Việt Nam yêu cầu bồi thường cho ngư dân bị cướp
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 17/3, Người phát ngôn Lê Hải Bình đã yêu cầu TQ bồi thường cho ngư dân Việt Nam. Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 17/3, Người phát ngôn Lê Hải Bình đã yêu cầu TQ bồi thường cho ngư dân Việt Nam.
Giải đáp mối quan tâm của các phóng viên báo chí trong và ngoài nước về các vụ việc ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công trên biển Đông, ông Lê Hải Bình nói: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng tôi đều không chấp nhận các hành vi vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với công dân Việt Nam. Chúng tôi phản đối các hành động tương tự”.
Ông Bình cũng đề cập tới vụ việc tàu cá QNa 91939TS cùng 9 ngư dân Việt Nam bị khống chế, cướp phá tài sản khi đang đánh bắt ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa – ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
“Đây là những hành động xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hành động như vậy là vi phạm luật pháp quốc tế cũng như tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC).
Video đang HOT
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động vô nhân đạo, xử lý nghiêm lực lượng vi phạm, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. Đồng thời, cam kết không tái diễn các hành động vô nhân đạo tương tự”, ông Bình nói.
Trả lời câu hỏi của báo giới về phản ứng của Việt Nam trước các hoạt động gần đây của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như: cho tàu Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ tải trọng 10.000 tấn đưa 300 khách ra đảo Ốc Hoa; xây dựng cảng hàng không với đường băng 3.500m ở Đảo Cây; lấn biển ở khu vực cụm đảo An Vĩnh…, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: “Việt Nam một lần nữa khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa”.
Theo ông Bình, việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này, bất chấp sự quan ngại của phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Những hành động này không chỉ đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương; mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN – Trung Quốc, làm phức tạp, căng thẳng tình hình ở biển Đông.
Thanh Giang
Theo_Báo Đất Việt
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ nữ doanh nhân bị bắt ở Philippines
Việt Nam đã được tuyên bố trúng cử vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019 với số phiếu cao 156 phiếu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 12/11 tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã thông báo về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và trả lời các câu hỏi của phóng viên về các vấn đề báo chí quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN đề nghị thông tin chi tiết về việc Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) là một trong những cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO và chịu trách nhiệm hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, xây dựng chương trình và ngân sách của UNESCO.
Tại kỳ họp thứ 38 của Đại hội đồng UNESCO, Đại hội đồng đã tiến hành bầu lại 30 quốc gia thành viên của Hội đồng chấp hành.
Việc trở thành thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO với số phiếu cao thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế của Việt Nam, đồng thời là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế trước những đóng góp của Việt Nam đối với UNESCO.
Đây là lần thứ 4 Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO. Lần trước diễn ra vào năm 1978-1983, 2001-2005 và 2009-2013. Thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO, một lần nữa Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với thành viên khác tham gia một cách chủ động trong các quyết sách của UNESCO, qua đó thể hiện vai trò thành viên tích cực của các tổ chức có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần chủ động trên 5 lĩnh vực giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục, văn hóa và thông tin truyền thông.
Thông tin chính xác về việc một nữ doanh nhân Việt Nam bị bắt tại Philippines vì có đạn trong túi xách, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: Theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, vụ việc này xảy ra tại sân bay Ninoy Aquino vào ngày 7/11/2015.
Ngay lập tức, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã tiến hành các thủ tục bảo hộ công dân cần thiết đối với công dân Việt Nam và đương sự đã về nước sau khi hoàn tất các thủ tục xử phạt hành chính.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin liên quan đến vụ việc xô xát của công nhân Việt Nam tại Algeria, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria phối hợp chặt chẽ với đơn vị phái cử lao động là Công ty SimCo Sông Đà cũng như đơn vị sử dụng lao động là Công ty Đông Nhất Giang Tô, 5 lao động Việt Nam sẽ được chuyển sang làm việc tại công trường khác.
Các lao động là nạn nhân của vụ việc xô xát có liên quan cũng đã xuất viện và sức khỏe bình thường, toàn bộ chi phí điều trị đã được đơn vị sử dụng lao động chi trả.
Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, đại diện của công ty phái cử lao động làm việc với phía chủ sử dụng lao động tại Algeria để giải quyết các vấn đề về mức khoán, lương khoán, địa điểm làm việc cũng như các vấn đề còn tồn tại liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của lao động Việt Nam tại đây.
Theovietnamplus
Nghiêm túc triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn Đó là yêu cầu của Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an tại Hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn) diễn...