600 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường theo đó vào khoảng 58.859 tỷ đồng.
Thủy Tiên
Theo vneconomy.vn
Sự thống trị của Bitcoin
Thị trường tiền mật mã hôm nay lại chìm trong sắc đỏ, với Bitcoin giảm hơn 1,3% trong 24 giờ qua nhưng vẫn giữ được trên mốc 4.000 USD, hiện giao dịch quanh 4.030 USD/BTC. Đáng lưu ý, tỷ trọng vốn hóa của đồng tiền mật mã lớn nhất thế giới này ngày càng giảm xuống.
Thị phần Bitcoin giảm dần
Các đồng tiền mật mã khác (altcoins) cũng giảm theo sau Bitcoin. Đồng Ether rớt 2,6% xuống 136,6 USD; đồng XRP mất 2,2% còn 0,31 USD; đồng Litecoin giảm 2,3% xuống 59,2 USD; đồng EOS giảm 2,2% xuống 3,6 USD và đồng Bitcoin Cashmất hơn 3,5% xuống 154,9 USD.
Tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường tiền mật mã rớt xuống còn 139,13 tỷ USD, trong đó vốn hóa của Bitcoin là 70,92 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 50,97%. Đồng Ether, xếp thứ 2 với tỷ trọng vốn hóa 10,34%, XRP thứ 3 với 9,34%. Xếp thứ 4 và thứ 5 là đồng Litecoin và EOS có tỷ trọng tương ứng 2,59% và 2,38%. Các đồng tiền mật mã còn lại có giá trị vốn hóa là 33,91 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 24,37%.
Đáng lưu ý là tỷ trọng vốn hóa của Bitcoin đang có xu hướng giảm dần trong thời gian qua, dù đồng tiền này có sự phục hồi về giá trong giai đoạn gần đây. Dữ liệu cho thấy thị phần của Bitcoin trong tổng vốn hóa thị trường tiền mật mã đã giảm xuống kể từ cuối tháng 1 năm 2019 cho đến nay, đồng nghĩa với sự thống trị của đồng tiền mật mã số 1 này đang giảm dần.
Nguyên nhân chính là do giá các đồng altcoins khác vừa qua đã tăng mạnh hơn Bitcoin khá nhiều, như Bitcoin Cash đã tăng 22% trong bảy ngày qua, Litecoin và Ethereum cũng có mức tăng ấn tượng trong 7 ngày. Tất cả 10 altcoin hàng đầu hiện đang cho thấy sự biến động giá tích cực trong một tuần qua.
Ngoài 10 altcoin hàng đầu, các đồng như Maximine Coin, KuCoin Shares, Ravencoin và Huobi Token cũng đã tăng hơn 50% trong cùng kỳ. Đây là khoảng thời gian được mệnh danh là "mùa của altcoin", theo một số chuyên gia phân tích đánh giá, vì vậy, sự tăng giá lớn của nhiều altcoin cùng một lúc đang có tác động tiêu cực đến sự thống trị của Bitcoin.
Dù vậy, các nhà đầu tư Bitcoin cũng không cần quá lo ngại trước diễn biến này, vì quá khứ từng cho thấy tỷ trọng vốn hóa Bitcoin giảm thường rơi vào giai đoạn tăng giá của đồng tiền này. Cụ thể chỉ số thống trị Bitcoin thấp nhất từng được ghi nhận là khoảng 32% vào tháng 12 năm 2017 thì cũng là lúc giá Bitcoin ở mức cao kỷ lục - 20.000 USD.
Trong khi đó, chuyên gia phân tích cấp cao tại eToro là Mati Greenspan cảnh báo các nhà đầu tư không nên tham gia vào lúc này. Ông chia sẻ: "Diễn biến giá gần đây không phải là dấu hiệu cho biết các altcoin đáng giá. Hãy giữ an toàn trong mùa của altcoin, và luôn luôn làm nghiên cứu của riêng bạn trước khi đầu tư".
Chuyên gia Mati Greenspan cho rằng không nên đầu tư vào tiền mật mã thời điểm này
Nhật Bản lại thắt chặt quy định tiền mật mã
Chính phủ Nhật Bản mới đây đã phê duyệt dự thảo sửa đổi liên quan đến các công cụ tài chính và luật dịch vụ thanh toán bao gồm hai thay đổi về quy định đáng chú ý với tiền mật mã. Đầu tiên, sẽ giới hạn đối với giao dịch ký quỹ tiền mật mã phù hợp với giao dịch ngoại hối, ở mức gấp 2 đến 4 lần số tiền gửi ban đầu. Giao dịch ký quỹ có nghĩa là sử dụng vốn vay từ một nhà môi giới hoặc sàn giao dịch để giao dịch một tài sản.
Thứ hai, tất cả các sàn giao dịch tiền mật mã trong nước cung cấp giao dịch ký quỹ sẽ phải đăng ký với chính phủ trong vòng 18 tháng kể từ ngày các quy tắc có hiệu lực - tức là tháng 4/2020. Các nền tảng không tuân thủ sẽ phải đóng cửa. Kế hoạch đăng ký mới sẽ song song với các yêu cầu về giấy phép hiện hành, trong đó các sàn giao dịch tiền mật mã phải được chấp thuận theo luật dịch vụ thanh toán có hiệu lực vào tháng 4/2017.
Theo báo cáo, hoạt động đầu cơ đã vượt xa việc sử dụng tiền mật mã như một phương thức thanh toán. Trích dẫn số liệu từ tổ chức tự quản JVCEA, cho thấy giao dịch ký quỹ tiền mật mã tại Nhật Bản đã tăng lên chừng 8,42 nghìn tỷ yên (tương đương 75,6 tỷ USD) trong tháng 12/2018, cao hơn khoảng 11 lần so với các hoạt động chuyển đổi tiền mật mã/tiền mặt (777,4 tỷ yên hay 6,9 tỷ USD).
Kế hoạch đăng ký cũng sẽ tách riêng các sàn giao dịch tiền mật mã cung cấp giao dịch ký quỹ và những nhà phát hành token thông qua ICO, để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những mô hình Ponzi.
Nhật Bản là 1 trong số ít nước chấp nhận tiền mật mã nói chung và Bitcoin nói riêng từ khá sớm, khi tháng 4/2017 đã thông qua bộ luật cho phép sử dụng Bitcoin cũng như các loại tiền kỹ thuật số khác để giao dịch hợp pháp. Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng tham gia tích cực trong ngành công nghiệp còn non trẻ này.
Nhiều người thậm chí còn chuyển dịch tài sản sang các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng, khi lãi suất tại nước này ở mức cực thấp. Ngoài ra, đã có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn của Nhật cho phép khách hàng thanh toán bằng Bitcoin hay trả lương cho nhân viên bằng tiền kỹ thuật số nếu họ có nhu cầu.
Theo thegioitiepthi.vn
Chỉ 6 phút "giải cứu", cổ phiếu YEG "bốc đầu" tăng từ sàn lên trần sáng 21/36 Lực mua bắt đáy quá mạnh và ồ ạt đã nhanh chóng đẩy giá cổ phiếu YEG tăng từ mức giá sàn lên kịch trần 102.300 đồng/CP, biên độ tăng 14,8% chỉ trong vòng... 6 phút! Trong phiên sáng nay 21/3, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 vẫn tiếp tục giảm sàn phiên thứ 14 liên tiếp, xuống còn 89.100 đồng/CP và...