Việt Nam và USAID triển khai chiến lược mới chấm dứt bệnh lao
USAID và Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) của Việt Nam mở rộng triển khai Chiến lược 2X với mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030.
Hôm 15/12, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) của Việt Nam mở rộng triển khai Chiến lược 2X của Bộ Y tế/CTCLQG nhằm phát hiện ca nhiễm lao với mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030.
2X là chiến lược mới trong chẩn đoán lao sử dụng x-quang ngực và xét nghiệm Genexpert – một phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện vi khuẩn lao.
Hội thảo “Hợp tác y tế hướng tới chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam – Áp dụng Chiến lược 2X”. (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ)
Tại hội thảo với chủ đề “Hợp tác y tế hướng tới chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam – Áp dụng Chiến lược 2X”, các đại biểu đã chia sẻ những thành quả và bài học chính trong việc thực hiện Chiến lược, bao gồm những thành tựu chính của Chương trình Chống lao Quốc gia hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao, kết quả của dự án Hỗ trợ kỹ thuật hướng tới chương trình phòng chống HIV và Lao bền vững (dự án USAID SHIFT) do USAID tài trợ thông qua Chiến lược 2X được triển khai tại 7 tỉnh dự án, kinh nghiệm triển khai từ các chương trình chống lao cấp tỉnh và chiến lược chống lao toàn diện sử dụng 2X của các tổ chức quốc tế.
Video đang HOT
Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Christopher Klein, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Giám đốc USAID Việt Nam Ann Marie Yastishock, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia Phó GS.TS Nguyễn Viết Nhung cùng đại diện từ CTCLQG, Bệnh viện Phổi trung ương, USAID, chương trình lao các tỉnh thành và các tổ chức quốc tế đã tham dự sự kiện.
Dự án USAID SHIFT hợp tác với Chương trình Chống lao Quốc gia đã triển khai thí điểm Chiến lược 2X một cách toàn diện tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng ở 18 huyện thuộc 7 tỉnh (Thái Bình, Nghệ An, An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Tây Ninh và Tiền Giang). Chiến lược 2X sẽ được nhân rộng ra 25 tỉnh thành trong tháng 12/2020. Địa điểm triển khai sẽ bao gồm các bệnh viện tuyến tỉnh (bệnh viện phổi và bệnh viện đa khoa) cũng như các trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện đa khoa huyện.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...