Viết về các đối tượng thiệt thòi cần có cái tâm
Ngày 23/11, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) đã tổ chức chương trình tập huấn truyền thông về cách làm việc, các thuật ngữ khi làm việc trong lĩnh vực có người khuyết tật cho gần 50 đại biểu là phóng viên báo đài và người khuyết tật (NKT).
Tại buổi tập huấn, các đại biểu bàn nhiều về những sai lầm khi báo chí đưa tin về cộng đồng NKT nói riêng và các nhóm thiệt thòi nói chung. Nhiều đại biểu là NKT đánh giá báo chí đang ca ngợi thái quá 1 số NKT điển hình khi họ đạt được 1 thành tích nào đó. Cũng có khi báo chí lại nói quá lên những khó khăn trong cuộc sống của NKT làm cho người đọc thấy thương hại mà không phải là cảm thông. Nhiều sai lầm còn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân vật cụ thể được đề cập trong bài viết một cách vô tình chỉ vì người viết và nhân vật chưa hiểu nhau…
Cộng đồng NKT là một nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương khi thông điệp truyền tải về họ sai lạc
Một phóng viên chia sẻ: “Khi đưa tin về 1 trung tâm nuôi dưỡng trẻ có HIV, người nhà trẻ cho phóng viên chụp hình thoải mái, không đề nghị gì về việc bảo vệ thông tin. Khi báo đăng lên hình ảnh gia đình trẻ thì hàng xóm xung quanh nhận ra và họ bắt đầu bàn tán, gia đình lúc ấy mới phản ứng với phóng viên”.
Theo nhà báo Thái Bình (báo Tuổi Trẻ), khi viết về các đối tượng thiệt thòi, nhà báo cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng về các thông tin liên quan đến nhân thân, định vị nhân vật, cần có cái tâm khi đặt bút. Anh cho biết: “Đôi khi nhà báo viết bài giới thiệu về 1 nhân vật là đối tượng thiệt thòi chỉ với mục đích tốt nhưng vì thiếu hiểu biết nên vô tình gây hại cho nhân vật”.
Đơn cử như các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người có HIV, người bị bệnh phong… rất ngại báo chí tuyên truyền. Bởi đơn giản có nhiều người khi biết sản phẩm (là các vật dụng sinh hoạt hay thực phẩm) do bệnh nhân phong, người có HIV làm ra thì không dám sử dụng vì sợ… bị lây bệnh. Nhà báo muốn tuyên truyền để nhiều người biết đến sản phẩm của họ, để mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm; nhưng tác dụng thực tế lại trái ngược với mong muốn.
Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc DRD cho biết, những trường hợp phản tác dụng trên không hiếm gặp khi truyền thông đề cập đến cộng đồng NKT nói riêng và các nhóm thiệt thòi nói chung. Bà Hoàng Yến cho rằng: “Chỉ cần 1 cách dùng từ sai, 1 quan điểm thiếu tích cực mà báo chí vô tình đăng tải cũng khiến thông điệp truyền thông biến dạng, ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về các nhóm thiệt thòi”.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cách thức các phương tiện truyền thông đưa tin có thể giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về những khó khăn thực tế mà NKT phải đối mặt, giảm bớt lối mòn trong suy nghĩ, những định kiến và những cách hành xử gây ảnh hưởng không tốt cho NKT, đồng thời nâng cao nhận thức về khả năng và sự đóng góp của NKT cho xã hội.
Thạc sĩ Hoàng Yến cho rằng: “Nhận thức đúng dẫn đến thái độ đúng, từ đó hành vi sẽ thay đổi tích cực theo thái độ. Các thông điệp truyền thông của báo chí ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của xã hội đối với các nhóm người thiệt thòi, trong đó có cộng đồng NKT. Do đó, khi viết về NKT, nhà báo cần trang bị kiến thúc đúng về cộng đồng này”.
Tại buổi tập huấn, thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến cũng giới thiệu về một số khái niệm, các mô hình hỗ trợ NKT đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam, vấn đề bình đẳng đối với NKT và cách dùng từ ngữ chính xác trong vấn đề khuyết tật…
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Phụ nữ khuyết tật luôn thiệt thòi trong hôn nhân
Theo thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật & Phát triển (DRD), người khuyết tật nói chung rất khó lập gia đình, phụ nữ khuyết tật còn khó lập gia đình hơn nam giới khuyết tật gấp nhiều lần. Trong tình yêu, hôn nhân, họ chịu rất nhiều thiệt thòi.
Phận người phụ nữ khuyết tật đơn thân
Theo bà Hoàng Yến, trong hôn nhân, phụ nữ vốn chịu nhiều thiệt thòi thì PNKT càng chịu nhiều thiệt thòi hơn. Có thể nói là thiệt thòi kép, hoặc thiệt thòi gấp 3, gấp 4 lần. Mọi vấn nạn bất bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình đối với phụ nữ nói chung như bạo hành, yếu thế, phân công lao động bất bình đẳng... đều có ở PNKT. Bất bình đẳng hơn là hầu hết họ rất hiếm có cơ hội được lập gia đình, được xây tổ ấm cho riêng mình.
Bà Hoàng Yến ước lượng: "Trong hơn 10 năm làm việc với rất nhiều nhóm khuyết tật ở khắp các tỉnh thành, tôi thấy người khuyết tật có được gia đình riêng cho mình rất hiếm hoi, phụ nữ khuyết tật (PNKT) lập gia đình càng hiếm hơn, cứ 4 nam giới khuyết tật có gia đình thì mới có 1 PNKT có tổ ấm cho riêng mình".
Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cũng từng có 1 khảo sát trong năm 2008 cho thấy PNKT khó kết hôn hơn hơn nam giới gấp 3 lần. Tại Thái Bình có đến 80% PNKT không kết hôn, trong khi đó ở nam giới chỉ là 30%. Tại Quãng Nam, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác, tỷ lệ PNKT không kết hôn đều trên dưới 60%.
Tình yêu, hôn nhân đối với PNKT rất khó khăn (ảnh minh họa)
Theo bà Hoàng Yến, không phải PNKT không muốn lập gia đình mà do những quan niệm xã hội bất bình đẳng khiến cơ hội được lập gia đình đối với họ quá nhỏ nhoi. Hơn ai hết, họ mong muốn có 1 mái ấm gia đình, có bờ vai để dựa dẫm và có con cháu để nương tựa lúc tuổi già. Vì ước mong ấy, thậm chí họ còn phải bỏ qua lời đàm tiếu, dị nghị của xã hội để đánh đổi 1 hy vọng.
Chị H.T.T.Thủy (48 tuổi, Huế) bị sốt bại liệt nên hai chân teo rút từ nhỏ. Ở quê không có việc làm, chị vào Nam mưu sinh và hiện hành nghề bán vé số tại quận 12, TPHCM. Gần 40, hy vọng lập gia đình đối với chị đã tắt hẳn, chị quyết định "nhờ" một người đàn ông quen biết ở quê để kiếm một mụn con. Sau khi hoài thai, chị lại dấm dúi về lại TPHCM một mình làm lụng sinh con, đến nay thằng bé đã lên 9.
Chị Thủy tâm sự: "Mình biết phận mình chẳng ai ưng đành liều kiếm đứa nhỏ cho vui cửa vui nhà. Chứ nói thật, phụ nữ bình thường bụng mang dạ chửa, sinh con, nuôi con một mình đã khó, yếu ớt như tui thì càng khổ sở hơn nhiều lắm chú ơi...".
Tình yêu gian truân, hôn nhân trắc trở
Theo bà Võ Thị Hoàng Yến, quan niệm lớn nhất cản trở PNKT đi đến hôn nhân là nối dõi tông đường. Bà cho biết: "Khi một người đàn ông đem người yêu của mình là 1 PNKT về giới thiệu gia đình thì bao giờ cũng bị cản trở, khuyên ngăn. Lý do đầu tiên là nó có sinh con được không? Mà có sinh con thì có thể lành lặn hay không?...".
Mối tình của P.T.Th. (26 tuổi) là 1 minh chứng. Chị bị sốt bại liệt từ nhỏ, cơ toàn thân rất yếu, phải di chuyển bằng cặp nạng. Dù cố gắng học hành, tốt nghiệp đại học và có 1 công việc ổn định ở quận 1 (TPHCM) nhưng khi cùng bạn trai về ra mắt gia đình thì bị ngăn cản quyết liệt. Lý do là bạn trai Th. là con một, có trách nhiệm phải "nối dõi tông đường", cưới chị chỉ sợ... Dù đôi bạn trẻ này rất kiên tâm, bỏ nhiều công sức thuyết phục gia đình. Nhưng trước sự phản đối của nhà trai, Th. đành từ bỏ sau hơn 2 năm cố gắng.
Theo bà Hoàng Yến, đó là một quan niệm rất phi lý vì ngoại trừ nguyên nhân khuyết tật do nhiễm chất độc da cam thì các dạng tật khác đều không di truyền. Dù cho có di truyền thì với chế độ tầm soát tiền sản hiện nay rất tốt, có khả năng loại trừ hầu hết nguy cơ sinh con dị tật. Ngoài ra, với y học hiện đại như ngày nay thì việc sinh nở đối với PNKT cũng hết sức an toàn.
Ngoài quan niệm, nguyên nhân quan trọng khác cản trở PNKT tiến tới hôn nhân là kinh tế. Bà Hoàng Yến cho biết: "Vì bản thân khuyết tật nên hầu hết PNKT không có điều kiện kinh tế cao. Mà khi lập gia đình, ai cũng phải tính đến điều kiện kinh tế, cũng lo lắng có xây dựng được mái ấm hay không, chăm sóc con cái thế nào, lo cho tương lai ra sao... Mà những điều này thì PNKT rất yếu thế".
Câu chuyện đổ vỡ của gia đình chị T.T.Hồng (36 tuổi) ở Hóc Môn (TPHCM) cũng thế. Chị Hồng bị liệt, phải di chuyển bằng xe lăn nhưng khá khỏe mạnh, thường chị vẫn bán vé số kiếm thu nhập đủ nuôi sống bản thân và dành dụm 1 ít. Năm gần 30, chị được 1 anh xe ôm để mắt và 2 người làm đám gả hẳn hòi. Thế nhưng, khi 2 đứa con lần lượt ra đời, chị không thể đi làm, thu nhập của anh chồng bấp bênh, kinh tế gia đình eo hẹp thì phát sinh lục đục. Anh chồng dứt áo ra đi, để lại chị một thân một mình với 2 đứa con nhỏ...
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Chây ì ngàn tỉ đồng nợ bảo hiểm xã hội Những tưởng khởi kiện ra tòa sẽ khiến các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội nhanh chóng đóng tiền, nhưng "bài thuốc" này vẫn không hiệu quả như mong muốn. Minh họa: DAD Những bản án bị vô hiệu Hà Nội là một trong những địa phương có nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) cao nhất nước. Bà Huỳnh Thị...