Việt Nam vay thêm 250 triệu USD cho tuyến Cát Linh – Hà Đông
Thủ tướng đã có văn bản đồng ý việc vay bổ sung vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc trị giá 250,62 triệu USD cho dư an đương săt đô thi Cat Linh – Ha Đông.
Ngoai viêc châp thuân vay bô sung vôn tin dung, Thủ tướng đa giao Bộ Giao thông – Vận tải tổ chức điều chỉnh dự án, phối hợp các bộ ngành liên quan thẩm định việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư theo quy định. Trên cơ sở đó xác định số vốn đối ứng cụ thể cần bổ sung và bố trí theo tiến độ dự án.
Chính phủ cũng đồng ý điều chỉnh thời gian thực hiện để dự án đi vào khai thác trong năm 2016.
Đương săt Cat Linh – Ha Đông đươc đê xuât điêu chinh vôn đâu tư hơn 300 triêu USD. Anh: VOV
Bộ Giao thông đa chỉ đạo chủ đầu tư và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án và tiến độ giải ngân đối với các nguồn vốn vay theo hai Hiệp định tín dụng đã ký với phía Trung Quốc theo đúng cam kết.
Tau điên đi trên cao hơn 13km từ Cát Linh đi Hà Đông, khổ đường 1,435m và 12 nhà ga trên cao; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến trên cao Cát Linh – Hà Đông được đầu tư bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký năm 2008.
Video đang HOT
Dự án ban đâu co tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014 dự án được các bên liên quan đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu (tăng 315,18 triệu USD so với ban đầu) do khâu khao sat, thiêt kê nhiêu hang muc chưa chinh xac.
Đoan Loan
Theo VNE
Đối chất "nóng rát" về tiến độ "rùa bò" của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Tổng Giám đốc Ban QLDA đường sắt và Giám đốc điều hành dự án của Tổng thầu EPC Trung Quốc liên tục đứng dậy "đối chất" căng thẳng về tình hình chậm tiến độ các hạng mục Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khiến Thứ trưởng Bộ GTVT nhiều lần phải yêu cầu ngồi xuống!
Cuộc họp giao ban Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT) diễn ra sáng nay (7/7), do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chủ trì. Đáng chú ý, ngoài Giám đốc Dự án dự họp, Bộ GTVT đã yêu cầu sự có mặt của lãnh đạo Tổng thầu từ Trung Quốc sang Việt Nam, vì vậy ông Zhou Huang Wu - Phó Tổng Giám đốc Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (EPC) - lần đầu tiên họp giao ban dự án.
Mở đầu cuộc họp, vấn đề đầu tiên được Thứ trưởng Trường đề cập đến là tiến độ "rùa bò" của hàng loạt hạng mục đang thi công, chưa đạt được yêu cầu đề ra của tổng thể dự án, bao gồm: Tiến độ của cả 12 nhà ga, lao lắp dầm đường sắt chậm, xử lý khu kiến trúc - Depot, chậm thanh quyết toán cho nhà thầu phụ nên nợ đọng càng ngày càng tăng lên...
Báo cáo "vo" của ông Yu Jiang - Giám đốc điều hành Dự án - được nhân viên phiên dịch diễn đạt lại bằng tiếng Việt cho thấy, tỷ lệ phần trăm thi công các hạng mục dự án đều không đạt yêu cầu so với cam kết, cùng với đó Tổng thầu EPC liên tục đưa ra những lí do "chần chừ" việc hoàn thành các hạng mục công trình và "xin" thêm thời gian thi công.
Cắt lời ông Yu Jiang, Thứ trưởng Trường kiên quyết: "Tôi không đồng ý. Tổng thầu liên tục xin gia hạn tiến độ, đặt ra các mốc thời gian quá dài để hoàn thành các hạng mục dự án. Dù không vướng mặt bằng nhưng tất cả đều rất chậm, chậm so với lời hứa của tổng thầu. Tôi không đồng ý với cách làm việc này, chậm nhất đến 30/3/2016 phải hoàn thành dự án và đến 30/6 thì đưa dự án vào khai thác".
Cuộc họp sáng 7/7, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc không tiếp tục thất hứa
Theo chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đường sắt (QLDA) - Bộ GTVT, cho đến nay, Tổng thầu vẫn chưa hoàn thiện tiến độ tổng theo các mốc tiến độ mà Bộ GTVT đưa ra dù Ban này đã có nhiều lần nhắc nhở, đôn đốc và phê bình bằng văn bản. Thậm chí, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đã yêu cầu Tổng thầu EPC phải trình tiến độ tổng thể, nếu Tổng thầu không hoàn thành thì đề nghị thay thế Giám đốc dự án của Tổng thầu.
Ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban QLDA đường sắt - và ông Yu Jiang đã có những đối chất "nóng" về hạng mục thi công xử lý nền đất yếu bằng cọc PCC đường thử tàu mà Tổng thầu EPC đã vi phạm nghiêm trọng tiến độ thi công; về điều chỉnh tổng mức đầu tư (TMĐT) - Ban QLDA đã yêu cầu Tổng thầu phối hợp rà soát nhưng Tổng thầu không phối hợp thực hiện; EPC không có vốn lưu động mà phụ thuộc vào tiền thanh toán khối lượng của chủ đầu tư nên không thanh toán cho các nhà thầu phụ khiến nợ đọng tăng lên tính tới ngày 6/7 là khoảng 367 tỷ đồng, đã có nhà thầu phụ gửi văn bản đề nghị Ban QLDA cho vay tiền thì mới có thể tiếp tục thi công...
Trong khi đó, nhiều vấn đề kỹ thuật đã được thống nhất từ năm 2012 nhưng trong cuộc đối chất này Giám đốc dự án Yu Jiang vẫn "đòi" tổ chực họp để thảo luận lại phương án thi công và lấy lí do ngụy biện cho sự chậm chạp của dự án.
Ông Lê Kim Thành thẳng thắn: "Sự điều hành quán lý tiến độ của Tổng thầu trong thời gian vừa qua là không hiệu quả làm chậm tiến độ của dự án. Nếu Tổng thầu tiếp tục để tiến độ thi công bị chậm trễ, không nghiêm túc thực hiện các yêu cầu đề ra thì đề nghị Bộ GTVT xử lý thay thế cán bộ phụ trách của Tổng thầu".
Người đứng đầu Ban QLDA đường sắt và Giám đốc EPC liên tục đứng dậy "đối chất" căng thẳng khiến Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhiều lần phải yêu cầu ngồi xuống. Tiếp đó, Thứ trưởng Trường yêu cầu ông Zhou Huang Wu - Phó Tổng Giám đốc EPC - có ý kiến và chỉ đạo điều hành dự án. "Dự án đã gia hạn nhiều lần và đến nay vẫn chậm 3-4 tháng so với yêu cầu. Hôm nay tôi mời ông đến họp giao ban để ông nắm tình hình và có những chỉ đạo với Tổng thầu chứ không để chậm trễ mãi như thế này được" - Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
Hạn chót đến 30/3/2016 Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải hoàn thành (ảnh: Hữu Nghị)
Tại đây, ông Zhou Huang Wu thừa nhận: "Đây là lần đầu tiên tôi dự họp giao ban Dự án. Tôi thấy rằng mô hình quản lý và cách thức quản lý dự án có vấn đề". Phó Tổng Giám đốc EPC cho hay, vướng mắc ở đây liên quan đến mô hình quản lý và phương thức của dự án, khi xác định được TMĐT, tổng dự toán và hợp đồng EPC thì chắc chắn hiệu quả dự án sẽ tăng được lên 5 lần.
Với những vấn đề nêu ra, Thứ trưởng Trường đề nghị Phó Tổng Giám đốc EPC ở lại Việt Nam để trực tiếp chỉ đạo điều hành dự án, có giải pháp mạnh hơn nhằm đẩy nhanh tiến độ và không để dự án chậm trễ hơn nữa. Tổng thầu EPC phải lập chi tiết các hạng mục lớn và toàn bộ dự án để làm căn cứ báo cáo Bộ GTVT, Cục 6 đường sắt Trung Quốc. Đối với việc tăng TMĐT dự án 250,6 triệu USD vốn tín dụng Trung Quốc, Thứ trưởng Trường yêu cầu EPC phải báo cáo chi tiết tăng ở những hạng mục nào.
"Trừ nhà ga Cát Linh và vành đai 3 kết thúc vào 30/3/2016 thì toàn bộ 10 nhà ga còn lại chậm nhất đến ngày 31/12/2015 phải hoàn thành. Ngày 30/6/2016 phải kết thúc khu kiến trúc Depot và nhà điều hành. Về đoàn tàu, có tổng số 13 đoàn tàu đã ký hợp đồng với Cục 6 Trung Quốc; ngày 15/10/2015 đưa đoàn tàu mẫu về Việt Nam để lấy ý kiến đóng góp của người dân, ngày 30/4/2016 đưa 12 đoàn tàu về, riêng đoàn tàu thứ 13 thì chậm nhất đến 30/6/2016.
Tổng thầu không có tiền là không được, phải bơm tiền để làm dự án. Tổng thầu EPC và Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải nhìn nhận dự án tích cực hơn để kết thúc dự án, không thất hứa quá nhiều. Ban QLDA đường sắt phải thường xuyên họp với tất cả các nhà thầu Việt Nam để kiểm soát năng lực thi công, năng lực điều hành và năng lực tài chính, không trông chờ vào sự điều hành của Tổng thầu EPC. Từ các cuộc họp sau không chấp nhận nói đến chậm tiến độ nữa, nếu nhà thầu phụ làm chậm thì Tổng thầu phải thay và chịu trách nhiệm" - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chốt lại cuộc họp.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ GTVT: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông 'uốn lượn' an toàn Hôm nay 3.7, Bộ GTVT phát đi thông cáo khẳng định, việc thiết kế cao độ tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã xem xét đầy đủ các yếu tố, thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn sau khi đưa vào vận hành khai thác. Bộ GTVT khẳng định, đường sắt Cát Linh - Hà...