Việt Nam yêu cầu các hãng thời trang tôn trọng chủ quyền
Việt Nam phản đối mọi hình thức tuyên truyền sai sự thật lịch sử ở Biển Đông, khi nói về việc các hãng thời trang dùng bản đồ có “đường lưỡi bò”.
“Mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá nội dung trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế đều không có giá trị, không thay đổi được thực tế về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như thực tế về vấn đề Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi bình luận về thông tin một số hãng thời trang quốc tế sử dụng bản đồ có “đường lưỡi bò” trên website tại thị trường Trung Quốc.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo ngày 25/3. Ảnh: Vũ Anh .
Video đang HOT
Người phát ngôn cho biết Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển ( UNCLOS) năm 1982.
“Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan trên Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói, nhấn mạnh các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam cần tôn trọng luật pháp của Việt Nam.
Một số doanh nghiệp, nhãn hàng quốc tế hoạt động ở Trung Quốc đang sử dụng trên website ở thị trường nước này dịch vụ bản đồ trực tuyến Baidu, trong đó thể hiện “đường 9 đoạn”, hay còn gọi là “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh đơn phương vẽ ra để đòi yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế. Bản đồ phi pháp này không được sử dụng trên website ở các thị trường ngoài Trung Quốc.
Trong phán quyết năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh không có bất cứ căn cứ pháp lý nào để đòi yêu sách chủ quyền quá mức như vậy.
Tuy nhiên, Trung Quốc tới nay vẫn ngang nhiên tuyên bố không công nhận phán quyết của PCA, đồng thời đẩy mạnh bồi đắp đảo nhân tạo trái phép và tiến hành các hoạt động quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông.
Philippines muốn Trung Quốc đền thiệt hại trên Biển Đông
Philippines đang đánh giá thiệt hại nguồn lợi thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế nước này do Trung Quốc gây ra để yêu cầu đền bù.
"Chính phủ đang ghi nhận nguồn lợi thủy hải sản để đặt ra dữ liệu cơ bản. Chúng tôi cũng định giá nguồn lợi để biết giá trị thực sự của chúng. Không thể quản lý những gì chúng tôi không biết. Khi đã nắm được dữ liệu, chúng tôi có thể vạch ra những bước đi tiếp theo, có thể bao gồm hành động pháp lý nếu cần thiết", Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Philippines Analiza Rebuelta Te nói trong cuộc họp báo trực tuyến hôm 19/3.
Các nguồn lợi thủy hải sản bị phá hoại là một trong những vấn đề được thảo luận trong phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016.
Tàu cảnh sát biển Philippines và hải cảnh Trung Quốc diễn tập chung năm 2019. Ảnh: AFP .
PCA tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò", cho rằng yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này.
Tòa Trọng tài khẳng định hoạt động cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo trái phép do Trung Quốc tiến hành ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như hoạt động đánh cá được Bắc Kinh tiến hành trái phép ở quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc san hô, cũng những quần thể san hô sống và loài cá cộng sinh, khiến mật độ bao phủ san hô giảm 95% và hư hỏng các bãi san hô trên diện tích 70 km vuông.
Thứ trưởng Te khẳng định quá trình xác định giá trị nguồn lợi bị phá hủy trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines cần được tiến hành toàn diện. "Phải bảo đảm thống kê được giá trị thiệt hại, có thể đòi bồi thường hay không, cũng như tìm những giải pháp khác", bà cho hay, đồng thời kêu gọi các nước hợp tác trên Biển Đông để bảo vệ môi trường và tài nguyên thủy hải sản.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việt Nam lên tiếng về luật hải cảnh Trung Quốc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ luật pháp, điều ước quốc tế trong ban hành luật biển, khi bình luận về luật hải cảnh mới của Trung Quốc. "Trong việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp...