Việt Nam và Trung Quốc trao đổi về vấn đề trên Biển Đông
Vấn đề Biển Đông đã được hai bên trao đổi ở Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc vừa diễn ra tại Hà Nội.g
Hai bên đã nhấn mạnh yêu cầu cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước
Hôm nay, 27/6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.
Bên cạnh việc điểm lại tình hình hợp tác trên các mặt giữa hai nước kể từ Phiên họp lần trước đến nay, trao đổi và đưa ra phương hướng, trọng tâm các lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới, hai bên đã bàn về vấn đề trên Biển Đông.
Cụ thể, hai bên đã nhấn mạnh yêu cầu cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”.
Hai bên cũng trao đổi về vấn đề kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy các cơ chế đàm phán đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác trên biển đã thỏa thuận.
Nội dung trao đổi thiết lập cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, kiên trì thông qua trao đổi và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cũng đã được bàn đến tại phiên họp.
Đồng thời, hai bên đã trao đổi những vấn đề quan trọng như việc không hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Video đang HOT
Hai nước cũng bàn về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Trên cơ sở kết quả Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện 3 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, hai bên nhất trí tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Kết thúc Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chứng kiến lễ ký “Biên bản Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”…
Theo Soha News
Putin thăm Trung Quốc, chuyện Biển Đông lại nóng
Theo ông Andrei Denisov - Đại sứ Nga tại Bắc Kinh, tình hình ở Biển Đông, chí ít là những gì đang diễn ra vào lúc này, không làm cho quốc gia nào vui vẻ cả...
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin (bên phải).
Tổng thống Nga Putin sẽ chính thức bắt đầu thực hiện chuyến thăm Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 25/6 tới đây.
Thông tin trên đã được Cơ quan Báo chí Điện Kremlin chính thức đưa ra.
Theo chương trình của chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao Nga và Trung Quốc sẽ tiến hành thảo luận các bước đi cụ thể nhằm tiếp tục tăng cường mối quan hệ đối tác tin cậy lẫn nhau và bình đẳng giữa Nga và Trung Quốc, thảo luận các hình thức hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật và hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo.
"Trong chương trình nghị sự của các cuộc hội đàm, Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng sẽ đề cập đến các vấn đề then chốt trên trường quốc tế hiện nay, thảo luận hợp tác hai bên trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế đa phương và các tổ chức quốc tế cấp khu vực, trước hết là trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, BRICS (Brazil-Nga-Ấn Độ-Trung Quốc-Nam Phi), nhóm "G20", cũng như các vấn đề về thực hiện các thỏa thuận hai bên đã đạt được trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh SCO) (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải) được tổ chức ở Tashkent-Uzbekistan"- thông báo của Cơ quan Báo chí Điện Kremlin nêu rõ.
Về phần mình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Nga sẽ tiến hành hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường. Hai bên sẽ trao đổi các vấn đề trong quan hệ song phương, các vấn đề quốc tế và khu vực là mối quan tâm chung của hai bên. Lãnh đạo cấp cao hai bên dự kiến sẽ ký kết các hiệp định chính trị song phương và "chứng minh lễ ký kết các văn kiện về hợp tác thực tế giữa quốc hội và các cơ quan liên quan của hai bên".
"Trung Quốc hy vọng rằng chuyến thăm của Tổng thống Putin sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tin tưởng chiến lược và chính trị giữa hai bên, cũng như thúc đẩy hợp tác thực tế giữa hai nước. Bắc Kinh cũng mong chờ rằng chuyến thăm này của Tổng thống Putin cũng sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề an ninh quốc tế và thúc đẩy sự ổn định toàn cầu"- bà Hoa Xuân Oánh bổ sung.
Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Nga V.Putin vào ngày 25/6, Ria Novosti đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Nga ở Bắc Kinh, ông Andrei Denisov, trong đó ông đánh giá về quan hệ Nga-Trung và những nội dung sẽ được hai bên bàn thảo trong chuyến thăm này, trong đó sẽ có khoảng 30 thỏa thuận sẽ được ký kết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc trong thời gian gần đây tình hình ở Biển Đông trở nên căng thẳng. Theo quan điểm của ông, mối quan hệ với Nga có ý nghĩa như thế nào đối với Bắc Kinh trong bối cảnh đó?
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Denisov.
Đại sứ Andrei Denisov: Tôi có thể tin tưởng rằng, tình hình ở Biển Đông, chí ít là những gì đang diễn ra vào lúc này, không làm cho quốc gia nào vui vẻ cả. Hiện đang diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ đối với những chủ thể địa lý này hay chủ thể địa lý khác ở Biển Đông, cũng như trong vấn đề nhận diện hoạt động trên biển trong khu vực này, bao gồm quyền tự do hàng hải, việc tuân thủ những quy tắc này hay quy tắc khác trong việc thiết lập các ranh giới địa lý và không gian biển của các quốc gia khác nhau, cũng như các vấn đề khác nữa.
Cũng có thể thấy, yếu tố nhân tạo đóng vai trò quyết định trong căng thẳng tình hình ở Biển Đông. Ở mức độ không kém phần quan trọng, sự căng thẳng ở Biển Đông còn có liên quan đến sự dính líu của các quốc gia bên ngoài khu vực vào việc hóa giải tình hình ở vùng biển này.
Chính phủ một số nước trên thế giới bày tỏ sự nghi ngại, nếu không muốn nói là cáo buộc Trung Quốc, liên quan đến những hạn chế, nếu không muốn nói là nguy cơ, đe dọa quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, mà theo các chuyên gia Nga là nhân tạo, và không có liên quan tới một thực tế.
Thực tế đó là, Trung Quốc từ lâu đã đứng đầu thế giới về khối lượng ngoại thương so với tất cả các quốc gia trên thế giới, thậm chí vượt qua cả Mỹ về số lượng lớn trọng tải ngoại thương xuất khẩu cũng như nhập khẩu bằng đường biển, trong đó phần lớn đi qua Biển Đông. Do đó, Trung Quốc quan tâm không kém gì so với bất kỳ quốc nào khác, nếu không muốn nói là quan tâm nhiều hơn, tới viêc bảo đảm tự do hàng hải và không để xẩy ra cản trở hoạt động này.
Do đó, quan điểm của Nga liên quan tới những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông đã được tuyên bố rõ ràng. Quan điểm đó là logic và đã được xác định rất rõ: chúng tôi ủng hộ giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình giữa các nước tham gia các cuộc thảo luận này hay thảo luận khác. Bất kỳ sự dính líu nào từ bên ngoài, mà đôi khi được ngụy trang dưới những động cơ khác nhau như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, theo chúng tôi là không có tính chất xây dựng.
Trong khi tuyên bố quan điểm của mình, chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc bởi lẽ, theo nguyên tắc, chúng tôi không đứng về bất cứ bên nào trong những cuộc xung đột tương tự. Hơn nữa, các nước tham gia tranh chấp đều là những quốc gia hữu nghị với Nga và có ý nghĩa không kém phần quan trọng đối với chúng tôi.
Đối với Trung Quốc cũng như các thành viên khác trong cuộc tranh chấp, thì quan điểm của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng chính là ở chỗ, cơ sở nền tảng của quan điểm đó là không dựa một cách đơn thuần vào các quy chuẩn pháp lý quốc tế này hay pháp lý quốc tế khác, mà là tiếng nói có lý, là cách tiếp cận thận trọng, là tiếng nói của môt quốc gia hiểu quá rõ rằng, con đường giải quyết tranh chấp lãnh thổ phải là tạo ra các mối quan hệ giữa các nước có tranh chấp để có thể vượt qua mọi bất đồng, vượt ra khỏi khuôn khổ nhu cầu phát triển mối quan hệ láng giềng thân thiện.
Đó là quan điểm của chúng tôi và quan điểm đó dĩ nhiên được Trung Quốc cũng như tất cả các quốc gia thành viên trong cuộc tranh chấp này chấp nhận.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ria Novosti và tờ "Gazeta".
Đức Dũng
Theo Infonet
Tình hình Biển Đông sẽ thay đổi ra sao sau khi tòa ra phán quyết Căng thẳng có thể gia tăng và tiềm ẩn nguy cơ xung đột nhỏ trên Biển Đông khi Tòa Trọng tài thường trực ra phán quyết về vụ kiện "đường lưỡi bò". Tàu Trung Quốc huấn luyện tại gần đảo Hải Nam ở Biển Đông. Ảnh: AP Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague dự kiến sắp ra phán quyết về...