Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á mới công bố ngày 3/4, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019, dựa trên nền tảng nhu cầu nội địa cao, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vững vàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ giảm đáng kể trong năm 2020, do tác động của đại dịch COVID-19. Lạm phát trong năm 2019 giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm trở lại đây, nhưng dự báo sẽ tăng nhẹ trong năm 2020 và 2021. Thặng dư cán cân vãng lai tuy tăng trong năm 2019 nhưng sẽ giảm mạnh trong năm 2020. Mặc dù nền kinh tế sẽ giảm tốc và chịu các tác động của đại dịch COVID-19, song Việt Nam vẫn được dự báo là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam Eric Sidgwick cho biết: “Cho dù các hoạt động kinh tế suy giảm và các rủi ro do dịch COVID-19 vẫn còn, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á”.
Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức 3,8% trong quý I năm 2020, so với mức 6,8% cùng kỳ năm 2019. Việc hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn lây lan virus dẫn đến tiêu dùng nội địa chậm lại. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo duy trì được sản xuất cho dù có những khó khăn trong thời gian đầu, chủ yếu dựa vào nguyên vật liệu tồn kho, tuy nhiên, nguồn này cũng đang giảm dần. Sản xuất nông nghiệp bị đình trệ, do nhu cầu tiêu thụ nông sản xuất khẩu giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm ngập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ, khu vực bị tác động nhiều nhất của đại dịch, giảm xuống chỉ còn 3,2% trong quý I năm 2020, so với mức 6,5% cùng kỳ năm 2019.
Để hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đầu tháng 3 năm 2020, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ tín dụng trị giá 10,8 tỷ USD (khoảng 0,4% GDP) bao gồm cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm các loại lãi suất và phí. Chính phủ cũng đưa ra hai gói hỗ trợ ngân sách trị giá 1,3 tỷ USD bao gồm giảm các loại thuế, phí cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đồng thời cũng giãn thời hạn nộp thuế và dự tính các hỗ trợ về mặt ngân sách của Chính phủ sẽ còn tăng lên.
Ngân hàng Nhà nước cắt giảm các lãi suất chính sách từ 0,5 – 1%, hạ trần lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam với các kỳ hạn dưới 6 tháng và hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với những lĩnh vực ưu tiên.
Quầy thanh toán tại siêu thị VinMart Time City. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Tuy nhiên, nền tảng của kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì. Theo nhận định của báo cáo, nếu đại dịch được khống chế trong nửa đầu năm 2020, nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại với mức tăng trưởng 6,8% trong năm 2021 và nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong trung và dài hạn.
Các động lực của tăng trưởng kinh tế – tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và khu vực kinh tế tư nhân năng động – hiện vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Môi trường kinh doanh trong nước vẫn tiếp tục được cải thiện. Chi tiêu công ứng phó với ảnh hưởng của dịch bệnh tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2020, có khả năng tiếp tục gia tăng.
Video đang HOT
Số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia, hứa hẹn tăng khả năng tiếp cận thị trường, sẽ giúp nền kinh tế tăng tốc trở lại. Việt Nam cũng hưởng lợi từ việc Trung Quốc khống chế được dịch COVID-19 và việc phục hồi tăng trưởng trở lại của Trung Quốc sẽ góp phần khôi phục lại chuỗi giá trị toàn cầu.
Nguyễn Hồng Điệp
Thị trường văn phòng Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao
Dựa trên dữ liệu mới nhất, JLL cho rằng, thị trường văn phòng tại Đông Nam Á và Ấn Độ mang lại lợi nhuận tốt nhất cho các nhà đầu tư vào năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2020.
Thị trường văn phòng tại TP.HCM và Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục phát triển vượt trội
Đối với mỗi thị trường, JLL đặt kịch bản một nhà đầu tư mua tài sản văn phòng vào đầu năm, gặt hái thu nhập cho thuê trong năm và bán hết tài sản vào cuối năm, với giá bán dựa trên lợi nhuận và giá thuê thị trường.
Sau đó, JLL đã tính tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return) dựa trên đồng nội tệ và chia IRR thành ba thành phần: lợi nhuận ban đầu, thay đổi về dòng tiền và thay đổi về lợi nhuận.
Về bản chất, có thể phân tích lợi tức đầu tư bị ảnh hưởng như thế nào bởi lợi nhuận ban đầu, tăng trưởng tiền thuê theo thị trường và thay đổi lợi nhuận thị trường trong năm.
"Với phương pháp tính trên và dựa vào số liệu năm 2019, các thị trường có thành tích vượt trội là Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ và Australia", JLL khẳng định.
Đối với Nhật Bản, mà cụ thể là Tokyo và Osaka, trong khi lợi suất ban đầu tương đối thấp, thì sức tăng trưởng tiền thuê và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là những yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ lợi tức đầu tư cao.
Ở Ấn Độ, Bangalore và Chennai cũng đạt được lợi nhuận cao nhờ lợi suất ban đầu cao, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng tiền thuê trong năm 2019 và nhờ sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tại các thị trường này.
Tại Australia, lợi nhuận ở khu vực trung tâm Sydney và Melbourne rất tốt, do tỷ lệ trống ở các thị trường này vẫn còn tương đối thấp.
Riêng Đông Nam Á, các thị trường mới nổi như TP.HCM, Hà Nội, Bangkok và Manila, ngoài lợi suất ban đầu cao, còn mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận đầu tư cao thông qua tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tăng trưởng tiền thuê, được hỗ trợ bởi đặc tính nhân khẩu học thuận lợi.
Trong quý cuối cùng của năm 2019, thị trường văn phòng TP.HCM đã chứng kiến giá thuê hạng A và B tăng vọt lên mức cao nhất thập kỷ, đạt 29,1 USD mỗi mét vuông. Điều này được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ và giá cho thuê cao hơn tại các văn phòng mới trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.
Ở thị trường Hà Nội, trong quý IV/2019, cả phân khúc hạng A và B đều ghi nhận lượng hấp thụ ròng tăng so với quý III/2019, cho thấy nguồn cầu của thị trường tiếp tục được giữ vững. Tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn thị trường tiếp tục tăng, đạt mức 93%, trong đó hạng A đạt mức 94%.
Trong 10 năm tới, JLL kỳ vọng nhu cầu về văn phòng sẽ tiếp tục tăng mạnh 8 - 10% mỗi năm tại TP.HCM và Hà Nội khi nền kinh tế phát triển. JLL hy vọng tỷ lệ dân số làm việc trong phân khúc dịch vụ sẽ tăng từ 30% lên 40% và tăng trưởng GDP hàng năm đạt 5,5 - 6,0%.
Chính điều này cung cấp cơ hội tuyệt vời phát triển xây dựng không gian văn phòng để phục vụ cho các công ty mới và nhu cầu mở rộng. Tuy nhiên, lợi nhuận trong năm 2020 được dự báo là thấp hơn so với năm 2019, vì tăng trưởng tiền thuê có thể chậm lại so với năm ngoái.
"Chúng tôi dự báo các thị trường ở Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận mạnh mẽ. Đông Nam Á dự kiến sẽ tiếp tục phát triển vượt trội, đặc biệt là Bangkok, Manila, TP.HCM và Hà Nội, nhờ vào các yếu tố kinh tế và nhân khẩu học thuận lợi", JLL nhận định.
Gia An
Theo Baodauthau.vn
Năm 2020, có cơ sở để kỳ vọng tỷ giá tiếp tục được điều hành theo cơ chế linh hoạt Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Toàn quốc Khối Kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn của Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, bước sang năm 2020, chúng ta có cơ sở để kỳ vọng tỷ giá tiếp tục được điều hành theo cơ chế linh hoạt. Đáng chú ý, với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, NHNN có...