Việt Nam vẫn ‘đứng top cao’ về tỷ lệ người mắc bệnh lao
Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người chết do lao.
Chăm sóc bệnh nhân lao phổi – ảnh TTXVN
Ngày 12/1/2020, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu y tế – dân số, Chương trình phòng chống lao, phòng chống bệnh phổi và tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản năm 2020.
Video đang HOT
Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, ông Lê Thành Phúc cho biết mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm qua hai cuộc điều tra năm 2017 so với 2007 và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam đã có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người chết do lao. So sánh với đại dịch COVID-19 năm 2020 vừa qua có số ca tử vong là 35 ca thì tử vong do hen gần 3.700 người.
Ông Lê Thành Phúc – Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết tỷ lệ bệnh lao ở Việt Nam vẫn còn cao – Ảnh Đức Thảo
Trong tháng 10/2020, bệnh viện đã triển khai chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quản lý người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản (BPTNMT& HPQ) tại 14 xã, phường/7 quận, huyện với kết quả 1448 người được đo chức năng hô hấp, phát hiện được 191 trường hợp mắc BPTNMT, 29 người mắc HPQ, 42 người có hội chứng chồng lấp ACO. Bệnh viện Phổi đã thực hiện cấp thuốc liệu trình 01 tháng cho 185 bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng thuốc và tái khám tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Được biết, kế hoạch chiến lược Quốc gia về chấm dứt bệnh lao giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 125/100.000 dân, và tăng tỷ lệ phát hiện sớm bệnh nhân lao qua hằng năm, điều trị trên 45% bệnh nhân mắc bệnh lao và kiểm soát hoàn toàn trên 25%.
Vì sao dùng thuốc xịt trị hen lại gây khản giọng?
Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, tỷ lệ xuất hiện khản hoặc mất giọng do xịt glucocorticoid lên tới 8-55% và có liên quan đến liều dùng. Tỷ lệ này cũng cao hơn 3 -5 lần so với các thuốc xịt họng không chứa glucocorticoid.
Tôi năm nay 68 tuổi, bị hen phế quản và đã được bác sĩ kê đơn thuốc, trong đó có 1 loại thuốc xịt họng. Tuy nhiên, khi dùng được một thời gian tôi thấy giọng nói khác đi, như bị ngạt. Có người nói tôi bị khản giọng là do dùng thuốc xịt họng. Xin hỏi sự thật thế nào?
Hoàng Hải (Lạng Sơn)
Bác Hải thân mến! Theo như thư bác tả thì có lẽ bác đã gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc xịt họng có chứa glucocorticoid. Chế phẩm glucocorticoid xịt họng được sử dụng rất rộng rãi trong điều trị các bệnh phổi mạn tính do viêm như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả và sự tiện lợi trong điều trị, các tác dụng không mong muốn trên thanh quản do sự lắng đọng và kích ứng của thuốc cũng được ghi nhận ngày càng nhiều, với các biểu hiện thường gặp nhất là viêm tấy thanh quản, khản hoặc mất giọng và ho.
Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, tỷ lệ xuất hiện khản hoặc mất giọng do xịt glucocorticoid lên tới 8-55% và có liên quan đến liều dùng. Tỷ lệ này cũng cao hơn 3 -5 lần so với các thuốc xịt họng không chứa glucocorticoid.
Biểu hiện khản hoặc mất giọng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào của quá trình điều trị, thường gặp nhất là ngay sau đợt điều trị tấn công hoặc sau khi tăng liều hoặc sau một thời gian sử dụng thuốc kéo dài.
Các tổn thương thực thể tại dây thanh âm do xịt glucocorticoid có thể ở mức độ nhẹ như phù nề, tấy đỏ đến những tổn thương nặng hơn như liệt dây thanh, quá sản niêm mạc, bạch sản, u hạt hoặc nhiễm nấm Candida, các tổn thương nặng có lẽ thường gặp hơn với các loại glucocorticoid xịt có hoạt tính chống viêm mạnh như fluticasone propionate. Khản giọng có thể xảy ra ngay cả khi chỉ có những tổn thương tối thiểu tại dây thanh âm.
Để phòng ngừa tình trạng này, có thể uống nước sau khi sử dụng thuốc, sẽ giúp làm giảm nồng độ thuốc bám trên cổ họng. Bác cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Chúc bác mau khỏe!
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh về phổi dễ bị nhầm lẫn có gì giống và khác nhau? Vì đều liên quan đến tổn thương ở phổi nên COPD và các bệnh về phổi rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về COPD và các bệnh phổi dễ bị nhầm lẫn như viêm phổi, lao phổi, xơ phổi vô căn và ung thư phổi. 1. Điểm giống nhau giữa COPD và các...