Việt Nam vào Hội đồng Thống đốc IAEA
Việt Nam được bầu vào Hội đồng Thống đốc nhiệm kỳ 2021-2023 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế trong kỳ họp tại Vienna.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong phiên họp ngày 23/9 của Đại hội đồng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ( IAEA) khóa 65. Phiên họp được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tiếp, với sự tham gia của đại diện 172 quốc gia thành viên IAEA và các tổ chức quốc tế khác.
Ngoài Việt Nam, 10 quốc gia khác được bầu vào Hội đồng Thống đốc IAEA trong kỳ họp này. Hội đồng gồm 35 thành viên, có quyền chỉ định ứng viên tổng giám đốc của tổ chức để Đại hội đồng phê chuẩn. Cơ quan này còn có nhiệm vụ thảo luận, xem xét và khuyến nghị Đại hội đồng IAEA về chương trình hoạt động và vấn đề tài chính của cơ quan.
Hội đồng còn xem xét kết nạp thành viên mới, phê duyệt hiệp định thanh sát giữa IAEA và các quốc gia thành viên, phê duyệt quy định và tiêu chuẩn của tổ chức về an toàn và an ninh hạt nhân.
Video đang HOT
Các đại biểu tham dự phiên họp Đại hội đồng IAEA tại Vienna, Áo ngày 23/9. Ảnh: IAEA .
Đại sứ Nguyễn Trung Kiên, đại diện thường trực của Việt Nam tại IAEA, cảm ơn tổ chức này đã hỗ trợ Việt Nam ứng dụng công nghệ hạt nhân vào quá trình ứng phó với dịch Covid-19. IAEA cũng cung cấp nhiều thiết bị và sinh phẩm để giúp Việt Nam xét nghiệm và chẩn đoán chính xác các ca mắc Covid-19 nhằm điều trị và hạn chế dịch bệnh.
Trong năm 2020-2021, Việt Nam thực hiện 6 dự án hợp tác cấp quốc gia và 10 dự án cấp khu vực với IAEA. Việt Nam sẽ phối hợp với Lào và Campuchia triển khai thỏa thuận hợp tác ba bên về ứng dụng công nghệ hạt nhân, một trong những trọng tâm trong chương trình hợp tác kỹ thuật tại khu vực Đông Nam Á của IAEA.
IAEA là tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hợp Quốc, được thành lập ngày 29/7/1957, có nhiệm vụ thúc đẩy sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và ngăn chặn sử dụng trong quân sự. IAEA đặt trụ sở tại thủ đô Vienna của Áo.
IAEA thúc đẩy đối thoại với Iran
Ngày 12/9, Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến Tehran để hội đàm với các quan chức Iran.
Dự kiến ông sẽ gặp lãnh đạo mới của Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI), ông Mohammad Eslami, và sau đó trở về Vienna (Áo) để có cuộc báo tại đây ngay trong ngày.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuyến thăm của người đứng đầu IAEA diễn ra trong bối cảnh xuất hiện những đề xuất về một thỏa thuận giữa Iran và IAEA về việc tiếp cận giám sát các cơ sở hạt nhân. Trước đó, ngày 7/9, cơ quan này đã công bố báo cáo nêu rõ nhiệm vụ thanh sát hạt nhân của họ tại Iran đã bị "suy yếu nghiêm trọng" sau khi Tehran đình chỉ một số hoạt động thanh sát của IAEA đối với các hoạt động hạt nhân ở nước này.
Theo báo cáo, từ ngày 23/2 vừa qua, các hoạt động xác thực và thanh sát của cơ quan này đã bị suy yếu nghiêm trọng sau khi Iran quyết định đình chỉ việc thực thi các cam kết liên quan tới vấn đề hạt nhân trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) mà quốc gia Hồi giáo ký kết với các cường quốc năm 2015. Bên cạnh đó, IAEA cũng cho biết Iran đã tăng cường kho urani được làm giàu vượt mức cho phép theo JCPOA. Trong thoả thuận hạt nhân lịch sử, Iran không được phép làm giàu urani vượt mức 3,67%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 90% cần thiết để sử dụng cho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia IAEA, Iran giờ đây đã có 84,3 kg urani được làm giàu lên mức 20% (tăng từ mức 62,8 kg theo thông báo của IAEA hồi tháng 5), cũng như 10 kg urani được làm giàu lên mức 60% (tăng từ mức 2,4 kg).
IAEA cho biết Iran không giải đáp các nghi vấn của IAEA, trong đó có những dấu vết urani được phát hiện tại 3 địa điểm mà Tehran chưa công bố. Theo IAEA, điều này có thể khiến việc nối lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 trở nên khó khăn hơn.
Trước những thông tin này, Iran khẳng định minh bạch trong vấn đề hạt nhân. Trong cuộc điện sau đó một ngày với Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel, Tổng thống Ebrahim Raisi nhấn mạnh: "Sự hợp tác nghiêm túc của CH Hồi giáo Iran với IAEA là một ví dụ rõ ràng về quan điểm minh bạch của Iran đối với các hoạt động hạt nhân của mình". Tuy nhiên, ông cũng nêu rõ rằng: "Tất nhiên, trong trường hợp IAEA có cách tiếp cận không mang tính xây dựng, thì việc cơ quan này mong đợi một phản ứng mang tính xây dựng từ Iran là điều không hợp lý. Hơn nữa, những hành động không mang tính xây dựng dĩ nhiên đã làm đảo lộn tiến trình của cuộc đàm phán".
Ông Kazem Gharibabadi - đại diện của Iran tại các tổ chức quốc tế ở Vienna - cho rằng IAEA nên có thái độ khách quan đối với chương trình hạt nhân của Iran. Ông khẳng định tất cả các hoạt động hạt nhân của Iran đều tuân thủ đầy đủ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và các cam kết của nước này theo JCPOA cũng như các thỏa thuận về sự tự bảo vệ. Ông nêu rõ: "IAEA phải duy trì tính độc lập, khách quan và chuyên nghiệp của mình và các thành viên IAEA phải nghiêm túc, kiềm chế, không gây áp lực đối với cơ quan này vì những mục đích chính trị của cá nhân mình".
Đây là những diễn biến mới nhất liên quan tới vấn đề hạt nhân của Iran trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao nhằm khôi phục thỏa thuận năm 2015 vẫn bị đình trệ, trong đó Iran cảnh báo các cuộc đàm phán có thể sẽ không được nối lại trong nhiều tháng nữa. Việc đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran về việc cả hai nước trở lại tuân thủ JCPOA cũng bị đình lại thời gian qua. Pháp và Đức kêu gọi Iran sớm quay trở lại đàm phán, trong khi Tổng thống Raisi nhấn mạnh Tehran đã sẵn sàng, song sẽ không chịu khuất phục trước sức ép của phương Tây.
Việt Nam thăng hạng trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 Việt Nam tăng từ vị trí 83 lên 79 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 của Liên Hợp Quốc, Phần Lan giữ nguyên vị trí thứ nhất. Việt Nam xếp thứ 79, trên nước láng giềng Trung Quốc (84) hay một số quốc gia Đông Nam Á như Malaysia (81), Myanmar (126), trong bảng xếp hạng 149 quốc gia theo Báo...