Việt – Trung đàm phán phân định ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
Việt Nam và Trung Quốc đàm phán trực tuyến, thống nhất thúc đẩy nỗ lực phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác trên Biển Đông.
Việt Nam và Trung Quốc ngày 7/1 tổ chức đàm phán trực tuyến vòng 14 về nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 11 nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, thông cáo của Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết.
Hai bên trao đổi ý kiến về công việc của hai nhóm công tác, nhất trí tiếp tục thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ theo lộ trình đã thống nhất.
Việt Nam và Trung Quốc cũng bàn hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ( UNCLOS) năm 1982 mà hai nước đều là thành viên.
Video đang HOT
Tàu Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ trên biển. Ảnh: Nguyễn Đông .
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm túc các nhận thức chung về xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, kiểm soát bất đồng, không làm phức tạp tình hình hoặc mở rộng tranh chấp, gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển.
Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc bộ Việt Nam – Trung Quốc. Đồ họa: Ban biên giới Chính phủ .
Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán phân định xong khu vực trong cửa Vịnh Bắc Bộ và ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ vào năm 2000.
Giới chuyên gia đánh giá Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định về hợp tác nghề cá trong vùng Vịnh Bắc Bộ mà hai nước ký kết năm 2000 đã xác định rõ phạm vi và tạo ra được khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi, tạo điều kiện cho mỗi nước bảo vệ, quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa của mình trong vùng Vịnh Bắc Bộ.
Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán Vòng một về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ từ đầu năm 2012, thỏa thuận tiến hành đàm phán một năm hai lần, tổ chức luân phiên ở mỗi nước. Hai nước nhất trí sẽ thỏa thuận thời gian cho các vòng đàm phán tiếp theo, vòng 15 nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 12 nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, theo đường ngoại giao.
Indonesia lo ngại căng thẳng Biển Đông cản trở sự phục hồi Covid-19
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN, Tổng thống Indonesia bày tỏ quan điểm về việc phục hồi sau đại dịch đồng thời cũng bày tỏ lo ngại căng thẳng Biển Đông sẽ cản trở sự phục hồi sau dịch Covid-19.
Hôm nay (12/11), Tổng thống Indonesia đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan theo hình thức trực tuyến.
Tại Hội nghị, Tổng thống Indonesia Joko Widodo hoan nghênh việc ban hành Tuyên bố ASEAN về Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN. Tổng thống Indonesia hi vọng hành lang đi lại ASEAN có thể đi vào hoạt động trong quý đầu tiên của năm tới nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế sau đại dịch với quy trình y tế nghiêm ngặt. Ông cũng bày tỏ lạc quan với việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau 8 năm đàm phán sẽ đem lại hội nhập kinh tế to lớn và lợi ích cho người dân.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. (Nguồn: Reuters)
Tại cuộc họp, Tổng thống Jokowi cũng chuyển tải tầm quan trọng của vai trò của ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Theo ông, trong bối cảnh đối đầu giữa các cường quốc thế giới, các bên đều muốn lôi kéo ASEAN do vậy, ASEAN phải vững chắc, duy trì sự cân bằng, tiếp tục truyền tải thông điệp cho các nước đối tác về việc tăng cường hợp tác cùng có lợi, tôn trọng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác và tầm quan trọng của tôn trọng luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Tuy nhiên, Tổng thống Indonesia cũng lo ngại, căng thẳng trên Biển Đông hiện nay sẽ cản trở việc phục hồi sau đại dịch. Tại hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 23, Tổng thống Joko Widodo cho rằng, nếu cuộc xung đột trên Biển Đông vẫn tiếp tục diễn ra, sự phục hồi tổng thể trong khu vực từ đại dịch Covid-19 sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tổng thống Jokowi cũng đề cập đến vấn đề ổn định và hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Ông kêu gọi các quốc gia, không có ngoại lệ đều phải có trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt làtrên Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia cũng xác nhận điều này trong thông cáo báo chí ngày hôm nay. Theo đó, "Tổng thống Indonesia đã nhắc lại tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các bên trong việc kiềm chế các hành vi làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông".
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Indonesia cũng khuyến khích ASEAN và Trung Quốc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, ngay lập tức kích hoạt lại hợp tác kinh tế thông qua hài hòa hóa chính sách và đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách dỡ bỏ các rào cản thương mại. Ông hy vọng quan hệ đối tác giữa ASEAN và Trung Quốc có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn thông qua sự hợp tác hiện có giữa hai bên. Tổng thống Indonesia đánh giá cao việc Trung Quốc đã đưa vaccine trở thành hàng hóa công cộng và kêu gọi các bên cùng hợp tác để đáp ứng nhu cầu về thuốc và vaccine Covid-19 trong khu vực./.
Việt Nam muốn ASEAN - Trung Quốc sớm nối lại đàm phán COC Việt Nam mong ASEAN và Trung Quốc sớm nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như đề xuất của Philippines, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết. "Việc nối lại đàm phán COC sau thời gian gián đoạn do Covid-19 là ưu tiên của các nước ASEAN và Trung Quốc. Chia sẻ ưu tiên này, Việt...